Lý thuyết Địa lí 7 Bài 7 (Cánh diều 2024): Bản đồ chính trị Châu Á. Các khu vực Châu Á

5.4 K

Với tóm tắt lý thuyết Địa lí lớp 7 Bài 7: Bản đồ chính trị Châu Á. Các khu vực Châu Á sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Địa lí 7.

Địa lí lớp 7 Bài 7: Bản đồ chính trị Châu Á. Các khu vực Châu Á

Video giải Địa lí 7 Bài 7: Bản đồ chính trị Châu Á. Các khu vực Châu Á - Cánh diều

A. Lý thuyết Địa lí 7 Bài 7: Bản đồ chính trị Châu Á. Các khu vực Châu Á

I. Bản đồ chính trị châu Á

Bản đồ chính trị châu Á

II. Đặc điểm tự nhiên các khu vực của châu Á

1. Khu vực Đông Á

- Gồm hai bộ phận lục địa và hải đảo.

+ Phía tây lục địa là hệ thống núi, cao nguyên xen kẽ bồn địa, hoang mạc,phía đông là vùng đồi, núi thấp, đồng bằng rộng, bằng phẳng.

+ Hải đảo có những dãy núi  uốn nếp trẻ, xen kẽ các cao nguyên, thường xuyên xảy ra động đất, núi lửa.

- Khí hậu phân hóa từ bắc xuống nam, tây sang đông.

- Thực vật đa dạng: rừng lá kim, thảo nguyên rộng lớn, rừng lá rộng cận nhiệt.

- Có nhiều sông lớn: Trường Giang, Hoàng Giang, Tây Giang…

- Là nơi tập trung nhiều mỏ khoáng sản: than, sắt, dầu mỏ,...Nguồn hải sản phong phú.

Vùng chân núi Hi-ma-lay-a trên sơn nguyên Tây Tạng

2. Khu vực Đông Nam Á

- Gồm Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.

+ Đông Nam Á lục địa địa hình đồi núi là chủ yếu, các dãy núi có độ cao trung bình, chạy theo hướng bắc- nam, tây bắc- đông nam, các đồng bằng phù sa phân bố ở hạ lưu các con sông.

+ Đông Nam Á hải đảo có những dãy núi trẻ, thường xuyên xảy ra động đất, núi lửa.

Hình ảnh núi lửa phun trào ở In-đô-nê-xi-a

- Khí hậu:

+ Đông Nam Á lục địa có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông nhiệt độ hạ thấp, mưa nhiều vào mùa hạ.

+ Đông Nam Á hải đảo có khí hậu xích đạo nóng , mưa đều quanh năm.

- Thực vật chủ yếu là rừng nhiệt đới ẩm, rừng thưa, xa-van.

- Mạng lưới sông ngòi phát triển, nhiều sông lớn: Mê Công, Mê Nam.

- Có nhiều khoáng sản: thiếc, đồng, than, dầu mỏ…

3. Khu vực Nam Á

- Có ba dạng địa hình chính.

+ Hệ thống núi Hi-ma-lay-a nằm ở phía bắc với nhiều đỉnh cao trên 8000m.

+ Ở giữa là đồng bằng Ấn-Hằng.

+ Phía nam là sơn nguyên Đê-can.

Sản cuất nông nghiệp tại đồng bằng sông Ấn

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa mưa và khô rõ rệt. Nơi đón gió mùa hạ  có lượng mưa lớn, nơi khuất gió, nằm sâu trong nội địa có lượng mưa nhỏ, trên dãy Hi-ma-lay-a quanh năm có tuyết phủ.

- Thực vật là rừng nhiệt đới ẩm, rừng thưa và xa-van, cây bụi.

- Có nhiều hệ thống sống lớn: sông Ấn, sông Hằng.

- Giàu khoáng sản: than, sắt, đồng, dầu mỏ,..

4. Khu vực Tây Nam Á

- Địa hình:

+ Núi và sơn nguyên chiếm phần lớn diện tích.

+ Phía bắc có nhiều dãy núi cao chạy từ bờ Địa Trung Hải nối hệ thống An-pơ với Hi-ma-lay-a, bao quanh sơn nguyên I-ran và sơn nguyên A-na-tô-ni.

+ Phía nam là sơn nguyên chiếm phần lớn diện tích bán đảo A-rap. Ở giữa là đồng bằng Lưỡng Hà.

- Khí hậu khô hạn.

+ Lượng mưa trung bình năm khoảng 200-250mm.

