Lý thuyết GDCD 8 Bài 7 (Chân trời sáng tạo 2024): Phòng, chống bạo lực gia đình

2.5 K

Với tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 8 Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết cùng với 15 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Giáo dục công dân 8.

Lý thuyết GDCD 8 Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình

A. Lý thuyết GDCD 8 Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình

1. Thế nào là bạo lực gia đình

- Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.

Lý thuyết GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình

Bạo lực gia đình (tranh minh họa)

2. Các hình thức bạo lực gia đình phổ biến

- Bạo lực thể chất: là hành vi ngược đãi, đánh đập thành viên gia đình, làm tổn thương tới sức khỏe, tính mạng của họ.

- Bạo lực tinh thần: là những lời nói, thái độ, hành vi làm tổn thương tới danh dự nhân phẩm, tâm lý của thành viên gia đình

- Bạo lực kinh tế: là hành vi xâm phạm tới các quyền lợi về kinh tế của thành viên gia đình quyền sở hữu tài sản, quyền tự do lao động,...).

- Bạo lực tình dục: là bất kì hành vi nào mang tính chất cưỡng ép trong các quan hệ tình dục giữa các thành viên gia đình, kể cả việc cưỡng ép sinh con.

Lý thuyết GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình

3. Hậu quả của bạo lực gia đình

- Để lại nỗi đau về thể chất và tinh thần cho người bị bạo lực cũng như người có hành vi bạo lực.

- Làm cho các thành viên trong gia đình bị tổn thương về tâm lí, cơ thể và thậm chí là tính mạng;

- Là một trong những nguyên nhân khiến cho gia đình bị rạn nứt, đổ vỡ.

- Gây ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn và văn minh của xã hội.

Lý thuyết GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình

4. Quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình

- Pháp luật đã quy định về phòng, chống bạo lực gia đình trong Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Luật Hôn nhân và gia đình; Luật Trẻ em; Luật Bình đẳng giới.

5. Kĩ năng phòng, chống bạo lực gia đình

- Để phòng, chống bạo lực gia đình, mỗi thành viên trong gia đình cần: yêu thương, chăm sóc, hỗ trợ lẫn nhau; thực hiện tròn bổn phận và nghĩa vụ của mình; tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về gia đình.

- Các kĩ năng phòng, chống bạo lực gia đình:

+ Trước khi xảy ra bạo lực: nhận diện nguy cơ để tìm đến chỗ an toàn;

+ Trong khi xảy ra bạo lực: lên tiếng phản đối một cách phù hợp, nhờ sự trợ giúp của người thân, hàng xóm hoặc gọi Tổng đài Quốc gia Bảo vệ trẻ em 111;

+ Sau khi xảy ra bạo lực: xem xét mức độ tổn thương (nếu có) và liên hệ với các cơ sở y tế để điều trị và tìm cách hàn gắn mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình.

- Học sinh cần phê phán hành vi bạo lực trong gia đình và cộng đồng một cách phù hợp với hoàn cảnh, lứa tuổi.

Lý thuyết GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình

B. 15 câu trắc nghiệm GDCD 8 Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình

Câu 1. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…) trong khái niệm sau đây: “…… là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình”.

A. Tệ nạn xã hội.

B. Bạo lực gia đình.

C. Vi phạm pháp luật.

D. Bạo lực học đường.

Đáp án đúng là: B

- Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.

Câu 2. Hành vi xâm phạm tới các quyền lợi về kinh tế của thành viên gia đình quyền sở hữu tài sản, quyền tự do lao động,...) - đó là biểu hiện cụ thể của hình thức bạo lực gia đình nào sau đây?

A. Bạo lực thể chất.

B. Bạo lực tinh thần.

C. Bạo lực kinh tế.

D. Bạo lực tình dục.

Đáp án đúng là: C

- Bạo lực kinh tế: là hành vi xâm phạm tới các quyền lợi về kinh tế của thành viên gia đình quyền sở hữu tài sản, quyền tự do lao động,...).

Câu 3. Hành vi mang tính chất cưỡng ép trong các quan hệ tình dục giữa những thành viên gia đình, kể cả việc cưỡng ép sinh con - đó là biểu hiện cụ thể của hình thức bạo lực gia đình nào sau đây?

A. Bạo lực thể chất.

B. Bạo lực tinh thần.

C. Bạo lực kinh tế.

D. Bạo lực tình dục.

Đáp án đúng là: D

- Bạo lực tình dục là bất kì hành vi nào mang tính chất cưỡng ép trong các quan hệ tình dục giữa các thành viên gia đình, kể cả việc cưỡng ép sinh con.

Câu 4. Do ghen tuông vô cớ, anh A thường mắng nhiếc, lăng mạ vợ; thậm chí, anh còn viết thư nặc danh gửi tới nơi vợ làm việc để hạ thấp nhân phẩm, danh dự của vợ.

Câu hỏi: Theo em, trong tình huống trên, anh A đã có hành vi bạo lực gia đình trên phương diện nào?

