Với giải sách bài tập Địa lí 8 Bài 3: Ảnh hưởng của địa hình đối với sự phân hoá tự nhiên và khai thác kinh tế sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa lí 8. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Địa lí 8 Bài 3: Ảnh hưởng của địa hình đối với sự phân hoá tự nhiên và khai thác kinh tế
Câu 1 trang 13 SBT Địa Lí 8: Hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng.
1. trang 13 SBT Địa Lí 8: Theo độ cao địa hình, nước ta có bao nhiêu vòng đai tự nhiên?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
2. trang 13 SBT Địa Lí 8: Địa hình đồi núi không thuận lợi cho việc hình thành và phát triển
A. vùng chuyên canh cây công nghiệp.
B. chăn nuôi gia súc lớn.
C. vùng chuyên canh lương thực, thực phẩm.
D. thuỷ điện.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
3. trang 13 SBT Địa Lí 8: Địa phương nào dưới đây ở nước ta không phù hợp phát triển cảng nước sâu?
A. Bến Tre. B. Khánh Hoà. C. Hà Tĩnh. D. Bình Định.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
4. trang 13 SBT Địa Lí 8: Đồng bằng là vùng thuận lợi cho
A. sản xuất lương thực. B. sản xuất cây công nghiệp lâu năm.
C. chăn nuôi gia súc lớn. D. khai thác và chế biến khoáng sản.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
A. tây bắc – đông nam. B. đông – tây.
C. vòng cung. D. bắc – nam.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi………………. Tính trên phạm vi cả nước, địa hình dưới .......................... m chiếm 85% diện tích, làm cho tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của thiên nhiên được…………….. trên phần lớn lãnh thổ nước ta.
Ở một số dãy núi, thiên nhiên có sự ………………… giữa hai bên sườn, điển hình là dãy Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam: ở sườn………………… mưa nhiều, sinh vật sinh vật…………………; ngược lại, ở sườn khuất gió mưa ……………. sinh vật………….. hơn.
Trả lời:
Địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi thấp. Tính trên phạm vi cả nước, địa hình dưới 1000 m chiếm 85% diện tích, làm cho tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của thiên nhiên được bảo toàn trên phần lớn lãnh thổ nước ta.
Ở một số dãy núi, thiên nhiên có sự phân hoá giữa hai bên sườn, điển hình là dãy Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam: ở sườn đón gió mưa nhiều, sinh vật sinh vật phát triển ngược lại, ở sườn khuất gió mưa ít sinh vật nghèo nàn hơn.
Vòng đai tự nhiên |
Độ cao |
Sinh vật |
Nhiệt đới gió mùa |
Miền Bắc: dưới………………m Miền Nam: dưới………………m |
Hình 3.1. |
Cận nhiệt đới gió mùa trên núi |
Lên đến………………m |
Hình 3.2. |
Ôn đới gió mùa trên núi |
Trên …………………m |
Hình 3.3. |
Trả lời:
Vòng đai tự nhiên |
Độ cao |
Sinh vật |
Nhiệt đới gió mùa |
Miền Bắc: dưới 600 - 700 m Miền Nam: dưới 900 - 1000 m |
Hình 3.1. |
Cận nhiệt đới gió mùa trên núi |
Lên đến 2600m |
Hình 3.2.
|
Ôn đới gió mùa trên núi |
Trên 2600m |
Hình 3.3.
|
STT |
Ảnh hưởng của địa hình đối với sự phân hoá lãnh thổ tự nhiên ở nước ta |
Đúng |
Sai |
1 |
Hướng nghiêng của địa hình ảnh hưởng đến hướng chảy của sông ngòi. |
||
2 |
Độ dốc ảnh hưởng đến hướng chảy của sông ngòi. |
||
3 |
Địa hình ảnh hưởng đến sự hình thành các vành đai đất theo độ cao. |
||
4 |
Khu vực đồi núi chủ yếu là đất feralit và đất phù sa. |
||
5 |
Càng lên cao, độ dày tầng đất càng tăng. |
||
6 |
Ở vùng núi, sông thường chảy nhanh. |
Trả lời:
STT |
Ảnh hưởng của địa hình đối với sự phân hoá lãnh thổ tự nhiên ở nước ta |
Đúng |
Sai |
1 |
Hướng nghiêng của địa hình ảnh hưởng đến hướng chảy của sông ngòi. |
X |
|
2 |
Độ dốc ảnh hưởng đến hướng chảy của sông ngòi. |
X |
|
3 |
Địa hình ảnh hưởng đến sự hình thành các vành đai đất theo độ cao. |
X |
|
4 |
Khu vực đồi núi chủ yếu là đất feralit và đất phù sa. |
X |
|
5 |
Càng lên cao, độ dày tầng đất càng tăng. |
X |
|
6 |
Ở vùng núi, sông thường chảy nhanh. |
X |
Thế mạnh |
Địa hình đồi núi |
Địa hình đồng bằng |
Địa hình bờ biển |
Hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp. |
|||
Xây dựng cảng biển. |
|||
Sản xuất lương thực, thực phẩm. |
|||
Phát triển thuỷ điện. |
|||
Nuôi trồng hải sản. |
|||
Phát triển du lịch nghỉ dưỡng. |
|||
Chăn nuôi gia súc lớn |
Trả lời:
Thế mạnh |
Địa hình đồi núi |
Địa hình đồng bằng |
Địa hình bờ biển |
Hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp. |
X |
||
Xây dựng cảng biển. |
X |
||
Sản xuất lương thực, thực phẩm. |
X |
||
Phát triển thuỷ điện. |
X |
||
Nuôi trồng hải sản. |
X |
||
Phát triển du lịch nghỉ dưỡng. |
X |
||
Chăn nuôi gia súc lớn |
X |
Trả lời:
Được người Pháp xây dựng từ năm 1874, giờ đây cảng Hải Phòng chính là cảng container hiện đại nhất miền Bắc Việt Nam. Với cơ sở vật chất gồm hệ thống mạng tiên tiến, công nghệ thiết bị hiện đại, 200 camera quan sát cùng hệ thống quản lý thông tin và nhân sự, cảng Hải Phòng luôn là vị trí thuận lợi, đảm bảo độ an toàn và phù hợp cho mục đích vận tải giao dịch thương mại quốc tế.
