Với tóm tắt lý thuyết Địa lí lớp 7 Bài 11: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Địa lí 7.
Địa lí lớp 7 Bài 11: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên
Video giải Địa lí 7 Bài 11: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên - Cánh diều
A. Lý thuyết Địa lí 7 Bài 11: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên
I. Khai thác thiên nhiên ở môi trường xích đạo ẩm
- Môi trường xíc đạo ẩm gồm bồn địa Công-gô và vùng duyên hải phía bắc vịnh Ghi-nê.
- Khí hậu nóng, mưa nhiều, đất đai màu mỡ, rừng rậm chiếm diện tích lớn động thực vật phong phú, nhiều khoáng sản có giá trị.
- Tuy nhiên sự suy gioảm diện tích rừng, đất đai bị thoái hóa và ô nhiễm môi trường đang là trở ngại lớn đối với người dân sống ở môi trường này.
Khai thác và chế biến dầu mỏ ở Ni-giê-ri-a
II. Khai thác thiên nhiên ở môi trường nhiệt đới
- Môi trường nhiệt đới châu Phi phân bố ở phía bắc và phía nam môi trường xích đạo.
- Ở phía bắc lượng mưa ít, thời kì khô hạn kéo dài, xa-van phát triển.
- Ở phía nam, khí hậu ẩm và dịu hơn, phía đông quanh năm nóng ẩm mưa nhiều. Có một số khoáng sản có giá trị: vàng, đồng, chì,…
- Khu vực khô hạn người dân trồng kê, chăn nuôi dê, cừu
- Khu vực mưa nhiều trồng cây ăn quả , cây công nghiệp xuất khẩu, chăn nuôi gia súc
- Để bảo vệ các loài sinh vật, nhiều quốc gia đã thành lập vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.
Vườn quốc gia Se-ren-gen ở Tan-da-ni-a
III. Khai thác thiên nhiên ở môi trường hoang mạc
- Môi trường hoang mạc gồm:
+ Hoang mạc Xa-ha-ra ở phía bắc
+ Hoang mạc Ca-la-ha-ri, Na-mip ở phía nam.
- Đặc điểm của môi trường này là khô hạn, lượng mưa ít, bề mặt chủ yếu là sỏi đá, động vật nghèo nàn. Một số khoáng sản có trữ lượng lớn, đặc biệt là dầu mỏ
- Con người ở môi trường hoang mạc đã khai thác tài nguyên nước, sinh vật để phát triển chăn nuôi du mục, tại các ốc đảo người dân trồng chà là, cam, chanh,..
Cây chà là được trồng trong các ốc đảo
- Tuy nhiên, các quốc gia châu Phi đang phải đối mặt với tình trạng hoang mạc hóa.
- Giải pháp hạn chế tình trạng này là sự hợp tác của các quốc gia trong việc xây dựng “Bức tường xanh vĩ đại”.
IV. Khai thác thiên nhiên ở môi trường địa trung hải
- Môi trường địa trung hải: phân bố thành dải hẹp ở vùng cực Bắc và cực Nam châu Phi.
- Người dân trồng cây ăn quả cận nhiệt: nho, ô liu, cam,.. cây lương thực: lúa mì, ngô. Người dân tiến hành khai thác và xuất khẩu phốt phát, khí đốt, dầu mỏ.
- Tuy nhiên tình trạng hoang mạc hóa đang là thách thức lớn đối với các quốc gia ở môi trường này.
Rừng cây bụi gai ở Cộng hòa Nam Phi, thuộc môi trường địa trung hải
B. Bài tập trắc nghiệm Địa lí 7 Bài 11: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên
Câu 1. Hoang mạc nào lớn nhất ở châu Phi?
A. Hoang mạc Xa-ha-ra.
B. Hoang mạc Ca-la-ha-ri.
C. Hoang mạc Na-mip.
D. Hoang mạc Gô-bi.
Đáp án: A
Giải thích:
- Hoang mạc Xa-ha-ra là hoang mạc nằm ở Bắc Phi có diện tích lớn nhất trên thế giới, khí hậu khô hạn, sinh vật nghèo nàn.
