Lý thuyết Lịch sử 7 Bài 2 (Cánh diều 2024): Các cuộc phát kiến địa lí từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVI

4.5 K

Với tóm tắt lý thuyết Lịch sử lớp 7 Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVI sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Lịch Sử 7.

Lịch sử lớp 7 Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVI

Video giải Lịch sử 7 Bài 2: Các cuôc phát kiến địa lí từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVI - Cánh diều

A. Lý thuyết Lịch sử 7 Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVI

1. Một số cuộc phát kiến địa lí lớn trên thế giới

Từ cuối thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XVI, các nhà thám hiểm tiến hành nhiều cuộc phát kiến địa lí lớn tìm kiếm những vùng đất mới.

- Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha là hai nước đi đầu trong quá trình tìm kiếm những vùng đất mới.

- Các cuộc phát kiến địa lí

+ Năm 1487, B. Đi-a-xơ đi vòng quanh điểm cực Nam châu Phi, tìm ra mũ Hảo Vọng.

+ Năm 1497, Va-xcô đơ Ga-ma chỉ huy đoàn tàu từ Lisbon đến mũi Hảo Vọng. Đến năm 1498, cập bến Ca-li-cút ở phía tây nam Ấn Độ.

+ Năm 1492, C.Cô-lôm-bô “tìm ra” châu Mĩ.

+ Từ 1519 – 1522, Ph.Ma-gien-lan thực hiện chuyên đi vòng quanh trái đất.

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVI - Cánh diều (ảnh 1)

Lược đồ: Các cuộc phát kiến địa lí lớn (thế kỉ XV – XVI)

2. Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí lớn

- Hệ quả tích cực:

+ Phát kiến địa lí đem lại những hiểu biết mới về Trái Đất.

+ Tìm ra những tuyến đường và vùng đất mới;

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVI - Cánh diều (ảnh 1)

Va-xcô đơ Ga-ma cập bến cảng Ca-li-cút (Ấn Độ)

+ Góp phần thúc đẩy sự phát triển của thương nghiệp châu Âu.

+ Đẩy nhanh quá trình tan rã của chế độ phong kiến và tạo tiền đề cho sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.

- Hạn chế: Nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.

B. Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVI

Câu 1.Người thực hiện chuyến hành trình thám hiểm qua cực Nam châu Phi, cập bến Ca-li-cút (Ấn Độ) năm 1498 là

A. C. Cô-lôm-bô.

B. Đi-a-xơ.

C. Ph. Ma-gien-lan.

D. Va-xcô đơ Ga-ma.

Đáp án đúng là: D

Năm 1498, Va-xcô đơ Ga-ma đã đi qua điểm cực Nam châu Phi và cập được bến Ca-li-cút ở phía Tây Nam Ấn Độ (SGK 7 - trang 10).

Câu 2. Đoàn thám hiểm của Ph.Ma-gien-lăng đã tìm ra đại dương nào?

A. Ấn Độ Dương.

B. Bắc Băng Dương.

C. Đại Tây Dương.

D. Thái Bình Dương.

Đáp án đúng là: D

Đoàn thám hiểm của Ph.Ma-gien-lăng đã tìm ra Thái Bình Dương.

Câu 3. Phát kiến địa lí đã đem lại những hiểu biết mới về Trái Đất,đặc biệt đã chứng minh một cách thuyết phục rằng:

A. Trái Đất quay quanh Mặt Trời.

B. Mặt trời quay quanh Trái Đất.

C. Trái Đất có dạng hình cầu.

D. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.

Đáp án đúng là: C

Phát kiến địa lí đã đem lại những hiểu biết mới về Trái Đất,đặc biệt đã chứng minh một cách thuyết phục rằng: Trái Đất có dạng hình cầu(SGK 7 - trang 10).

