Với tóm tắt lý thuyết Lịch sử lớp 7 Bài 4: Phong trào cải cách tôn giáo sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Lịch Sử 7.
Lịch sử lớp 7 Bài 4: Phong trào cải cách tôn giáo
Video giải Lịch sử 7 Bài 4: Phong trào Cải cách tôn giáo - Cánh diều
A. Lý thuyết Lịch sử 7 Bài 4: Phong trào cải cách tôn giáo
1. Nguyên nhân bùng nổ phong trào Cải cách tôn giáo
- Nguyên nhân:
+ Hệ tư tưởng của Giáo hội và giai cấp quý tộc phong kiến đã trở nên lỗi thời, cản trở sự phát triển của xã hội.
+ Giai cấp tư sản mới hình thành, có thể lực về kinh tế nhưng lại không có thế lực về chính trị và bị Giáo hội Thiên chúa giáo cản trở.
=> Giai cấp tư sản đang lên đòi thay đổi và cải cách tổ chức, giáo lí Của Giáo hội Thiên Chúa giáo.
2. Nội dung cơ bản và tác động của các cuộc Cải cách tôn giáo
- Phong trào Cải cách Tôn giáo diễn ra khắp Tây Âu, đi đầu là Đức, Thụy Sĩ… với các đại diện tiêu biểu là: Mác-tin Lu-thơ và Giăng Can-vanh…
- Nội dung cải cách:
+ M. Lu Thơ (Đức): Lên án những hành vi tham lam và đồi bại của giáo hoàng, chỉ trích giáo lý giả dối của Giáo hội, đòi bãi bỏ những thủ tục nghi lễ phiền toái.
+ Can-vanh (Thụy Sĩ): bãi bỏ thẩm quyền của giáo hoàng.
- Hệ quả:
+ Đạo Ki-tô bị phân thành hai giáo phái: Cựu giáo là Ki-tô cũ và Tân giáo, mâu thuẫn và xung đột với nhau.
+ Làm bùng lên cuộc chiến tranh nông dân Đức.
B. Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 4: Phong trào cải cách tôn giáo
Câu 1. Người dán Luận văn 95 điều lên cổng trường Đại học Vít-ten-bớt (Đức) là ai?
A. Giăng Can-vanh.
B. Xéc-van-téc.
C. Mác-tin Lu-thơ.
D. Mi-ken-lăng-giơ.
Đáp án đúng là: C
Ngày 31/10/1517, Mác-tin Lu-thơ đã dán Luận văn 95 điều lên cổng trường Đại học Vít-ten-bớt (Đức)
Câu 2. Trong các thế kỉ XVI - XVII, giai cấp tư sản đang lên ở châu Âu đấu tranh đòi thay đổi và “cải cách” tổ chức và giáo lí của tôn giáo nào?
A. Hồi giáo.
B. Nho giáo.
C. Phật giáo.
D. Thiên Chúa giáo.
Đáp án đúng là: D
Trong các thế kỉ XVI - XVII, giai cấp tư sản đang lên ở châu Âu đấu tranh đòi thay đổi và “cải cách” tổ chức và giáo lí Thiên Chúa giáo (SGK 7 - trang 14).
Câu 3. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nội dung của phong trào cải cách tôn giáo ở châu Âu trong các thế kỉ XVI - XVII?
A. Đòi bãi bỏ các lễ nghi phiền toái.
B. Lên án nghiêm khắc Giáo hội Thiên Chúa giáo.
C. Phê phán những hành vi không chuẩn mực của giáo hoàng.
D. Bảo vệ các giáo lí và các lễ nghi của Giáo hội Thiên Chúa giáo.
Đáp án đúng là: D
- Nội dung cải cách tôn giáo:
+ Đòi bãi bỏ các lễ nghi phiền toái.
+ Lên án nghiêm khắc Giáo hội Thiên Chúa giáo.
+ Phê phán những hành vi không chuẩn mực của giáo hoàng.
Câu 4. Trong thời gian ở Thụy Sĩ, Giăng Can-vanh thực hiện bao nhiêu thuyết giảng?
A. Hơn 2000 lần.
B. Hơn 1000 lần.
C. Hơn 4000 lần.
D. Hơn 5000 lần.
Đáp án đúng là: A
Trong thời gian ở Thụy Sĩ, Giăng Can-vanh thực hiện hơn 2000 lần thuyết giảng (SGK lịch sử 7 trang 15).
Câu 5. Cuộc đấu tranh vũ trang đầu tiên của nông dân dưới ngọn cờ của tư sản chống phong kiến châu Âu là
A. Chiến tranh nông dân Áo.
B. Chiến tranh nông dân Đức.
C. Chiến tranh nông dân Pháp.
D. Chiến tranh nông dân Thụy Sĩ.
Đáp án đúng là: B
Chiến tranh nông dân Đức là cuộc đấu tranh vũ trang đầu tiên của nông dân dưới ngọn cờ của tư sản chống phong kiến châu Âu.
Câu 6. Cải cách tôn giáo đã làm Thiên Chúa giáo phân chia thành 2 giáo phái là
A. Cựu giáo và Tân giáo.
B. phái ôn hòa và phái cấp tiến.
C. phái bảo thủ và phái Cộng hòa.
D. phái cải cách và phái bạo động.
Đáp án đúng là: A
Cải cách tôn giáo đã làm Thiên Chúa giáo phân chia thành 2 giáo phái là: Cựu giáo (Thiên Chúa giáo) và Tân giáo (tôn giáo cải cách).
