Với giải sách bài tập Địa Lí 11 Bài 11: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Đông Nam Á sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa Lí 11. Mời các bạn đón xem:
Sách bài tập Địa Lí 11 Bài 11: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Đông Nam Á
Câu 1 trang 31 SBT Địa Lí 11: Lựa chọn đáp án đúng.
1.1 trang 31 SBT Địa Lí 11: Khu vực Đông Nam Á nằm giữa những đại dương nào?
A. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
B. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
C. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.
D. Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
1.2 trang 31 SBT Địa Lí 11: Eo biển có vai trò quan trọng đối với hàng hải ở Đông Nam Á là
A. Ba-xơ. B. Ma-gien-lăng. C. Ma-lắc-ca. D. Mô-dăm-bích.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
1.3 trang 31 SBT Địa Lí 11: Quốc gia duy nhất không giáp biển ở khu vực Đông Nam Á là
A. Mi-an-ma. B. Lào. C. Cam-pu-chia. D. Bru-nây.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
1.4 trang 31 SBT Địa Lí 11: Hồ nước ngọt có diện tích lớn nhất Đông Nam Á là
A. In-lê. B. Bê-ra. C. Ba Bể. D. Tôn-lê Sáp.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
A. Đất trồng phong phú.
B. Khí hậu nhiệt đới.
C. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.
D. Nhiều đồng bằng đất đai màu mỡ.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
1.6 trang 31 SBT Địa Lí 11: Đồng bằng nào sau đây không thuộc khu vực Đông Nam Á lục địa?
A. Đồng bằng sông Hồng. B. Đồng bằng sông Mê Công.
C. Đồng bằng Xu-ma-tra. D. Đồng bằng sông Xa-lu-en.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
A. Mạng lưới dày đặc, nhiều sông lớn, chế độ nước theo mùa.
B. Mạng lưới thưa thớt, sông nhiều nước quanh năm.
C. Mạng lưới dày đặc, nhiều sông lớn, chế độ nước không thay đổi.
D. Mạng lưới thưa thớt, ít sông lớn, chế độ nước theo mùa.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
1.8 trang 31 SBT Địa Lí 11: Khoáng sản có trữ lượng lớn nhất thế giới ở khu vực Đông Nam Á là
A. thiếc. B. sắt. C. bô-xít. D. dầu mỏ.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
A. đồng bằng ven biển và đồng bằng châu thổ.
B. đồng bằng châu thổ và đồng bằng núi lửa.
C. đồng bằng ven biển và bán bình nguyên.
D. đồng bằng ven biển và đồng bằng núi lửa.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
1.10 trang 31 SBT Địa Lí 11: Đặc điểm dân cư nào sau đây không đúng với khu vực Đông Nam Á?
A. Số dân đông.
B. Tỉ lệ tăng tự nhiên có xu hướng tăng.
C. Cơ cấu dân số trẻ, một số quốc gia đang trong quá trình già hoá dân số.
D. Mật độ dân số cao.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
A. Ma-lai-xi-a. B. Thái Lan.
C. Phi-lip-pin. D. In-đô-nê-xi-a.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
a) Phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hoá của người dân các nước Đông Nam Á có nhiều nét tương đồng.
b) Đông Nam Á là nơi ra đời của nhiều tôn giáo lớn trên thế giới như Thiên chúa giáo, Phật giáo, Hồi giáo,...
c) Mức sống của người dân các nước trong khu vực và giữa các bộ phận dân cư trong một nước tương đối đồng đều.
d) Khu vực Đông Nam Á có tình hình chính trị, xã hội tương đối ổn định.
Lời giải:
Đáp án: Câu b và c sai.
b) Đông Nam Á là nơi có sự xuất hiện của nhiều tôn giáo lớn trên thế giới như Thiên chúa giáo, Phật giáo, Hồi giáo,...
c) Mức sống của người dân các nước trong khu vực và giữa các bộ phận dân cư trong một nước vẫn còn chênh lệch nhiều.
