Hãy tìm kiếm các thông tin về hiện tượng khai thác một trong những khoáng sản mà em đã sưu tầm

321

Với giải Câu 5 trang 18 SBT Địa lí lớp 8 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 4: Đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản, sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa lí 8. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Địa lí lớp 8 Bài 4: Đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản, sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản

Câu 5 trang 18 SBT Địa Lí 8: Hãy tìm kiếm các thông tin về hiện tượng khai thác một trong những khoáng sản mà em đã sưu tầm hình ảnh ở câu 4 và viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) mô tả về hiện trạng khai thác và đề xuất một số biện pháp khai thác bền vững loại khoáng sản đó.

Trả lời:

Boxitlà một loại quặng nhôm mà có nguồn gốc đá núi lửa, cụ thể là loại quặng này được hình thành từ quá trình phong hóa các loại đá giàu nhôm hoặc từ tích tụ các quặng có trước bởi quá trình xói mòn. Quặng boxit thì có màu hồng hoặc nâu và thường phân bố chủ yếu vùng vành đai xung quanh xích đạo, đặc biệt là trong môi trường nhiệt đới.

Chính vì boxit có bản chất là quặng nhôm, mà trong đó có chứa gần 95% là hợp chất alumina (Al2O3) – một loại nguyên liệu chính dùng để luyện nhôm. Do đó mà boxit được khai thác với mục đích chủ yếu là để luyện nhôm.

Đặc điểm của quặng boxit là được phân bố chủ yếu ở khu vực nhiệt đới, do đó mà quặng boxit cũng có xuất hiện nhiều tại Việt Nam. Cụ thể là, quặng boxit ở Việt Nam có hai loại chính, gồm:

 Boxit nguồn gốc trầm tích tập trung ở các tỉnh phía Bắc như Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc

Giang, Sơn La và Nghệ An.

 Boxit nguồn gốc phong hoá laterit từ đá bazan tập trung ở các tỉnh phía Nam như Kon Tum, Đắk

Nông, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Dương, Phú Yên và Quảng Ngãi.

Có thể thấy là mặc dù quặng boxit được phân bổ khá đều trên khắp Việt Nam, tuy nhiên quặng boxit ở Tây Nguyên được nhà nước chú trọng tập trung khai thác. Bởi theo số liệu thu thập được thì trữ lượng boxit ở Tây Nguyên lên đến gần 8 tỉ tấn.

Chính vì thế mà hoạt động khai thác quặng boxit ở Tây Nguyên rất phát triển và được thực hiện với quy mô lớn. Cụ thể là hoạt động khai thác boxit ở Tây Nguyên được thực hiện đồng loạt theo nhiều dự án khác nhau, thậm chí là có sự tham gia của cả chính phủ Việt Nam và nhiều đối tác lớn.

Và mặc dù hoạt động khai thác boxit ở Tây Nguyên là đều có sự tham gia của các cơ quan, tổ chức có tiếng với sự đầu tư lớn cả về con người và cơ sở vật chất, tuy nhiên các dự án khai thác boxit đó ở Tây Nguyên vẫn gây ra nhiều ý kiến tranh cãi khác nhau không chỉ trên báo chí mà còn trong cả cuộc họp Quốc hội. Bởi những ảnh hưởng của hoạt động khai thác quặng boxit đến tình hình an ninh, quốc phòng, hiệu quả kinh tế cũng như các tác động đến xã hội và môi trường sinh thái không chỉ với các tỉnh Tây Nguyên mà còn với cả đất nước.

Cụ thể là, hoạt động khai thác quặng bôxit là một quy trình phức tạp, mất nhiều thời gian, đặc biệt là sẽ phải cần đến một lượng nước và điện khổng lồ, do đó sẽ làm tiêu tốn nhiều nguồn tài nguyên và năng lượng. Không chỉ vậy, sau khi khai thác quặng boxit thì còn phải trải qua nhiều quy trình chế biến phức tạp mới thu được sản phẩm cần thiết là oxit nhôm, rồi từ oxit nhôm để ra được nhôm kim loại lại phải tiếp tục thêm một quá trình điện phân nữa. Và theo tính toán thì để điện phân ra được 1 tấn nhôm thì phải tiêu tốn khoảng 12.000 kWh điện.

Ngoài ra quá trình khai thác và chế biến quặng boxit còn làm phát thải ra bùn đỏ và khí thải nhà kính, không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn gây hại cho cả hệ sinh thái. Bởi bùn đỏ là một chất thải cực kỳ nguy hại có chứa phóng xạ mà lại không có cách xử lý nào ngoài việc chôn lấp, và việc chôn lấp bùn đỏ ngay tại Tây nguyên với vị trí thượng nguồn các con sông lớn sẽ làm tạo ra những núi “bom bẩn”, đặc biệt nguy hiểm nếu xảy ra thiên tai, lũ quét gây tràn vỡ. Còn khí thải nhà kính thì lại gây ra tình trạng nóng lên toàn cầu, tạo ra những hệ lụy không chỉ với Tây Nguyên hay Việt Nam mà còn với cả nhân loại.

Cùng với những hệ lụy kể trên, hoạt động khai thác quặng boxit không chỉ làm xói mòn đất mà mặt đất đã trải qua quá trình khai thác đó cũng khó có khả năng hoàn thổ và tái tạo. Hệ quả là không chỉ quỹ đất bị thu hẹp lại mà còn kéo theo cả việc không có điều kiện để trồng rừng, giữ cân bằng hệ sinh thái.

Từ khóa :
Địa lí 8
Đánh giá

0

0 đánh giá