Hiện nay, cảng Hải Phòng gồm 5 chi nhánh. Khu vực cảng có 21 cầu tàu với tổng chiều dài là 3.567m với độ sâu trước bến thiết kế từ -7,5m đến -9,4m. Tổng diện tích bãi container tại chi nhánh cảng Chùa Vẽ và Tân Vũ là 712.110m2 và 3.300 m2 cho kho CFS tại cảng Chùa Vẽ.
Là cảng biển có lưu lượng hàng hóa lưu thông lớn nhất phía Bắc Việt Nam, cảng Hải Phòng có khả năng tiếp nhận khoảng 10 triệu tấn/năm, trong đó, chi nhánh Cảng Hoàng Diệu chiếm gần 60% lượng hàng hóa bốc xếp. Đồng thời, cỡ tàu lớn nhất có thể tiếp nhận đạt 40.000 DWT tại khu chuyển tải Lan Hạ và thấp nhất với 700DWT tại bến phao Bạch Đằng. Hiện nay, hướng tới mục tiêu phát triển ổn định và bền vững, cảng Hải Phòng đang thực hiện dự án đầu tư Cảng Đình Vũ với 5 bến tàu và nâng tải trọng của tàu đến 55.000 DWT và trong tương lai với 100.000 DWT tại Lạch Huyện cùng các đầu tư về hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin.
Xem thêm các bài giải SBT Địa lí 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 3: Ảnh hưởng của địa hình đối với sự phân hoá tự nhiên và khai thác kinh tế
Bài 4: Đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản, sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản
Bài 5: Thực hành: Phân tích đặc điểm phân bố các loại khoáng sản chủ yếu
Lý thuyết Địa lí 8 Bài 3: Ảnh hưởng của địa hình đối với sự phân hoá tự nhiên và khai thác kinh tế
1. Ảnh hưởng của địa hình đối với sự phân hoá lãnh thổ tự nhiên
a) Đối với khí hậu và sinh vật
- Địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi thấp.
- Ở những khu vực địa hình cao, khí hậu và sinh vật có sự phân hoá rõ nét.
- Có thể phân chia thành 3 vòng đai tự nhiên theo độ cao như sau:
+ Đại nhiệt đới gió mùa: ở độ cao dưới 600 – 700 m (miền Bắc) hoặc dưới 900 – 1000 m (miền Nam).
+ Đại cận nhiệt đới gió mùa trên núi: lên đến độ cao 2.600 m.
+ Đại ôn đới gió mùa trên núi: ở độ cao trên 2 600 m (chỉ có ở miền Bắc).
- Ở một số dãy núi, thiên nhiên có sự phân hoá giữa hai bên sườn, điển hình là dãy Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.
- Đối với sông ngòi:
+ Hướng nghiêng của địa hình ảnh hưởng đến hướng chảy của sông ngòi.
+ Độ dốc ảnh hưởng đến tốc độ dòng chảy.
- Đối với đất:
+ Địa hình ảnh hưởng đến sự hình thành các vành đai đất theo độ cao.
+ Ở nước ta, khu vực đồi núi chủ yếu là đất feralit, khu vực đồng bằng là đất phù sa.
+ Càng lên cao, độ dày tầng đất càng giảm dần.
2. Ảnh hưởng của địa hình đối với khai thác kinh tế
- Địa hình đồi núi thấp, bán bình nguyên và cao nguyên thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp và lâm nghiệp.
- Một số vùng núi có nhiều tiềm năng phát triển thuỷ điện, công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, phát triển du lịch với các phong cảnh đẹp và khí hậu ôn hoà như Tam Đảo, Đà Lạt,..
- Tuy nhiên, địa hình núi bị chia cắt mạnh cũng gây hạn chế trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển giao thông vận tải và hay xảy ra thiên tai (lũ quét, sạt lở đất,..). Vì vậy, trong quá trình khai thác cần chú ý vấn đề bảo vệ môi trường.
- Thuận lợi cho cư trú và hình thành các trung tâm kinh tế.
- Tuy nhiên, ở đồng bằng thường xảy ra bão, lụt, hạn hán,.. ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất và đời sống.
- Nước ta đa dạng với nhiều bãi cát dài thuận lợi cho phát triển du lịch biển (bãi biển Lăng Cô, Mỹ Khê, Nha Trang,..)
- Các vũng, vịnh ở khu vực Nam Trung Bộ thuận lợi cho việc nuôi trồng hải sản.
- Tuy nhiên, một số đoạn bờ biển của nước ta đang gặp phải tình trạng mài mòn, sạt lở... gây bất lợi cho các hoạt động kinh tế.