Với giải sách bài tập Lịch sử 8 Bài 7: Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch sử 8. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Lịch sử 8 Bài 7: Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII
Bài 1 trang 28 SBT Lịch Sử 8: Em hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng.
Câu 1 trang 28 SBT Lịch Sử 8: Sự mục nát của chính quyền Đàng Ngoài đã dẫn đến những hậu quả như
A. tăng thuế sơn, thuế vải, thuế cá, thuế muối.
B. cung vua đánh nhau với phủ chúa.
C. dân phiêu tán, dắt díu đi kiếm ăn đầy đường.
D. cuộc sống cùng cực, nông dân Đàng Ngoài vùng lên khởi nghĩa chống lại chính quyền.
Lời giải:
Đáp án đúng là D
A. Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương.
B. Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu.
C. Khởi nghĩa Hoàng Công Chất.
D. Khởi nghĩa Lê Duy Mật.
Lời giải:
Đáp án đúng là B
A. khuyến khích khai hoang, cho dân lưu tán trở về quê.
B. xá thuế 3 năm liền cho nhân dân yên tâm canh tác.
C. cấp tiền, thóc giống và nông cụ cho nông dân.
D. bãi bỏ một số loại thuế.
Lời giải:
Đáp án đúng là A
A. Chính quyền đã hao người, tốn của để đàn áp các cuộc khởi nghĩa.
B. Các cuộc khởi nghĩa đã làm lung lay chính quyền “vua Lê - chúa Trịnh”
C. Việc quá ưu ái quân đội đánh dẹp đã tạo nên nguy cơ nhũng nhiễu từ bên trong.
D. Chính quyền Đàng Ngoài không còn khả năng khôi phục lại sự hưng thịnh.
Lời giải:
Đáp án đúng là B
Lời giải:
Tên nhân vật: LÊ DUY MẬT
|
Tiểu sử: - Chưa rõ năm sinh, mất vào năm 1770. - Xuất thân: hoàng tộc nhà Lê (là con thứ của vua Lê Dụ Tông) |
Thời gian khởi nghĩa: 1738 - 1770 |
|
Địa bàn hoạt động: chủ yếu ở khu vực Thanh Hóa |
|
Cuộc khởi nghĩa của Lê Duy Mật đã phản ánh: sự mục rỗng, suy thoái của chính quyền chúa Trịnh ở Đàng Ngoài. |
Bài 3 trang 29 SBT Lịch Sử 8: Khai thác thông tin trong bài và tư liệu 7.4 SGK trang 39, em hãy trả lời các câu hỏi dưới đây:
Lời giải:
Trước làn sóng đấu tranh của nông dân, chính quyền Đàng Ngoài đã thực hiện một số chính sách như: khuyến khích khai hoang, cho nông dân lưu tán trở về quê,…
Câu 2 trang 29 SBT Lịch Sử 8: Vì sao những chính sách ấy chỉ mang tính chất đối phó?
Lời giải:
Những chính sách của chính quyền chúa Trịnh chỉ mang tính chất đối phó vì: chính quyền chúa Trịnh không tiến hành một cuộc cải cách sâu rộng để phát triển đất nước mà chỉ ban hành những chính sách nhỏ giọt, nhằm xoa dịu sự bất bình trong dân chúng.
Câu 3 trang 29 SBT Lịch Sử 8: Các cuộc khởi nghĩa Đàng Ngoài trong thế kỉ XVIII phản ánh điều gì?
Lời giải:
Các cuộc khởi nghĩa Đàng Ngoài trong thế kỉ XVIII đã phản ánh:
+ Sự suy yếu, khủng hoảng của chính quyền chúa Trịnh.
+ Sức mạnh to lớn của quần chúng dn, đặc biệt là nông dân.
Xem thêm các bài giải Sách bài tập Lịch sử lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 6: Kinh tế, văn hoá và tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII
Bài 7: Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII
Bài 9: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc
Bài 10: Công xã Pa-ri (năm 1871)
Bài 11: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác
Lý thuyết Lịch Sử 8 Bài 7: Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ VIII
1. Một số nét chính của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ VIII
- Giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Ngoài khủng hoảng trầm trọng:
+ Vua Lê bạc nhược, chúa Trịnh chỉ biết thu thuế và bóc lột nhân dân.
+ Sản xuất nông nghiệp đình đốn, thủ công nghiệp ngày càng sa sút, các đô thị suy tàn.
- Cuộc sống cùng cực, nông dân Đàng Ngoài vùng lên khởi nghĩa chống lại chính quyền.
2. Tác động của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài đối với xã hội Đại Việt thế kỉ XVIII
- Phong trào nông dân Đàng Ngoài kéo dài hàng chục năm, bắt chính quyền thực hiện các chính sách khuyến khích khai hoang và cho nông dân lưu tán trở về quê.
- Mặc dù các cuộc khởi nghĩa đều thất bại nhưng ý chí đấu tranh của nghĩa quân đã làm lung lay chính quyền “vua Lê - chúa Trịnh".