Khu vực
|
Đặc điểm
|
|
a) Địa hình bị chia cắt bởi các dãy núi chạy theo hướng tây bắc - đông nam hoặc bắc — nam. |
1. Đông Nam Á lục địa |
b) Núi trẻ và nhiều núi lửa, nhiều đảo. |
|
c) Khí hậu nhiệt đới gió mùa.
|
2. Đông Nam Á hải đảo |
d) Khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu xích đạo và cận xích đạo. |
|
e) Các sông thường ngắn và có nhiều nước. |
|
g) Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều sông lớn. |
Lời giải:
Đáp án: Ghép: 1 - a, c, g 2- b, d, e
Lời giải:
Đáp án: Ảnh hưởng:
- Thuận lợi: Tạo nên nền nông nghiệp nhiệt đới với cơ cấu cây trồng, vật nuôi đa dạng; năng suất cao; tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá xuất khẩu có giá trị;....
- Khó khăn: Thường chịu ảnh hưởng của thiên tai: bão, lũ lụt, khô hạn,... Khí hậu nhiệt đới làm gia tăng dịch bệnh, sâu hại.
Câu 5 trang 33 SBT Địa Lí 11: Cho bảng số liệu:
SỐ NĂM ĐI HỌC TRUNG BÌNH CỦA NGƯỜI TỪ 25 TUỔI TRỞ LÊN CỦA MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ THẾ GIỚI NĂM 2000 VÀ NĂM 2020
(Đơn vị: năm)
Quốc gia/ Năm |
2000 |
2020 |
Bru-nây |
8,3 |
9,2 |
Lào |
3,9 |
5,4 |
Mi-an-ma |
3,5 |
6,4 |
Xin-ga-po |
9,2 |
11,9 |
Việt Nam |
5,6 |
8,4 |
Thế giới |
4,5 |
8,6 |
(Nguồn: Liên hợp quốc, 2022)
Nhận xét về số năm đi học trung bình của người từ 25 tuổi trở lên của một số nước Đông Nam Á.
Lời giải:
- Có sự phân hoá giữa các nước về số năm đi học trung bình của người từ 25 tuổi trở lên trong khu vực Đông Nam Á: Lào và Mi-an-ma thấp hơn mức trung bình của thế giới; Bru-nây, Xin-ga-po và Việt Nam cao hơn hoặc gần bằng mức trung bình của thế giới.
- Các quốc gia đều có sự tiến bộ về chất lượng cuộc sống nên số năm đi học trung bình của người từ 25 tuổi trở lên từ năm 2000 đến năm 2020 tăng với mức độ khác nhau.
- Xin-ga-po là quốc gia có số năm đi học trung bình của người từ 25 tuổi trở lên cao nhất.
Đặc điểm |
Ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội |
- Quy mô và gia tăng dân số: - Cơ cấu dân số: - Phân bố dân cư: - Đô thị hoá: |
|
Lời giải:
Đặc điểm |
Ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội |
- Quy mô và gia tăng dân số: - Cơ cấu dân số: - Phân bố dân cư: - Đô thị hoá: |
- Thuận lợi: + Dân số đông tạo nên thị trường tiêu thụ lớn, thu hút các nhà đầu tư, thúc đẩy kinh tế phát triển. + Cơ cấu dân số trẻ, tạo nên nguồn lao động dồi dào, dự trữ lao động lớn. + Sự đa dạng về dân tộc tạo nên sự phong phú trong văn hóa, tập quán sản xuất. + Đô thị là nơi thu hút dân cư và lao động, thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Hạn chế: + Quy mô dân số lớn đang là sức ép đối với nhiều nước trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo vệ môi trường và giải quyết việc làm. + Một số quốc gia đang trong quá trình già hoá dân số, đặt ra các vấn đề về an sinh xã hội và chăm sóc y tế,... Điều này đòi hỏi các quốc gia trong khu vực cần có những chính sách dân số và phát triển kinh tế phù hợp. + Một số đô thị không cung cấp đủ việc làm, nơi ở, các dịch vụ cơ bản, hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng bị quá tải. |
Xem thêm các bài giải SBT Địa lí lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 10: Thực hành viết báo cáo về sự phát triển công nghiệp của Cộng hoà liên bang Đức
Bài 11: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Đông Nam Á
Bài 12: Kinh tế khu vực Đông Nam Á
Bài 13: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
Bài 14: Thực hành tìm hiểu hoạt động kinh tế đối ngoại của khu vực Đông Nam Á
Lý thuyết Địa lí 11 Bài 11: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Đông Nam Á
I. Phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí
♦ Phạm vi lãnh thổ: Khu vực Đông Nam Á bao gồm 11 quốc gia, có diện tích khoảng 4,5 triệu km, bao gồm hai bộ phận: Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.
