Giải SGK Địa lí 7 Bài 7 (Cánh diều): Bản đồ chính trị Châu Á. Các khu vực Châu Á

6.4 K

Lời giải bài tập Địa lí lớp 7 Bài 7: Bản đồ chính trị Châu Á. Các khu vực Châu Á sách Cánh diều hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Địa lí 7 Bài 7 từ đó học tốt môn Sử 7.

Giải bài tập Địa lí lớp 7 Bài 7: Bản đồ chính trị Châu Á. Các khu vực Châu Á

Video giải Địa lí 7 Bài 7: Bản đồ chính trị Châu Á. Các khu vực Châu Á - Cánh diều

Bản đồ chính trị châu Á

Giải Địa lí 7 trang 107

Câu hỏi trang 107 Địa lí 7: Quan sát hình 7.1, hãy xác định các khu vực của châu Á.

Địa lí 7 Bài 7: Bản đồ chính trị Châu Á. Các khu vực Châu Á | Cánh diều (ảnh 1)Phương pháp giải:

Quan sát hình 7.1, đọc bảng chú giải để biết được màu nền thể hiện các khu vực của châu Á và xác định các khu vực trên bản đồ.

Trả lời:

Các khu vực của châu Á bao gồm:

- Khu vực Đông Á.

- Khu vực Đông Nam Á.

- Khu vực Nam Á.

- Khu vực Tây Nam Á.

- Khu vực Trung Á.

Đặc điểm tự nhiên các khu vực của châu Á

Giải Địa lí 7 trang 108

Câu hỏi trang 108 Địa lí 7: Đọc thông tin và quan sát hình 5.1, hình 5.2, hãy trình bày đặc điểm tự nhiên của khu vực Đông Á.

Địa lí 7 Bài 7: Bản đồ chính trị Châu Á. Các khu vực Châu Á | Cánh diều (ảnh 2)Địa lí 7 Bài 7: Bản đồ chính trị Châu Á. Các khu vực Châu Á | Cánh diều (ảnh 3)Phương pháp giải:

Đọc thông tin trong phần “Khu vực Đông Á” và dựa vào hình 5.1 và hình 5.2.

Trả lời:

- Đông Á gồm 2 bộ phận là lục địa và hải đảo.

+ Bộ phận lục địa: phía tây là hệ thống núi, cao nguyên hiểm trở xen kẽ bồn địa, hoang mạc; phía đông là vùng đồi, núi thấp và những đồng bằng rộng, bằng phẳng.

+ Bộ phận hải đảo: có những dãy núi uốn nếp, xen kẽ các cao nguyên, thường xuyên xảy ra động đất và núi lửa.

- Khí hậu: phân hóa từ bắc xuống nam, từ tây sang đông.

- Thực vật: đa dạng.

+ Rừng lá kim ở phía bắc.

+ Sâu trong nội địa là vùng thảo nguyên rộng lớn.

+ Phía nam là rừng lá rộng cận nhiệt.

- Nhiều sông lớn như: Trường Giang, Tây Giang,…

- Tập trung nhiều mỏ khoáng sản: than, sắt, dầu mỏ, man – gan,...

- Ngoài ra, ở bộ phận hải đảo có nguồn hải sản phong phú.

Giải Địa lí 7 trang 109

Câu hỏi trang 109 Địa lí 7: Đọc thông tin và quan sát hình 5.1, hình 5.2, hãy trình bày đặc điểm tự nhiên của khu vực Đông Nam Á.

Địa lí 7 Bài 7: Bản đồ chính trị Châu Á. Các khu vực Châu Á | Cánh diều (ảnh 4)Địa lí 7 Bài 7: Bản đồ chính trị Châu Á. Các khu vực Châu Á | Cánh diều (ảnh 5)Phương pháp giải:

Đọc thông tin trong phần “Khu vực Đông Nam Á” và dựa vào hình 5.1 và hình 5.2.

Trả lời:

- Đông Nam Á gồm hai bộ phận: Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.

