Vì sao Lý Thường Kiệt chủ trương “tiên phát chế nhân”? Em có suy nghĩ gì về việc quân nhà Lý chủ động tấn công sang đất Tống

1.4 K

Với giải 1 trang 29 SBT Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 7: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1945) giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Sử 11. Mời các bạn đón xem:

Sách bài tập Lịch sử 11 Bài 7: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1945)

1 trang 29 SBT Lịch Sử 11: Vì sao Lý Thường Kiệt chủ trương “tiên phát chế nhân”? Em có suy nghĩ gì về việc quân nhà Lý chủ động tấn công sang đất Tống?

Lời giải:

- Với việc đánh giá, phân tích tình hình trước thế địch mạnh, Lý Thường Kiệt cho rằng: “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước để chặn mũi nhọn của chúng”. Ông chủ trương “tiên phát chế nhân”, sử dụng hơn 10 vạn quân tinh nhuệ, bất ngờ mở cuộc tiến công bằng cả đường thủy và đường bộ sang phía Nam đất Tống, nhanh chóng tiêu diệt các đồn, trại của giặc, triệt phá các căn cứ quân sự, hậu cần quan trọng ở dọc biên giới từ cửa biển Khâm Châu, Liêm Châu cho tới thành Ung Châu.

- Việc quân nhà Lý chủ động tấn công sang đất Tống đã:

+ Khiến quân Tống rơi vào thế bị động.

+ Xây dựng tư tưởng, củng cố quyết tâm cho binh sĩ vượt qua mọi khó khăn, thử thách để đánh bại quân thù.

+ Trên đường tiến quân, do nắm chắc tình hình và hiểu được tâm lý bất mãn của người dân nước Tống với các cuộc chiến tranh kéo dài liên miên với các nước Liêu, Hạ, cùng với chế độ đàn áp, bóc lột hà khắc của vua quan triều Tống, Lý Thường Kiệt đã cho niêm yết và phân phát rộng rãi Phạt Tống Lộ bố văn để tố cáo tội ác của vua quan nhà Tống, âm mưu gây chiến tranh, nô dịch Đại Việt và nói rõ mục đích cuộc tiến quân của ta sang đất Tống là đánh bọn thống trị tàn ác; là hành động tự vệ chính đáng của quân dân Đại Việt. Đây thực sự là một kế sách đúng đắn, sáng tạo, sự nhạy bén, sắc sảo của Bộ thống soái triều Lý khi sử dụng hiệu quả biện pháp tác động trực tiếp vào tư tưởng, tinh thần của người dân nước Tống.

Đánh giá

0

0 đánh giá