Câu 7. Sau Cải cách tôn giáo, Thiên Chúa giáo phân chia thành mấy giáo phái?
A. 2 giáo phái.
B. 3 giáo phái.
C. 4 giáo phái.
D. 5 giáo phái.
Đáp án đúng là: A
Cải cách tôn giáo đã làm Thiên Chúa giáo phân chia thành 2 giáo phái là: Cựu giáo (Thiên Chúa giáo) và Tân giáo (tôn giáo cải cách).
Câu 8. Những quốc gia đi đầu trong phong trào Cải cách tôn giáo là
A. Đức, Thuỵ Sĩ.
B. Anh, Pháp,
C. Bỉ, Hà Lan.
D. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
Đáp án đúng là: A
Phong trào cải cách tôn giáo diễn ra đầu tiên ở Đức, Thụy Sĩ sau đó lan rộng khắp các nước Tây Âu.
Câu 9. Những đại diện tiêu biểu trong phong trào cải cách tôn giáo ở Tây Âu là
A. Mác-tin Lu-thơ và Giăng Can-vanh.
B. Lê-ô-na đờ Vanh-xi và Mi-ken-lăng-giơ.
C. Ga-li-lê và Cô-péc-ních.
D. Pi-e Giôn-sát và Xéc-van-téc.
Đáp án đúng là: A
Những đại diện tiêu biểu trong phong trào cải cách tôn giáo ở Tây Âu là Mác-tin Lu-thơ và Giăng Can-vanh (SGK 7 - trang 14).
Câu 10. Cải cách tôn giáo đã làm bùng lên cuộc đấu tranh rộng lớn ở
A. Mĩ.
B. Đức.
C. Hà Lan.
D. Tây Ban Nha.
Đáp án đúng là: B
Cải cách tôn giáo đã làm bùng lên cuộc đấu tranh rộng lớn ở Đức - thường gọi là cuộc “chiến tranh nông dân Đức” (SGK 7 - trang 15).
Câu 11. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng quan điểm cải cách của Mác-tin Lu-thơ?
A. Cho rằng, con người được Chúa cứu vớt bằng đức tin.
B. Ủng hộ các lễ nghi và giáo lí của Thiên Chúa giáo.
C. Phê phán chính sách áp bức của Tòa thánh Rô-ma.
D. Chống lại cách Giáo hội tùy tiện giải thích Kinh Thánh.
Đáp án đúng là: B
Quan điểm cải cách của Mac-tin Lu-thơ:
+ Cho rằng, con người được Chúa cứu vớt bằng đức tin.
+ Phê phán chính sách áp bức của Tòa thánh Rô-ma.
+ Chống lại cách Giáo hội tùy tiện giải thích Kinh Thánh.
(SGK 7 - trang 14).
Câu 12. Trên cơ sở tư tưởng của Mác-tin Lu-tơ và Giăng Can-vanh, tôn giáo nào đã ra đời?
A. Hồi giáo.
B. Đạo Tin Lành.
C. Ấn Độ giáo.
D. Phật giáo.
Đáp án đúng là: B
Trên cơ sở tư tưởng của Mác-tin Lu-tơ và Giăng Can-vanh, Đạo Tin lành (SGK - trang 15).
Câu 13. Nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của phong trào Cải cách tôn giáo ở Tây Âu trong các thế kỉ XVI - XVII là do Giáo hội Thiên Chúa
A. là bệ đỡ tư tưởng của chế độ tư bản chủ nghĩa.
B. thúc đẩy sự phát triển tiến bộ của văn hóa, khoa học.
C. cản trở bước tiến của giai cấp tư sản đang lên.
D. ủng hộ bước tiến của giai cấp tư sản đang lên.
Đáp án đúng là: C
Nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của phong trào Cải cách tôn giáo ở Tây Âu trong các thế kỉ XVI - XVII là do Giáo hội Thiên Chúa cản trở bước tiến của giai cấp tư sản đang lên (SGK 7 - trang 14).
Câu 14. Theo Mác-tin Lu-thơ, con người được Chúa cứu vớt là do
A. có nhiều tài sản.
B. thực hành đầy đủ các nghi lễ.
C. lòng chân thành của đức tin.
D. trung thành tuyệt đối với Giáo hoàng.
Đáp án đúng là: C
Theo Mác-tin Lu-thơ, con người được Chúa cứu vớt là do lòng chân thành của đức tin (SGK 7 - trang 14).
Câu 15. Phong trào Cải cách tôn giáo ở Tây Âu đã
A. khiến Thiên Chúa giáo phân chia thành hai giáo phái.
B. đánh dấu sự sụp đổ của chế độ phong kiến chuyên chế.
C. thủ tiêu triệt để các giáo lí, lễ nghi của Thiên chúa giáo.
D. thúc đẩy sự bùng nổ của phong trào văn hóa Phục hưng.
Đáp án đúng là: A
Phong trào Cải cách tôn giáo ở Tây Âu đã khiến Thiên Chúa giáo phân chia thành hai giáo phái: Cựu giáo và Tân giáo (SGK 7 - trang 15).
Bài giảng Lịch sử 7 Bài 4: Phong trào cải cách tôn giáo - Cánh diều
Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Lịch sử 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 3: Phong trào văn hóa phục hưng
Bài 5: Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu trung đại
Bài 6: Khái quát tiến trình lịch sử Trung Quốc