+ Đông Nam Á lục địa: địa hình đồi, núi là chủ yếu, hầu hết các dãy núi có độ cao trung bình, chạy theo hướng bắc – nam và tây bắc – đông nam; các đồng bằng phù sa phân bố ở hạ lưu các con sông.

+ Đông Nam Á hải đảo: có những dãy núi trẻ và thường xuyên xảy ra động đất, núi lửa

- Khí hậu:

+ Đông Nam Á lục địa: Khí hậu nhiệt đới gió mùa (mùa đông nhiệt độ hạ thấp, mưa nhiều vào mùa hạ).

+ Đông Nam Á hải đảo: đại bộ phận có khí hậu xích đạo, nóng và mưa đều quanh năm.

- Thực vật: chủ yếu là rừng nhiệt đới ẩm, ngoài ra có rừng thưa và xa-van ở những khu vực ít mưa.

- Sông ngòi: mạng lưới sông ngòi phát triển, nhiều sông lớn.

- Khoáng sản: có nhiều khoáng sản quan trọng (thiếc, đồng, than, dầu mỏ, khí đốt,…).

Câu hỏi trang 109 Địa lí 7: Đọc thông tin và quan sát hình 5.1, hình 5.2, hãy trình bày đặc điểm tự nhiên của khu vực Nam Á.

Phương pháp giải:

Đọc thông tin trong phần “Khu vực Nam Á” và dựa vào hình 5.1 và hình 5.2.

Trả lời:

- Địa hình: Nam Á có 3 dạng địa hình chính. 

+ Hệ thống núi Hi-ma-lay-a hùng vĩ nằm ở phía bắc với nhiều đỉnh núi cao trên 8000m.

+ Ở giữa là đồng bằng Ấn - Hằng.

+ Phía nam là sơn nguyên Đê-can.

- Khí hậu: phần lớn lãnh thổ có khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa mưa và khô rõ rệt.

- Thực vật: điển hình là  rừng nhiệt đới ẩm, những nơi mưa ít xuất hiện của rừng thưa và xa-van, cây bụi.

- Sông ngòi: có nhiều hệ thống sông lớn (sông Ấn, sông Hằng,…).

- Khoáng sản: giàu tài nguyên khoáng sản (than, sắt, đồng, dầu mỏ,…).

Câu hỏi trang 109 Địa lí 7: Đọc thông tin và quan sát hình 5.1, hình 5.2, hãy trình bày đặc điểm tự nhiên của khu vực Tây Nam Á.

Phương pháp giải:

Đọc thông tin trong phần “Khu vực Tây Nam Á” và dựa vào hình 5.1 và hình 5.2.

Trả lời:

- Địa hình: núi và sơn nguyên chiếm phần lớn diện tích.

+ Phía bắc: có nhiều dãy núi cao chạy từ bờ Địa Trung Hải nối hệ thống An-pơ với Hi-ma-lay-a, bao quanh sơn nguyên I-ran và sơn nguyên A-na-tô-ni.

+ Phía nam: sơn nguyên chiếm phần lớn diện tích bán đảo A-rap.

+ Ở giữa:  đồng bằng Lưỡng Hà.

- Khí hậu: khô hạn.

+ Lượng mưa trung bình năm khoảng 200 – 250 mm.

+ Mùa hạ nóng và khô, có nơi nhiệt độ tháng 7 lên đến 45℃.

+ Mùa đông khô và lạnh.

- Thực vật: 

+ Phía tây bắc: thảo nguyên chiếm phần lớn diện tích.

+ Khu vực ven bờ Địa Trung Hải: phát triển rừng lá cứng địa trung hải.

- Sông ngòi: kém phát triển, các sông thường ngắn và ít nước.

- Khoáng sản: khoảng ½ lượng dầu mỏ trên thế giới tập chung ở Tây Nam Á.

Giải Địa lí 7 trang 110

Câu hỏi trang 110 Địa lí 7: Đọc thông tin và quan sát hình 5.1, hình 5.2, hãy trình bày đặc điểm tự nhiên của khu vực Trung Á.

