Lý thuyết GDCD 8 Bài 10 (Chân trời sáng tạo 2024): Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

1.1 K

Với tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 8 Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết cùng với 15 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Giáo dục công dân 8.

Lý thuyết GDCD 8 Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

A. Lý thuyết GDCD 8 Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

1. Lao động là gì? Tầm quan trọng của lao động

- Khái niệm: Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội.

- Tầm quan trọng của lao động:

+ Là hoạt động chủ yếu, quan trọng nhất của con người,

+ Là nhân tố quyết định sự tồn tại, phát triển của xã hội.

Lý thuyết GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

2. Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa cụ của công dân

a. Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân:

- Mọi công dân có quyền dùng sức lao động của mình để học nghề, tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp đem lại thu nhập cho bản thân, gia đình và xã hội.

- Mọi người đều có nghĩa vụ lao động để tự nuôi sống bản thân, nuôi sống gia đình góp phần sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội duy trì và phát triển đất nước.

- Quy định của pháp luật về lao động chưa thành niên: Cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm các công việc, ở các nơi làm việc theo quy định tại Bộ luật Lao động năm 2019.

Lý thuyết GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

b. Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người lao động:

- Quyền lao động của người lao động:

+ Làm việc;

+ Tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp;

+ Học nghề, nâng cao trình độ chuyên môn;

+ Không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại công sở,…

Lý thuyết GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

- Nghĩa vụ lao động của người lao động:

+ Thực hiện hợp đồng lao động;

+ Chấp hành kỉ luật lao động, nội quy lao động;

+ Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động…

Lý thuyết GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

c. Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động:

- Quyền của người sử dụng lao động:

+ Tuyển dụng, bố trí, quản lý, điều hành, giám sát lao động;

+ Khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động.

- Nghĩa vụ của người sử dụng lao động:

+ Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác;

+ Tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động.

+ Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.

Lý thuyết GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

3. Trách nhiệm của học sinh

- Học sinh phải tích cực, chủ động tham gia lao động ở gia đình, trường, lớp và cộng đồng.

Lý thuyết GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

- Biết đánh giá, phê phán những biểu hiện chây lười, thụ động trong lao động; phê phán những hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.

B. 15 câu trắc nghiệm GDCD 8 Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

Câu 1. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau: “….. là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội”.

A. Lao động.

B. Sáng tạo.

C. Siêng năng.

D. Kiên trì.

Đáp án đúng là: A

- Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội.

Câu 2. Nhân tố nào dưới đây là hoạt động chủ yếu, quan trọng nhất của con người và quyết định đến sự tồn tại, phát triển của xã hội?

A. Gia đình.

B. Lao động.

C. Của cải.

D. Tiền bạc.

Đáp án đúng là: B

Lao động là hoạt động chủ yếu, quan trọng nhất của con người; lao động cũng đồng thời là nhân tố quyết định sự tồn tại, phát triển của xã hội.

Câu 3. Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định: Công dân có quyền

A. cưỡng bức và sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động.

B. làm việc, lựa chọn nghề nghiệm, việc làm và nơi làm việc.

C. đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần lí do.

D. phân biệt đối xử và sử dụng lao động chưa thành niên.

Đáp án đúng là: B

Khoản 1, Điều 35, Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định: Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệm, việc làm và nơi làm việc.

Câu 4. Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động có quyền nào dưới đây?

A. Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động.

B. Chấp hành kỉ luật lao động, nội quy lao động.

C. Hưởng lương phù hợp với trình độ, kĩ năng nghề.

D. Tuân theo sự quản lí của người sử dụng lao động.

Đáp án đúng là: C

Điểm b), Khoản 1, Điều 5 của Bộ luật Lao động năm 2019 quy định, người lao động có quyền: Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể

Câu 5. Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019: người lao động có nghĩa vụ nào sau đây?

A. Tự do lựa chọn việc làm và nơi làm việc.

B. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

C. Làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn.

D. Chấp hành kỉ luật lao động, nội quy lao động.

Đáp án đúng là: D

Điểm b), Khoản 2, Điều 5 của Bộ luật Lao động năm 2019 quy định: người lao động có nghĩa vụ chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động;

Câu 6. Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động có quyền lợi nào sau đây?

A. Tuyển dụng, bố trí, quản lí, điều hành, giám sát lao động.

B. Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể.