♦ Vị trí địa lí
- Nằm ở phía đông nam của châu Á, trong khoảng vĩ độ từ 28°B đến 10°N và trong khoảng kinh độ từ 92°Đ đến 152°Đ.
- Vị trí tiếp giáp:
+ Phía bắc giáp khu vực Đông Á;
+ Phía tây giáp khu vực Nam Á và vịnh Ben-gan;
+ Phía đông giáp Thái Bình Dương;
+ Phía nam giáp Ôxtrâylia và Ấn Độ Dương.
♦ Ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đến phát triển kinh tế - xã hội
- Thuận lợi:
+ Đông Nam Á là cầu nối giữa lục địa Á - Âu với lục địa Ôxtrâylia, nơi giao thoa giữa các luồng sinh vật và các vành đai sinh khoáng tạo nên một khu vực có tài nguyên thiên nhiên phong phú, thuận lợi cho giao lưu, phát triển kinh tế.
+ Khu vực Đông Nam Á có nhiều tuyến đường biển quốc tế quan trọng đi qua, đặc biệt có eo biển Ma-lắc-ca là một trong những đầu mối hàng hải lớn, góp phần vận chuyển hàng hóa từ châu Âu, châu Phi, Nam Á, Tây Nam Á đến Đông Á và ngược lại.
+ Là nơi giao thoa của các nền văn hóa lớn khiến khu vực Đông Nam Á có nền văn hóa đa dạng và đặc sắc.
- Khó khăn:
+ Thường xuyên chịu ảnh hưởng của các thiên tai, như: bão, động đất, núi lửa, sóng thần,...
+ Vị trí địa - chính trị quan trọng của Đông Nam Á đã ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc phòng trong khu vực.
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
1. Địa hình và đất
♦ Đông Nam Á lục địa:
- Địa hình:
+ Bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi chạy theo hướng tây bắc - đông nam hoặc bắc - nam, gây khó khăn cho giao lưu kinh tế.
+ Có các đồng bằng châu thổ do các hệ thống sông lớn bồi đắp và mở rộng dần về phía biển, như: đồng bằng sông Hồng (Việt Nam), đồng bằng sông Mê Nam (Thái Lan), đồng bằng sông Xa-lu-en, đồng bằng sông I-ra oa-đi (Mianma), đồng bằng sông Mê Công...
- Đất: chủ yếu là đất feralit ở miền đồi núi và đất phù sa ở các đồng bằng, thuận lợi phát triển nền nông nghiệp với cơ cấu cây trồng đa dạng.
♦ Đông Nam Á hải đảo:
- Địa hình:
+ Chủ yếu là núi trẻ với nhiều núi lửa;
+ Các đồng bằng phần lớn nhỏ hẹp nằm ven biển, một số đồng bằng lớn có ở các đảo Ca-li-man-tan, Xu-ma-tra, Niu Ghi-nê,...
- Đất: khá màu mỡ.