Địa lí 7 Bài 7: Bản đồ chính trị Châu Á. Các khu vực Châu Á | Cánh diều (ảnh 6)Địa lí 7 Bài 7: Bản đồ chính trị Châu Á. Các khu vực Châu Á | Cánh diều (ảnh 7)

Phương pháp giải:

Đọc thông tin trong phần “Khu vực Trung Á” và dựa vào hình 5.1 và hình 5.2.

Trả lời:

- Địa hình: đa dạng.

+ Phía đông nam: các dãy núi cao đồ sộ.

+ Phía tây: các đồng bằng và hoang mạc

- Khí hậu: khô hạn (mùa hạ nóng, màu đông rất lạnh, thỉnh thoảng có tuyết rơi).

- Sông ngòi: kém phát triển.

- Thực vật: hoang mạc chiếm phần lớn diện tích, khu vực phía bắc và ven hồ A-ran có các thảo nguyên rộng lớn.

- Khoáng sản: Dầu mỏ và khí đốt.

Luyện tập - Vận dụng 

Luyện tập 1 trang 110 Địa lí 7: Hãy kể tên các khu vực của châu Á. Em yêu thích nhất khu vực nào? Vì sao?

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức đã học về các khu vực của châu Á và quan sát hình 7.1.

Trả lời:

- Các khu vực của châu Á (5 khu vực):

+ Đông Á

+ Đông Nam Á

+ Nam Á

+ Tây Nam Á

+ Trung Á.

- Em yêu thích nhất khu vực Đông Nam Á vì Đông Nam Á có Việt Nam (nơi em sinh ra và lớn lên). Em cũng rất yêu thích thiên nhiên ở khu vực này.

Vận dụng trang 110 Địa lí 7: Hãy thu thập tranh ảnh, tư liệu về đặc điểm tự nhiên của một trong các khu vực của châu Á.

Phương pháp giải:

Tìm hiểu thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Internet, các bài báo, thời sự….

Trả lời:

Ví dụ: Thu thập tranh ảnh, tư liệu về đặc điểm tự nhiên của khu vực Đông Nam Á.

Địa lí 7 Bài 7: Bản đồ chính trị Châu Á. Các khu vực Châu Á | Cánh diều (ảnh 9)Hình 1. Lược đồ khu vực Đông Nam Á (sưu tầm)Địa lí 7 Bài 7: Bản đồ chính trị Châu Á. Các khu vực Châu Á | Cánh diều (ảnh 10)

Hình 2. Đỉnh Fansipan ( Việt Nam)

Địa lí 7 Bài 7: Bản đồ chính trị Châu Á. Các khu vực Châu Á | Cánh diều (ảnh 11)

Hình 3. Một vùng biển ở In-đô-nê-xi-a 

Lý thuyết Địa lí 7 Bài 7: Bản đồ chính trị Châu Á. Các khu vực Châu Á

I. Bản đồ chính trị châu Á

Bản đồ chính trị châu Á

II. Đặc điểm tự nhiên các khu vực của châu Á

1. Khu vực Đông Á

- Gồm hai bộ phận lục địa và hải đảo.

+ Phía tây lục địa là hệ thống núi, cao nguyên xen kẽ bồn địa, hoang mạc,phía đông là vùng đồi, núi thấp, đồng bằng rộng, bằng phẳng.

+ Hải đảo có những dãy núi  uốn nếp trẻ, xen kẽ các cao nguyên, thường xuyên xảy ra động đất, núi lửa.

- Khí hậu phân hóa từ bắc xuống nam, tây sang đông.

- Thực vật đa dạng: rừng lá kim, thảo nguyên rộng lớn, rừng lá rộng cận nhiệt.

- Có nhiều sông lớn: Trường Giang, Hoàng Giang, Tây Giang…

- Là nơi tập trung nhiều mỏ khoáng sản: than, sắt, dầu mỏ,...Nguồn hải sản phong phú.

Vùng chân núi Hi-ma-lay-a trên sơn nguyên Tây Tạng

2. Khu vực Đông Nam Á

- Gồm Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.

+ Đông Nam Á lục địa địa hình đồi núi là chủ yếu, các dãy núi có độ cao trung bình, chạy theo hướng bắc- nam, tây bắc- đông nam, các đồng bằng phù sa phân bố ở hạ lưu các con sông.