Câu 2. Tại các ốc đảo trong môi trường hoang mạc cây trồng nào được phát triển chủ yếu?
A. Cà phê và cao su.
B. Cam, chanh, lúa mạch.
C. Lúa mì, mía.
D. Cọ dầu, cao su.
Đáp án: B
Giải thích:
- Tại các ốc đảo người dân trồng nhiều chà là, cam, chanh, lúa mạch (SGK trang 122)
Câu 3. Hình thức chăn nuôi chủ yếu trong môi trường hoang mạc là gì?
A. Hình thành vùng chuyên canh.
B. Xây dựng các trang trại có quy mô lớn.
C. Chăn thả
D. Du mục
Đáp án: D
Giải thích:
- Con người ở môi trường hoang mạc đã khai thác tài nguyên nước, sinh vật để phát triển chăn nuôi du mục (SGK trang 122)
Câu 4. “Bức tường xanh vĩ đại” của các quốc gia châu Phi kéo dài bao nhiêu km?
A. 8000km.
B. 10000km.
C. 12000km.
D. 15000km.
Đáp án: A
Giải thích:
- “Bức tường xanh vĩ đại” rộng 15km, dài 8000km, phù hợp 700 triệu ha đất khô cằn, nơi sinh sống của trên 230 triệu người (SGK trang 122)
Câu 5. Để hạn chế tình trạng hoang mạc hóa ở môi trường châu Phi các quốc gia châu Phi cần phải làm gì?
A. Xây dựng các hệ thống thủy lợi.
B. Vứt rác đúng nơi quy định.
C. Sử dụng tiết kiệm và hạn chế tài nguyên nước.
D. Xây dựng “bức tường xanh vĩ đại”
Đáp án: D
Giải thích:
- Nhiều giải pháp để hạn chế tình trạng này đã được đưa ra, đặc biệt sự hợp tác của các quốc gia trong việc xây dưng “bức từng xanh vĩ đại” (SGK trang 122)
Câu 6. Môi trường xích đạo ẩm ở châu Phi phân bố chủ yếu ở đâu?
A. Bồn địa Công-gô và vùng duyên hải phía bắc vịnh Ghi-nê.
B. Phía bắc và phía nam môi trường xích đạo.
C. Hoang mạc Xa-ha-ra ở phía bắchoang mạc Ca-la-ha-ri và Na-mip ở phía nam.
D. Dải hẹp ở vùng cực Bắc và cực Nam châu Phi.
Đáp án: A
Giải thích:
- Môi trường xích đạo ẩm châu Phi bao gồm bồn địa Công-gô và vùng duyên hải phía bắc vịnh Ghi-nê (SGK trang 120)
Câu 7. Khó khăn lớn nhất của môi trường xích đạo ẩm là gì?
A. Diện tích hoang mạc đang mở rộng.
B. Ô nhiễm môi trường.
C. Chặt phá rừng và buôn bán động vật trái phép.
D. Suy giảm diện tích rừng, đất đai bị thoái hóa và ô nhiễm môi trường.
Đáp án: D
Giải thích:
- Sự suy giảm diện tích rừng, đất đai bị thoái hóa và ô nhiễm môi trường là trở ngại lớn nhất cho người dân sống ở môi trường này (SGK trang 120)
Câu 8. Những loại khoáng sản nào nổi bật ở môi trường nhiệt đới?
A. Vàng, dầu mỏ, quặng sắt, phốt phát.
B. Vàng, đồng, chì.
C. Dầu mỏ, khí tự nhiên.
D. Phốt phát, dầu mỏ, khí đốt.
Đáp án: B
Giải thích:
- Khoáng sản có giá trị ở môi trường nhiệt đới như: vàng, đồng, chì (SGK trang 121)
Câu 9. Ở môi trường nhiệt đới những vùng khô hạn khai thác thiên nhiên như thế nào?