+ Mùa hạ nóng và khô, mùa đông khô và lạnh.

- Thực vật là rừng lá cứng địa trung hải, thảo nguyên.

- Sông ngòi kém phát triển, sông ngắn, ít nước.

- Khoáng sản:

+ 1/2 lượng dầu mỏ trên thế giới tập trung ở Tây Nam Á.

+ Dầu mỏ và khí đốt đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của khu vực.

Khai thác dầu tại Tây Nam Á

5. Khu vực Trung Á

- Nằm sâu trong nội địa với nhiều dạng địa hình.

+ Các dãy núi cao đồ sộ nằm ở phía đông nam: Thiên Sơn, Pa-mi-a,...

+ Đồng bằng, hoang mạc nằm ở phía tây.

- Khí hậu khô hạn, mùa hạ nóng, mùa đông lạnh, thỉnh thoảng có tuyết rơi.

- Sông ngòi kém phát triển, hai sông lớn nhất: Xưa Đa-ri-a, A-mu Đa-ri-a.

- Hoang mạc phát triển trên phần lớn  diện tích, khu vực phía bắc  và ven hồ A-ran có các thảo nguyên rộng lớn.

- Dầu mỏ và khí đốt có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế của khu vực.

Hình ảnh một phần biển chết

B. Bài tập trắc nghiệm Địa lí 7 Bài 7: Bản đồ chính trị Châu Á. Các khu vực Châu Á

Câu 1. Phần lớn diện tích Trung Á là địa hình nào?

A. Đồng bằng

B. Hoang mạc

C. Núi cao hiểm trở.

D. Sơn nguyên.

Đáp án đúng là: B

Phần lớn diện tích Trung Á có khí hậu hoang mạc ( SGK -110)

Câu 2. Nguyên nhân sâu xa gây nên tình trạng mất ổn định của khu vực Tây Nam Á?

A. Tôn giáo và các thế lực thù địch chống phá.

B. Tranh giành đất đai và nguồn nước

C. Dầu mỏ và vị trí địa chính trị quan trọng

D. Xung đột dai dằng giữa người Ả-rap và người Do Thái.

Đáp án đúng là: B

Nguyên nhân sâu xa gây nên tình trạng mất ổn định của khu vực Tây Nam Á là dầu mỏ (trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới) và vị trí địa chính trị quan trọng (cầu nối quan trọng giũa các châu lục trên thế giới).

Câu 3. Các quốc gia ở khu vực Đông Á chịu ảnh hưởng nặng nề của các thiên tai động đất, núi lửa vì

A. hoạt động của các đập thủy điện.

B. ảnh hưởng của hoạt đông của con người.

C. nằm ở nơi tiếp xúc của các mảng kiến tạo

D. ảnh hưởng từ các hoạt động dưới đáy biển.

Đáp án đúng là: C

Các quốc gia ở khu vực Đông Á chịu ảnh hưởng nặng nề của các thiên tai động đất, núi lửa vì nằm ở nơi tiếp xúc của các mảng kiến tạo nên cấu tạo địa chất khu vực này không bền vững.

Câu 4. Con sông nào là ranh giới tự nhiên giữa Trung Quốc và Nga?

A. Hoàng Hà.        

B. Trường Giang.    

C. Amua.     

D. Lan Thương.

Đáp án đúng là: C

Ranh giới tự nhiên giữa Trung Quốc và Nga là dòng sông A-mua

Câu 5. Lãnh thổ phía Tây Trung Quốc có nguồn thủy năng dồi dào, KHÔNG PHẢI do nguyên nhân nào?

A. Có nhiều hệ thống núi, cao nguyên đồ sộ.

B. Nhiều hệ thống sông lớn chảy qua.

C. Các sông có lưu lượng nước lớn.

D. Nhu cầu về điện của con người lớn.

Đáp án đúng là: D

Lãnh thổ phía Tây Trung Quốc có nguồn thủy năng dồi dào vì có nhiều hệ thông núi, cao nguyên đồ sộ và mạng lưới sông ngòi phát triển mạnh

Câu 6. Khu vực Đông Á gồm các quốc gia nào?

A. Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên.

B. Nhật Bản, Việt Nam, Hàn Quốc, Triều Tiên.

C. Nhật Bản, Mông Cổ, Trung Quốc, Hàn Quốc.

D. Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc, Mông Cổ.

Đáp án đúng là: A

Khu vực Đông Á có 4 quốc gia: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên. (Hình 7.1; SGK – 107)

Câu 7. Phần phía tây khu vực Đông Á chủ yếu là dạng địa hình nào?