Câu 4. Năm 1487, B. Đi-a-xơ đã

A. dẫn đầu đoàn thám hiểm đi tới được cực Nam của châu Phi.

B. dẫn đầu đoàn thuỷ thủ đến một số đảo thuộc vùng biển Ca-ri-bê.

C. chỉ huy đoàn thuyền đến Ca-li-cút thuộc bờ Tây Nam Ấn Độ.

D. thực hiện chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển.

Đáp án đúng là: A

Năm 1487, B. Đi-a-xơ đã dẫn đầu đoàn thám hiểm đi tới được cực Nam của châu Phi, địa điểm này đã được ông đặt tên là Mũi Bão Tố. (SGK 7 - trang 10).

Câu 5. Năm 1497 - 1498, Va-xcô đơ Ga-ma đã

A. dẫn đầu đoàn thám hiểm đi tới được cực Nam của châu Phi.

B. dẫn đầu đoàn thuỷ thủ đến một số đảo thuộc vùng biển Ca-ri-bê.

C. chỉ huy đoàn thuyền đến Ca-li-cút thuộc bờ Tây Nam Ấn Độ.

D. thực hiện chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển.

Đáp án đúng là: C

Năm 1497 - 1498, Va-xcô đơ Ga-ma đã chỉ huy đoàn thuyền đến Ca-li-cút thuộc bờ Tây Nam Ấn Độ (SGK 7 - trang 10).

Câu 6. Các cuộc phát kiến địa lý do tầng lớp nào tiến hành?

A. Nông dân và nô lệ.

B. Tướng lĩnh quân đội.

C. Lãnh chúa và nông nô.

D. Thương nhân và quý tộc.

Đáp án đúng là: C

- Các quý tộc, thương nhân châu Âu cần nhiều vàng bạc, nguyên liệu và thị trường mới để phát triển sản xuất. Họ muốn tìm những con đường hàng hải mới sang Ấn Độ và các nước phương Đông. => Chính vì thế, từ cuối thế kỉ XV, nhiều quý tộc thương nhân châu Âu đã tiến hành các cuộc phát kiến địa lí.

Câu 7. Đoàn thám hiểm của C. Cô-lôm-bô đã phát hiện ra châu lục nào?

A. Châu Á.

B. Châu Âu.

C. Châu Phi.

D. Châu Mĩ.

Đáp án đúng là: D

Đoàn thám hiểm của C. Cô-lôm-bô đã phát hiện ra châu Mĩ.

Câu 8. Những quốc gia nào đi đầu trong các cuộc phát kiến địa lý thời trung đại?

A. Mĩ, Anh.

B. Trung Quốc, Ấn Độ.

C. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.

D. Pháp, Đức.

Đáp án đúng là: C

Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha là hai nước đi đầu trong quá trình tìm kiếm những vùng đất mới (SGK 7 - trang 9)

Câu 9. Cuộc phát kiến địa lí của B. Đi-a-xơ được tiến hành vào thế kỉ nào?

A. Thế kỉ XIV.

B. Thế kỉ XV.

C. Thế kỉ XVI.

D. Thế kỉ XVII.

Đáp án đúng là: B

Cuộc phát kiến địa lý đầu tiên do B. Đi-a-xơ tiến hành vào năm 1478 (thế kỉ XV).

Câu 10. Nhà thám hiểm đầu tiên thực hiện chuyến đi vòng quanh thế giới là

A. B. Đi-a-xơ.

B. Va-xcô đơ Ga-ma.

C. C. Cô-lôm-bô.

D. Ph.Ma-gien-lăng.

Đáp án đúng là: D

Năm 1519 - 1522 Ph.Ma-gien-lăng tiến hành chuyến đi vòng quang Trái Đất bằng đường biển (SGK 7 - trang 10).

Câu 11. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tiền đề để các nhà thám hiểm Tây Âu tiến hành các cuộc phát kiến địa lý cuối thế kỉ XV - đầu thế kỉ XVI?