A. Trồng lúa mì và cây ăn quả nhiệt đới.
B. Trồng kê và chăn nuôi dê, cừu.
C. Chăn nuôi dê, cừu, bò.
D. Vùng chuyên canh cà phê, ca cao, cao su, cọ dầu.
Đáp án: B
Giải thích:
- Do phụ thuộc vào lượng mưa và chế độ mưa, tại những khu vực khô hạn , người dân chủ yếu trồng kê, chăn nuôi dê, cừu,…(SGK trang 121)
Câu 10. Môi trường hoang mạc có đặc điểm khí hậu gì nổi bật?
A. Mưa ít, tập trung trong các ốc đảo.
B. Khô hạn , lượng mưa ít.
C. Mưa tập trung vào mùa thu đông.
D. Khí hậu khắc nhiệt, nhiệt độ thấp.
Đáp án: B
Giải thích:
- Môi trường hoang mạc nổi bật khô hạn, lượng mưa ít (SGK trang 121)
Câu 11. Để bảo vệ các loài sinh vật, các quốc gia châu Phi đã làm gì?
A. Trồng rừng.
B. Nhân giống các loài sinh vật quý hiếm.
C. Thành lập các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên.
D. Xử lí nghiêm các hành vi săn bắt và buôn bán động vật trái phép.
Đáp án: C
Giải thích:
- Để bảo vệ các loài sinh vật các quốc gia đã thành lập các “ xavan công viên” các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên (SGK trang 121)
Câu 12. Khó khăn lớn nhất của môi trường địa trung hải khi khai thác thiên nhiên là gì?
A. Cạn kiệt nguồn tài nguyên khoáng sản.
B. Thiếu nước sạch trong sinh hoạt và tưới tiêu.
C. Ô nhiễm môi trường.
D. Hoang mạc hóa.
Đáp án: D
Giải thích:
- Tuy nhiên, tình trạng hoang mạc hóa cũng đang là thách thức lớn đối với các quốc gia ở môi trường địa trung hải (SGK trang 123)
Câu 13. Việc xây dựng “ bức tường xanh vĩ đại” có vai trò như thế nào đối với các quốc gia của môi trường hoang mạc ở châu Phi?
A. Bảo vệ các loài sinh vật quý hiếm.
B. Cải tạo hoang mạc thành đồng ruộng để trồng trọt.
C. Bảo vệ và chống lại tình trạng hoang mạc hóa, biến đổi khí hậu.
D. Tạo nơi ở mới cho các quốc gia đông dân ở châu Phi.
Đáp án: C
Giải thích:
- “Bức tường xanh vĩ đại” trở thành vành đai bảo vệ và chống lại tình trạng hoang mạc hóa, biến đổi khí hậu, suy thoái môi trường (SGK trang 122)
Câu 14. Khí hậu môi trường xích đạo ẩm có đặc điểm gì?
A. Nóng, mưa nhiều.
B. Mưa ít, có thời kì khô hạn kéo dài.
C. Khô hạn, lượng mưa ít.
D. Phân hóa mùa mưa, mùa khô rõ rệt.
Đáp án: A
Giải thích:
- Môi trường xích đạo ẩm có khí hậu nóng, mưa nhiều, đất đai màu mỡ (SGK trang 120)
Câu 15. Ở những vùng khô hạn ở môi trường nhiệt đới, khai thác thiên nhiên phụ thuộc những yếu tố nào?
A. Hệ thống tưới tiêu nước và mùa mưa.
B. Phụ thuộc lượng mưa và chế độ mưa.
C. Phụ thuộc nhiệt độ và lượng mưa.
D.Thoái hóa đất và khan hiếm nước.
Đáp án: B
Giải thích:
- Do phụ thuộc vào lượng mưa và chế độ mưa, tại những khu vực khô hạn, người dân chủ yếu trồng kê (SGK trang 121)
Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Địa lí 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 10: Đặc điểm dân cư, xã hội Châu Phi
Bài 13: Vị trí địa lý, phạm vi và việc phát kiến ra Châu Mỹ
Bài 14: Đặc điểm tự nhiên Bắc Mỹ
Bài 15: Đặc điểm dân cư, xã hội Bắc Mỹ