+ Đông Nam Á hải đảo có những dãy núi trẻ, thường xuyên xảy ra động đất, núi lửa.

Hình ảnh núi lửa phun trào ở In-đô-nê-xi-a

- Khí hậu:

+ Đông Nam Á lục địa có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông nhiệt độ hạ thấp, mưa nhiều vào mùa hạ.

+ Đông Nam Á hải đảo có khí hậu xích đạo nóng , mưa đều quanh năm.

- Thực vật chủ yếu là rừng nhiệt đới ẩm, rừng thưa, xa-van.

- Mạng lưới sông ngòi phát triển, nhiều sông lớn: Mê Công, Mê Nam.

- Có nhiều khoáng sản: thiếc, đồng, than, dầu mỏ…

3. Khu vực Nam Á

- Có ba dạng địa hình chính.

+ Hệ thống núi Hi-ma-lay-a nằm ở phía bắc với nhiều đỉnh cao trên 8000m.

+ Ở giữa là đồng bằng Ấn-Hằng.

+ Phía nam là sơn nguyên Đê-can.

Sản cuất nông nghiệp tại đồng bằng sông Ấn

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa mưa và khô rõ rệt. Nơi đón gió mùa hạ  có lượng mưa lớn, nơi khuất gió, nằm sâu trong nội địa có lượng mưa nhỏ, trên dãy Hi-ma-lay-a quanh năm có tuyết phủ.

- Thực vật là rừng nhiệt đới ẩm, rừng thưa và xa-van, cây bụi.

- Có nhiều hệ thống sống lớn: sông Ấn, sông Hằng.

- Giàu khoáng sản: than, sắt, đồng, dầu mỏ,..

4. Khu vực Tây Nam Á

- Địa hình:

+ Núi và sơn nguyên chiếm phần lớn diện tích.

+ Phía bắc có nhiều dãy núi cao chạy từ bờ Địa Trung Hải nối hệ thống An-pơ với Hi-ma-lay-a, bao quanh sơn nguyên I-ran và sơn nguyên A-na-tô-ni.

+ Phía nam là sơn nguyên chiếm phần lớn diện tích bán đảo A-rap. Ở giữa là đồng bằng Lưỡng Hà.

- Khí hậu khô hạn.

+ Lượng mưa trung bình năm khoảng 200-250mm.

+ Mùa hạ nóng và khô, mùa đông khô và lạnh.

- Thực vật là rừng lá cứng địa trung hải, thảo nguyên.

- Sông ngòi kém phát triển, sông ngắn, ít nước.

- Khoáng sản:

+ 1/2 lượng dầu mỏ trên thế giới tập trung ở Tây Nam Á.

+ Dầu mỏ và khí đốt đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của khu vực.

Khai thác dầu tại Tây Nam Á

5. Khu vực Trung Á

- Nằm sâu trong nội địa với nhiều dạng địa hình.

+ Các dãy núi cao đồ sộ nằm ở phía đông nam: Thiên Sơn, Pa-mi-a,...

+ Đồng bằng, hoang mạc nằm ở phía tây.

- Khí hậu khô hạn, mùa hạ nóng, mùa đông lạnh, thỉnh thoảng có tuyết rơi.

- Sông ngòi kém phát triển, hai sông lớn nhất: Xưa Đa-ri-a, A-mu Đa-ri-a.

- Hoang mạc phát triển trên phần lớn  diện tích, khu vực phía bắc  và ven hồ A-ran có các thảo nguyên rộng lớn.

- Dầu mỏ và khí đốt có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế của khu vực.

Hình ảnh một phần biển chết

Xem thêm các bài giải SGK Địa lí lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 6 : Đặc điểm dân cư xã hội Châu Á

Bài 8: Thực hành: Tìm hiểu một nền kinh tế lớn và nền kinh tế mới nổi của châu Á

Bài 9: Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên Châu Phi

Bài 10: Đặc điểm dân cư, xã hội Châu Phi

Đánh giá

0

0 đánh giá