C. Thiết lập và thực hiện cơ chế đối thoại với người lao động.

D. Tôn trọng danh dự và nhân phẩm của người lao động.

Đáp án đúng là: A

Điểm a), Khoản 1, Điều 6 của Bộ luật Lao động năm 2019 quy định: người sử dụng lao động có quyền tuyển dụng, bố trí, quản lý, điều hành, giám sát lao động; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động;

Câu 7. Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động có nghĩa vụ

A. khen thưởng và xử lí vi phạm kỉ luật lao động.

B. cải thiện đời sống vật chất cho người lao động.

C. tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công.

D. tôn trọng danh dự và nhân phẩm của người lao động.

Đáp án đúng là: D

Điểm a), Khoản 2, Điều 6 của Bộ luật Lao động năm 2019 quy định: người sử dụng lao động có nghĩa vụ: Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; tôn trọng danh dự và nhân phẩm của người lao động.

Câu 8. Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019: lao động chưa đủ 18 tuổi là

A. lao động thành niên.

B. lao động đã qua đào tạo.

C. lao động chưa thành niên.

D. lao động phổ thông.

Đáp án đúng là: C

Khoản 1, Điều 143 của Bộ luật Lao động năm 2019, quy định: lao động chưa thành niên là lao động chưa đủ 18 tuổi.

Câu 9. Chủ thể nào trong tình huống sau đây đã vi phạm quy định của Bộ luật Lao động năm 2019?

Tình huống. Anh M, chị X và chị K đã kí hợp đồng lao động với công ty A (do ông T làm Giám đốc) với thời hạn một năm. Trong quá trình làm việc, anh M thường xuyên bị ông T ngược đãi, nhục mạ, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Mặt khác, ông T cũng thường xuyên thực hiện những hành vi quấy rối tình dục đối với chị X và chị K. Bất bình với thái độ và hành động của ông T, anh M, chị X và chị K đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với công ty A.

A. Anh M.

B. Ông T.

C. Chị X.

D. Chị K.

Đáp án đúng là: B

- Trong tình huống trên, ông T đã vi phạm quy định của Bộ luật Lao động năm 2019, vì: ông T (người sử dụng lao động) có hành vi: ngược đãi, nhục mạ, quấy rối tình dục đối với người lao động.

Câu 10. Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Tình huống. Anh Q (17 tuổi) có sức khỏe tốt. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, nên anh Q đã đến công trường xây dựng ở địa bàn xã X (do ông B làm chủ thầu) để xin vào làm việc. Sau khi hỏi han về độ tuổi, tình trạng sức khỏe và hoàn cảnh của anh Q, ông B rất phân vân, không biết có nên nhận anh Q vào làm không.

Câu hỏi: Nếu là người thân của ông B, em nên tư vấn cho ông B phương án giải quyết như thế nào?

A. Từ chối và giải thích lý do không nhận anh Q vào làm việc.

B. Đồng ý, nhận anh Q vào làm nhưng trả mức lương thấp.

C. Mắng anh Q gay gắt và yêu cầu anh rời khỏi công trường.

D. Đồng ý, nhận anh Q vào làm và trả mức lương phù hợp.

Đáp án đúng là: A

Nếu là người thân của ông B, em nên tư vấn cho ông B phương án giải quyết như sau: Từ chối và giải thích lý do không nhận anh Q vào làm việc (do: Bộ Luật lao động năm 2019 nghiêm cấm việc sử dụng lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm việc tại công trường xây dựng; mặt khác: công việc ở công trường rất nặng nhọc, lại áp lực về thời gian nên không phù hợp với lao động chưa thành niên).

Câu 11. Ý kiến nào dưới đây đúng khi bàn về vấn đề quyền và nghĩa cụ lao động của công dân?

A. Người lao động bị hạn chế chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp.

B. Lao động có vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển của cá nhân.

C. Học sinh chỉ cần tập trung vào học tập, không cần tham gia lao động.

D. Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm việc sử dụng lao động dưới 18 tuổi.

Đáp án đúng là: B

Lao động có vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển của cá nhân là ý kiến đúng.

Câu 12. Trong tình huống sau, chủ thể nào đã vi phạm quy định của Bộ luật lao động năm 2019?