2. Khí hậu
♦ Đặc điểm khí hậu
- Đại bộ phận khu vực Đông Nam Á nằm trong các đới khí hậu xích đạo và nhiệt đới nên có nhiệt độ cao (trung bình từ 21°C đến 27C), độ ẩm lớn (trung bình trên 80%), lượng mưa nhiều (trung bình từ 1000 mm đến 2000 mm).
+ Đông Nam Á lục địa và phần lớn lãnh thổ Philíppin có kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa.
+ Khu vực Đông Nam Á hải đảo có khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu xích đạo và cận xích đạo.
+ Ở các khu vực có địa hình núi cao, khí hậu có sự phân hóa theo đai cao.
♦ Ảnh hưởng
- Thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, du lịch và cư trú.
- Khó khăn: chịu ảnh hưởng của thiên tai như bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt,...
- Biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng đang trực tiếp ảnh hưởng đến nhiều quốc gia, đặc biệt ở các khu vực ven biển.
3. Sông, hồ
♦ Sông:
- Đặc điểm:
+ Đông Nam Á lục địa, có mạng lưới sông ngòi dày đặc với nhiều sông lớn như: Mê Công, Iraoađi, Hồng, Mê Nam,... Chế độ nước sông theo mùa.
+ Đông Nam Á hải đảo, sông thường ngắn và có nhiều nước.
- Vai trò:
+ Cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất;
+ Là địa bàn đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản;
+ Một số sông có tiềm năng lớn về thủy điện, giao thông vận tải....
♦ Hồ:
- Đặc điểm: Đông Nam Á có nhiều hồ tự nhiên, như: hồ Tônlê Sáp (Campuchia), hồ Inlê (Mianma), hồ Mêra (Malaixia), hồ Tôba (Inđônêxia),...
- Vai trò:
+ Điều tiết dòng chảy.
+ Là nơi trữ nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất;
+ Phát triển hoạt động khai và nuôi trồng thuỷ sản;
+ Nhiều hồ có cảnh quan đẹp thuận lợi để phát triển du lịch...
4. Sinh vật
- Đông Nam Á là khu vực có tài nguyên sinh vật và mức độ đa dạng sinh học phong phú bậc nhất thế giới.
- Diện tích rừng nhiệt đới của Đông Nam Á khoảng 2 triệu km2 với hai hệ sinh thái chính là: rừng mưa nhiệt đới và rừng nhiệt đới gió mùa. Trong rừng có nhiều loại gỗ quý, trữ lượng lớn như lim, nghiến, táu,... Đây là cơ sở quan trọng để cung cấp nguồn nguyên, vật liệu cho các ngành kinh tế, đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ.
- Tài nguyên sinh vật trong khu vực đang bị khai thác quá mức, đặc biệt là nạn phá rừng để lấy gỗ và đất cho canh tác nông nghiệp đang trở thành vấn đề cấp bách tại nhiều quốc gia.
5. Khoáng sản
- Tài nguyên khoáng sản của Đông Nam Á đa dạng, nhiều loại có trữ lượng lớn như thiếc, than đá, sắt, bộ-xít, dầu mỏ, khí tự nhiên,...
- Khoáng sản là tài nguyên quan trọng cung cấp nguyên, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp: nhiệt điện, luyện kim, hoá dầu,... và tạo ra nguồn hàng xuất khẩu có giá trị cho nhiều nước.
6. Biển
- Đông Nam Á có vùng biển rộng lớn thuộc Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương;
- Vùng biển Đông Nam Á giàu hải sản, khoáng sản, có nhiều bãi biển đẹp, nhiều vịnh biển có thể xây dựng các cảng nước sâu,... tạo thuận lợi cho hầu hết quốc gia trong khu vực phát triển các ngành kinh tế biển.
III. Dân cư và xã hội
1. Dân cư
♦ Đặc điểm
- Quy mô sân số: Đông Nam Á có số dân đông, chiếm khoảng 8% số dân thế giới (năm 2020, dân số Đông Nam Á đạt 668.4 triệu người).
- Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên: có xu hướng giảm nhưng vẫn còn ở mức cao.
- Cơ cấu dân số:
+ Cơ cấu giới tính tương đối cân bằng. Năm 2020, tỉ lệ nam chiếm 49,98% và tỉ lệ nữ chiếm 50,02% tổng số dân.
+ Nhìn chung, khu vực Đông Nam Á có cơ cấu dân số trẻ. Tuy nhiên, một số quốc gia đang trong quá trình già hoá dân số.
- Thành phần dân cư: Đông Nam Á có nhiều nhóm dân tộc khác nhau.
+ Đông Nam Á lục địa là nơi cư trú của người Việt, Thái, Miến Điện,...
+ Người Mã Lai là nhóm dân tộc lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á hải đảo.
+ Người Hoa sinh sống rải rác trên toàn khu vực, tập trung nhiều hơn ở khu vực Đông Nam Á hải đảo.
- Mật độ dân số: mật độ dân số trung bình là 148 người/km (năm 2020); dân cư phân bố không đồng đều giữa các khu vực và giữa các quốc gia:
+ Đồng bằng và các vùng ven biển có dân cư tập trung đông, vùng núi có dân cư thưa thớt.
+ Xingapo là nước có mật độ dân số cao nhất (8 019 người/km2), Lào là nước có mật độ dân số thấp nhất (32 người/km2) khu vực năm 2020.
- Vấn đề đô thị hóa:
+ Tỉ lệ dân thành thị của khu vực chưa cao (năm 2020 là 49%), có sự phân hóa giữa các quốc gia và có xu hướng tăng nhanh ở nhiều quốc gia (Philíppin, Inđônêxia).
+ Các siêu đô thị của khu vực bao gồm: Manila (Philíppin), Băng Cốc (Thái Lan), Giacácta (Inđônêxia).
♦ Ảnh hưởng
- Thuận lợi:
+ Dân số đông tạo nên thị trường tiêu thụ lớn, thu hút các nhà đầu tư, thúc đẩy kinh tế phát triển.
+ Cơ cấu dân số trẻ, tạo nên nguồn lao động dồi dào, dự trữ lao động lớn.
+ Sự đa dạng về dân tộc tạo nên sự phong phú trong văn hóa, tập quán sản xuất.
+ Đô thị là nơi thu hút dân cư và lao động, thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Hạn chế:
+ Quy mô dân số lớn đang là sức ép đối với nhiều nước trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo vệ môi trường và giải quyết việc làm.
+ Một số quốc gia đang trong quá trình già hoá dân số, đặt ra các vấn đề về an sinh xã hội và chăm sóc y tế,... Điều này đòi hỏi các quốc gia trong khu vực cần có những chính sách dân số và phát triển kinh tế phù hợp.
+ Một số đô thị không cung cấp đủ việc làm, nơi ở, các dịch vụ cơ bản, hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng bị quá tải.
2. Xã hội
♦ Đặc điểm
- Phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa của người dân các nước có nhiều nét tương đồng.
- Có sự xuất hiện của hầu hết các tôn giáo lớn trên thế giới như: Thiên chúa giáo, Phật giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo...
- Mức sống của người dân các nước trong khu vực và giữa các bộ phận dân cư trong một nước vẫn còn chênh lệch nhiều. Xingapo, Brunây là những nước có mức sống cao nhất trong khu vực.
- Khu vực Đông Nam Á có tình hình chính trị, xã hội tương đối ổn định.
♦ Ảnh hưởng
- Sự tương đồng về nhiều mặt trong đời sống văn hóa là cơ sở thuận lợi để các quốc gia hợp tác cùng phát triển.
- Sự ổn định về chính trị - xã hội là điều kiện thuận lợi để các quốc gia trong khu vực giao lưu hợp tác và phát triển kinh tế - xã hội.