A. Sự tài trợ về tài chính của chính phủ các nước Tây Âu.

B. Ước mơ khám phá, chinh phục tự nhiên của con người.

C. Sự phát triển của khoa học - kĩ thuật, đặc biệt là ngành hàng hải.

D. Nhu cầu tìm kiếm con đường thương mại mới sang phương Tây.

Đáp án đúng là: D

- Những điều kiện tiền đề dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV - XVI là:

Sự tài trợ về tài chính của chính phủ các nước Tây Âu.

+ Ước mơ khám phá, chinh phục tự nhiên của con người.

+ Sự phát triển của khoa học - kĩ thuật, đặc biệt là ngành hàng hải.

+ Con người đã có những hiểu biết mới về trái đất, vẽ được bản đồ, hải đồ…

Câu 12. Nội dung nào dưới đây là hệ quả tiêu cực của các cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV - XVI?

A. Nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.

B. Thúc đẩy sự khủng hoảng, tan rã của chế độ phong kiến.

C. Thị trường thế giới được mở rộng, thương nghiệp phát triển.

D. Là cuộc cách mạng thực sự trên lĩnh vực giao thông và tri thức.

Đáp án đúng là: A

Hệ quả tiêu cực của các cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV - XVI là: làm nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.

Câu 13. Nội dung nào phản ánh đúng nguyên nhân sâu xa thúc đẩy các nước Tây Âu tiến hành những cuộc phát kiến địa lí ở thế kỉ XV - XVI?

A. Nhu cầu về nguyên liệu, vàng bạc từ các nước phương Đông.

B. Sự phát triển của kĩ thuật hàng hải trên thế giới.

C. Con đường thương mại Đông - Tây trên bộ bị ách tắc.

D. Nhu cầu muốn tìm hiểu, khám phá thế giới của con người.

Đáp án đúng là: A

- Nguyên nhân sâu xa thúc đẩy các nước Tây Âu tiến hành những cuộc phát kiến địa lí ở thế kỉ XV - XVI là do: nhu cầu về nguyên liệu, vàng bạc từ các nước phương Đông.

- Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí là: con đường buôn bán giữa phương Đông và phương Tây qua vùng Tây Á đã bị người Thổ Nhĩ Kì chiếm giữ

- Sự phát triển về kĩ thuật hàng hải; nhu cầu tìm hiểu, khám phá thế giới của con người… là những tiền đề của phát kiến địa lí.

Câu 14. Các cuộc phát kiến địa lí đã có tác động như thế nào đến chế độ phong kiến ở châu Âu?

A. Thúc đẩy quá trình hình thành của chế độ phong kiến.

B. Đẩy nhanh quá trình khủng hoảng và tan rã của chế độ phong kiến.

C. Là dấu mốc đánh dấu sự chấm dứt của chế độ phong kiến ở châu Âu.

D. Đánh dấu chế độ phong kiến ở châu Âu bước vào thời kì phát triển đỉnh cao.

Đáp án đúng là: B

Các cuộc phát kiến địa lí đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của thương nghiệp châu Âu… Từ đó đẩy nhanh quá trình khủng hoảng và tan rã của chế độ phong kiến, tạo tiền đề cho sự ra đời của chủ nghĩa tư bản (SGK địa 7 - trang 10).

Câu 15. Mũi cực Nam châu Phi được B. Đi-a-xơ đặt tên là gì?

A. Mũi Bão Tố.

B. Mũi Hảo Vọng.

C. Mũi Né.

D. Mũi Cà Mau.

Đáp án đúng là: A

Mũi cực Nam châu Phi do nhàm thám hiếm B. Đi-a-xơ lần đầu tiên vượt qua vào năm 1488, do gặp bão nên ông đặt tên là Mũi Bão Tố.

Bài giảng Lịch sử 7 Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVI - Cánh diều

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Lịch sử 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu

Bài 3: Phong trào văn hóa phục hưng

Bài 4: Phong trào cải cách tôn giáo

Bài 5: Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu trung đại

Đánh giá

0

0 đánh giá