Tình huống. Chị H kí hợp đồng với công ty B (do bà X làm Giám đốc) với vị trí: công nhân khai thác đá. Khi đến công trường khai thác đá, nhận thấy công việc không đúng như khi giao kết hợp đồng, địa điểm và điều kiện làm việc không an toàn, có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng, nên chị H đã từ chối làm việc. Tuy nhiên, bà X không đồng ý, bà đã nhục mạ chị H và đe dọa sẽ kiện chị H vì chị đã vi phạm hợp đồng lao động; không những vậy, bà X còn chỉ đạo một số bảo vệ công trường thực hiện hành vi giam giữ, bắt ép chị H phải làm việc.

A. Chị H.

B. Bà X.

C. Chị H và bà X.

D. Không có nhân vật nào vi phạm.

Đáp án đúng là: B

Trong tình huống trên, bà X đã vi phạm quy định của Bộ luật lao động năm 2019, vì: bà X (người sử dụng lao động) đã có hành vi: nhục mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người lao động; cưỡng ép lao động,…

Câu 13. Hành vi nào dưới đây không vi phạm pháp luật lao động?

A. Chị K nghiêm túc chấp hành nội quy lao động của công ty.

B. Anh T không sử dụng trang bị bảo hộ lao động khi làm việc.

C. Bà M thuê trẻ em 14 tuổi làm việc ở công trường xây dựng.

D. Ông V tự ý đuổi việc người lao động khi chưa hết hạn hợp đồng.

Đáp án đúng là: A

Việc chị K nghiêm túc chấp hành nội quy lao động của công ty không vi phạm pháp luật lao động.

Câu 14. Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Tình huống. Sáng chủ nhật, V có hẹn sẽ cùng đi đá bóng với H. Khi tới nhà bạn H, V thấy H đang giận dỗi mẹ. Sau khi hỏi thăm, V mới biết H có thái độ như vậy là vì mẹ yêu cầu phải lau nhà xong mới được đi chơi. Bạn H rất ấm ức và cho rằng mình còn nhỏ nên không phải làm việc nhà.

Câu hỏi: Trong trường hợp trên, nếu là V, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Không quan tâm, vì việc đó không ảnh hưởng gì đến mình.

B. Khuyên H nên giúp đỡ mẹ những công việc phù hợp với lứa tuổi.

C. Đồng tình với bạn H vì trẻ em không có nghĩa vụ làm việc nhà.

D. Mắng nhiếc H gay gắt vì H lười biếng và không yêu thương mẹ.

Đáp án đúng là: B

Trong trường hợp trên, nếu là V, em nên: giải thích cho H hiểu, lao động là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi người; từ đó khuyên H hãy giúp đỡ mẹ những công việc phù hợp với lứa tuổi.

Câu 15. Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, nên anh T (14 tuổi) muốn đi tìm việc làm thêm trong dịp hè để kiếm tiền phụ giúp bố mẹ. Vì không biết mình có thể làm được việc gì và kiếm được việc làm ở đâu, nên anh T đã tới Trung tâm giới thiệu việc làm A để nhờ sự tư vấn, trợ giúp.

Câu hỏi: Nếu là nhân viên của Trung tâm giới thiệu việc làm A, em nên tư vấn cho anh T lựa chọn công việc nào dưới đây?

A. Sản xuất, vận chuyển hóa chất, khí gas, chất nổ.

B. Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị máy móc công nghiệp.

C. Làm đồ thủ công mĩ nghệ từ nguyên liệu tự nhiên.

D. Sản xuất, kinh doanh cồn, rượu bia, thuốc lá.

Đáp án đúng là: C

Nếu là nhân viên của Trung tâm giới thiệu việc làm A, em nên tư vấn cho anh T lựa chọn công việc: làm đồ thủ công mĩ nghệ từ nguyên liệu tự nhiên. Vì:

- Khoản 1, Điều 147 của Bộ luật Lao động năm 2019 nghiêm cấm sử dụng lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm các công việc, như:

+ Sản xuất, vận chuyển hóa chất, khí gas, chất nổ.

+ Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị máy móc công nghiệp.

+ Sản xuất, kinh doanh cồn, rượu bia, thuốc lá…

Xem thêm các bài tóm tắt Lý thuyết GDCD lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 6: Xác định mục tiêu cá nhân

Lý thuyết Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình

Lý thuyết Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu

Lý thuyết Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

Lý thuyết Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

Đánh giá

0

0 đánh giá