A. Bạo lực thể chất.

B. Bạo lực kinh tế.

C. Bạo lực tinh thần.

D. Bạo lực tình dục.

Đáp án đúng là: C

Trong tình huống trên, anh A đã có hành vi bạo lực gia đình trên những phương diện tinh thần, vì: anh A thường mắng nhiếc, lăng mạ, hạ thấp danh dự và nhân phẩm của vợ.

Câu 5. Mỗi khi say rượu, ông T thường đánh đập và chửi mắng, lăng mạ vợ con.

Câu hỏi: Theo em, ông T đã có hành vi bạo lực gia đình trên những phương diện nào?

A. Tình dục và kinh tế.

B. Kinh tế và tinh thần.

C. Thể chất và kinh tế.

D. Thể chất và tinh thần.

Đáp án đúng là: D

Trong trường hợp trên, ông T có hành vi bạo lực gia đình trên những phương diện: thể chất (hành vi đánh đập vợ con) và tinh thần (hành vi: chửi mắng, lăng mạ vợ con).

Câu 6. Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề bạo lực gia đình?

A. Vợ chồng cãi vã, xô xát không phải là bạo lực gia đình.

B. Bố mẹ có quyền đánh, mắng con khi con không vâng lời.

C. Người chồng có quyền kiểm soát kinh tế trong gia đình.

D. Bạo lực gia đình gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Đáp án đúng là: D

- Bạo lực gia đình gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng là ý kiến đúng.

- Một số hậu quả của bạo lực gia đình có thể kể tới, như:

+ Gây ảnh hưởng xấu đến hạnh phúc gia đình và trật tự xã hội.

+ Gây thương tích về thân thể, thậm chí gây tử vong; làm tổn thương về tinh thần đối với những người bị bạo lực;...

Câu 7. Nhận định nào sau đây không đúng khi bàn về vấn đề bạo lực gia đình

A. Bạo lực gia đình là một trong những nguyên nhân làm gia đình tan vỡ.

B. Pháp luật Việt Nam chưa có quy định về phòng, chống bạo lực gia đình.

C. Mỗi thành viên trong gia đình cần yêu thương, tôn trọng, hỗ trợ lẫn nhau.

D. Bạo lực gia đình gây ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn và văn minh xã hội.

Đáp án đúng là: B

Pháp luật Việt Nam chưa có quy định về phòng, chống bạo lực gia đình là nhận định không đúng. Vì: Pháp luật Việt Nam đã có nhiều quy định về phòng, chống bạo lực gia đình trong Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Luật Hôn nhân và gia đình; Luật Trẻ em; Luật Bình đẳng giới.

Câu 8. Bạo lực gia đình không gây ra hậu quả nào sau đây?

A. Để lại nỗi đau về thể chất và tinh thần cho người bị bạo lực.

B. Là nguyên nhân duy nhất khiến hạnh phúc gia đình tan vỡ.

C. Ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn và văn minh của xã hội.

D. Là một trong những nguyên nhân khiến gia đình đổ vỡ.

Đáp án đúng là: B

- Hậu quả của bạo lực gia đình:

+ Để lại nỗi đau về thể chất và tinh thần cho người bị bạo lực cũng như người có hành vi bạo lực.

+ Làm cho cá nhân bị tổn thương về tâm lí, cơ thể và thậm chí là tính mạng;

+ Là một trong những nguyên nhân làm cho gia đình bị rạn nứt, đổ vỡ

+ Ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn và văn minh của xã hội.

- Nội dung đáp án B không phù hợp, vì: có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến sự tan vỡ hạnh phúc gia đình (ví dụ: bạo lực gia đình; bất đồng về quan điểm sống,…)

Câu 9. Trước khi xảy ra bạo lực gia đình, chúng ta nên thực hiện hành động nào sau đây?

A. Nhận diện nguy cơ để tìm đến chỗ an toàn.

B. Dùng lời nói tiêu cực để thách thức đối phương.

C. Ở lại nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực gia đình.

D. Tỏ thái độ tiêu cực để khiêu khích đối phương.

Đáp án đúng là: A

Trước khi xảy ra bạo lực gia đình, chúng ta:

+ Nên: nhận diện nguy cơ để tìm đến chỗ an toàn; kiềm chế cảm xúc, lời nói và hành động tiêu cực,…

+ Không nên: dùng lời nói, thái độ tiêu cực để tỏ thái độ thách thức đối phương; ở lại nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực,…

Câu 10. Khi xảy ra bạo lực gia đình, chúng ta nên thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Tỏ thái độ tiêu cực, thách thức.

B. Chủ động tìm người giúp đỡ.

C. Sử dụng bạo lực để đáp trả.

D. Im lặng để tránh bị cười chê.

Đáp án đúng là: B

- Khi xảy ra bạo lực gia đình, chúng ta:

+ Nên: bình tĩnh, kiềm chế những cảm xúc, lời nói và hành động tiêu cực; tìm đường thoát; chủ động nhờ người giúp đỡ (người thân/ hàng xóm/ Tổng đài bảo vệ trẻ em,…)

+ Không nên: dùng lời nói, thái độ tiêu cực; sử dụng hành vi bạo lực để đáp trả hoặc im lặng, che dấu thông tin,…

Câu 11. Sau khi xảy ra bạo lực gia đình, chúng ta không nên thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Liên hệ các cơ sở y tế để điều trị.