A. Đồng bằng, núi thấp

B. Núi già, sơn nguyên.

C. Bồn địa, hoang mạc.

D. Núi cao và đồng bằng.

Đáp án đúng là: A

Phần phía tây khu vực Đông Á chủ yếu là dạng địa hình núi cao và sơn nguyên xen kẽ bồn địa và hoang mạc (SGK – 108)

Câu 8. Phần lớn lãnh thổ Nam Á năm trong khí hậu gì?

A. Ôn đới gió mùa.

B. Ôn đới hải dương.

C. Nhiệt đới khô.

D. Nhiệt đới gió mùa.

Phần phía tây khu vực Đông Á chủ yếu là dạng địa hình

Đáp án đúng là: D

Phần lớn lãnh thổ Nam Á nằm trong khí hậu nhiệt đới gió mùa (SGK – 109)

Câu 9. Khu vực Tây Nam Á có mạng lưới sông ngòi kém phát triển với hai hệ thống sông lớn là

A. Ti-grơ và Ơ-phrat                  

B. Obi và Ơ-phrat

C. Obi và Ti-grơ                        

D. Ơ-phrat và Amua

Đáp án đúng là: A

Khu vực Tây Nam Á có mạng lưới sông ngòi kém phát triển với hai hệ thống sông lớn là: Ti-grơ và Ơ-phrat (SGK-109)

Câu 10. Tây Nam Á có trữ lượng loại khoáng sản nào lớn nhất?

A. Than đá.

B. Dầu mỏ.

C. Bôxit

D. Sắt.

Đáp án đúng là: B

Khu vực Tây Nam Á có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới (SGK -109)

Câu 11. Cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc chỉ có ở phía tây bắc khu vực Nam Á vì

A. khu vực này thiếu kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa.

B. khu vực này có đường Chí tuyến Bắc chạy qua.

C. khu vực này thảm thực vật phát triển mạnh.

D. khu vực này có khí hậu khô hạn, nhiệt độ cao, ít mưa.

Đáp án đúng là: D

Cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc chỉ có ở phía tây bắc khu vực Nam Á vì khu vực này có khí hậu khô hạn, nhiệt độ cao, ít mưa.

Câu 12. Khu vực Nam Á có cùng vĩ độ với Việt Nam nhưng lại có mùa đông ấm hơn vì

A. khu vực Nam Á có đường bờ biển dài hơn.

B. khu vực Nam Á có dạng hình khối còn lãnh thổ Việt Nam có bề ngang hẹp.

C. khu vực Nam Á chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam.

D. dãy Himalaya cao nên có tác dụng chắn khối không khí lạnh từ Trung Á xuống.

Đáp án đúng là: D

Khu vực Nam Á có cùng vĩ độ với Việt Nam nhưng lại có mùa đông ấm hơn vì dãy Himalaya cao nên có tác dụng chắn khối không khí lạnh từ Trung Á xuống.

Câu 13. “Cách mạng trắng” trong nông nghiệp của Ấn Độ là tập trung tăng nhanh sản lượng

A. cây công nghiệp.      

B. gạo.         

C. cây ăn quả.        

D. sữa.

Đáp án đúng là: D

Ấn Độ có hai cuộc cách mạng trong nông nghiệp đưa nền nông nghiệp phát triển đó là cách mạng xanh và cách mạng trắng. Trong đó “Cách mạng trắng” trong nông nghiệp của Ấn Độ là tập trung tăng nhanh sản lượng sữa.

Câu 14. Núi Phú Sĩ là cảnh đẹp thuộc khu vực nào của châu Á?

A. Đông Á.

B. Tây Nam Á.

C. Trung Á.

D. Nam Á.

Đáp án đúng là: A

Núi Phú Sĩ là cảnh đẹp nổi tiếng của đất nước Nhật Bản thuộc khu vực Đông Á.

Câu 15. Quan sát Bản đồ châu Á (hình 7.1 SGK – 107) cho biết châu Á được chia thành bao nhiêu khu vực?

A. 3.

B. 4

C. 5

D. 6

Đáp án đúng là: C

Châu Á gồm 5 khu vực: Đông Á, Trung Á, Đông Nam Á, Tây Nam Á, Nam Á.

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Địa lí 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 6: Đặc điểm dân cư xã hội Châu Á

Bài 9: Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên của Châu Phi

Bài 10: Đặc điểm dân cư, xã hội Châu Phi

Bài 11: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên

Đánh giá

0

0 đánh giá