Hoàn thành bảng thể hiện đặc điểm điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội

325

Với giải Câu 4 trang 81 SBT Địa lí lớp 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 26: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa lí 11. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Địa lí lớp 11 Bài 26: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc

Câu 4 trang 81 SBT Địa lí 11Hoàn thành bảng thể hiện đặc điểm điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội.

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Đặc điểm

Ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội

 

 

 

Lời giải:

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Đặc điểm

 

Ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội

 

1. Địa hình và đất

 

- Địa hình rất đa dạng; trong - đó núi, sơn nguyên, cao nguyên chiếm hơn 70% diện tích lãnh thổ. Miền Đông có địa hình chủ yếu là đồng bằng và đồi núi thấp. Các đồng bằng châu thổ có đất phù sa màu mỡ; đồi núi thấp, chủ yếu là đất feralit.

- Miền Tây tập trung nhiều dãy núi cao, sơn nguyên, cao nguyên, bồn địa và hoang mạc; địa hình hiểm trở và chia cắt mạnh. Loại đất phổ biến là đất xám hoang mạc và bán hoang mạc.

- Miền Đông thuận lợi cho sản xuất nông - nghiệp: trồng cây lương thực ở các đồng bằng; cây công nghiệp, cây ăn quả nhiệt đới và cận nhiệt ở các vùng đồi núi thấp.

 

- Miền Tây nhìn chung điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho sản xuất, chủ yếu là trồng rừng và trên các cao nguyên có thể phát triển đồng cỏ chăn nuôi gia súc.

 

2. Khí hậu

- Phần lớn lãnh thổ Trung Quốc có khí hậu ôn đới, phần phía nam có khí hậu cận nhiệt.

- Miền Đông có khí hậu gió mùa.

- Miền Tây có khí hậu ôn đới - lục địa khắc nghiệt. Ở các vùng núi và cao nguyên cao ở miền Tây có kiểu khí hậu núi cao.

Miền Đông có khí hậu ôn hoà, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và cư trú hơn miền Tây, song mưa tập trung vào mùa hạ gây lũ lụt ở hạ lưu một số sông, ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất.

 

3. Sông, hồ

- Đa số các sông đều bắt nguồn từ vùng núi phía tây và chảy ra các biển ở phía đông.

- Các hồ lớn như: Động Đình, Phiên Dương,... là những hồ nước ngọt; các hồ nước mặn: Thanh Hải, Thiên Đường,...

- Ở miền Tây, sông có tiềm năng thuỷ điện. Ở miền Đông, sông cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, giao thông đường thuỷ.

- Các hồ nước ngọt có giá trị về thuỷ lợi và du lịch, các hồ nước mặn thích hợp cho phát triển du lịch.

4. Sinh vật

- Rừng tự nhiên tập trung phần lớn ở miền Đông. Miền Tây chủ yếu là hoang mạc, bán hoang mạc và thảo nguyên; phía nam cao nguyên Tây Tạng có rừng lá kim.

- Hệ động vật rất phong phú, trong đó nhiều loài đặc hữu và quý hiếm, có giá trị lớn về nguồn gen.

Rừng cung cấp nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến gỗ; thảo nguyên ở miền Tây được sử dụng để chăn nuôi gia súc.

5. Khoảng sản

Trung Quốc có gần 150 loại khoáng sản, trong đó nhiều loại có giá trị kinh tế cao và có trữ lượng lớn.

 

Cơ sở để phát triển nhiều ngành công nghiệp và phục vụ xuất khẩu.

 

6. Biển

Tài nguyên khoáng sản biển: dầu mỏ, khí tự nhiên,...; nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao; ven biển có nhiều vũng vịnh; một số vùng biển, bờ biển, đảo có phong cảnh đẹp.

Phát triển tổng hợp kinh tế biển.

 

Đánh giá

0

0 đánh giá