B. Giấu giếm, bao che cho đối phương.

C. Nhờ sự trợ giúp từ cơ sở tư vấn tâm lí.

D. Hàn gắn mối quan hệ giữa các thành viên.

Đáp án đúng là: B

- Sau khi xảy ra bạo lực gia đình, chúng ta:

+ Nên: thông báo sự việc với người thân, những người đáng tin cậy; xem xét mức độ tổn thương (nếu có) và liên hệ cơ sở y tế để điều trị; tìm cách hàn gắn mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình,…

+ Không nên: giấu giếm, bao che cho đối phương; tự tìm cách giải quyết bằng những biện pháp tiêu cực.

Câu 12. Trong tình huống sau đây, chủ thể nào đã có hành vi bạo lực gia đình?

Tình huống. Chị B ép buộc chồng (anh T) đưa toàn bộ thu nhập hằng tháng cho chị quản lí. Khi có việc cần chi tiêu, anh T phải hỏi xin vợ nhưng lần nào chị B cũng cằn nhằn, tỏ thái độ khó chịu, có lúc còn không chịu đưa tiền. Do tác động của dịch Covig-19, công việc của anh T không ổn định, thu nhập bị giảm đi nhiều, lúc này, chị B thường xuyên nhiếc móc, lăng mạ và nói anh T là “người vô dụng”.

A. Anh T.

B. Chị B.

C. Anh T và chị B.

D. Không có nhân vật nào.

Đáp án đúng là: B

Trong tình huống trên, chị B đã có hành vi bạo lực gia đình trên phương diện kinh tế và tinh thần, vì:

+ Chị B đã chiếm đoạt, kiểm soát thu nhập của anh T

+ Chị B thường xuyên tỏ thái độ khó chịu, nhiếc móc, lăng mạ, hạ thấp danh dự và nhân phẩm của anh T.

Câu 13. Nhân vật nào dưới đây đã có cách ứng xử chưa phù hợp khi đối diện với tình huống bạo lực gia đình?

A. Bạn V nhờ sự trợ giúp từ cơ sở tư vấn tâm lí khi bị bố mẹ áp đặt, kiểm soát.

B. Chị C tỏ thái độ và lời nói tiêu cực, thách thức khi hai vợ chồng tranh luận.

C. Anh B xin lỗi vợ vì trong lúc say rượu anh đã thiếu kiềm chế, xúc phạm vợ.

D. Thấy bố tức giận, bạn C vội sang nhà hàng xóm để đợi bố bình tĩnh trở lại.

Đáp án đúng là: B

Trong các trường hợp trên, chị C đã có cách ứng xử chưa phù hợp khi đối diện với tình huống bạo lực gia đình. Vì: trước khi xảy ra hoặc khi xảy ra tình huống bạo lực gia đình, các thành viên nên kiềm chế, không tỏ thái độ, cảm xúc hay những hành động tiêu cực, mang tính thách thức đối phương.

Câu 14. Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Tình huống. Bạn X (14 tuổi) có em trai 2 tuổi. Vì công việc bận rộn, nên bố mẹ thường để X trông nom, chăm sóc em. Em trai của X rất hiếu động nên thường vứt đồ chơi khắp nhà và thỉnh thoảng lục tung sách vở trên bàn học khiến X rất tức giận. Bạn X tâm sự với em: “Em trai tớ nghịch ngợm quá, nhiều khi tớ muốn đánh cho nó mấy cái thật đau”.

Câu hỏi: Nếu là bạn thân của X, em nên chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Mặc kệ, không quan tâm vì chuyện đó không liên quan đến mình.

B. Ủng hộ suy nghĩ của X, cần phải phạt để em không nghịch ngợm nữa.

C. Khuyên X nên bao dung hơn và cất gọn đồ dùng xa tầm với của em trai.

D. Khuyên X kiên quyết từ chối khi được mẹ nhờ trông nom, chăm sóc em.

Câu 15. Chị X là hướng dẫn viên du lịch. Do tính chất công việc, nên chị thường xuyên vắng nhà. Thấy vậy, anh T (chồng chị X) nảy sinh nghi ngờ và ghen tuông. Anh thường xuyên xúc phạm, lăng mạ chị X, ép buộc chị X phải nghỉ việc. Nhiều lần, trong bữa ăn, anh T đã mượn rượu để đánh đập và đuổi chị X ra khỏi nhà.

Câu hỏi: Nếu là người thân của chị X, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Khuyên chị X nên nhín nhịn, giữ kín kẻo người ngoài chê cười.

B. Mặc kệ, không quan tâm vì việc này không liên quan đến mình.

C. Khuyên chị X hãy mạnh mẽ đánh lại anh T nếu bị anh T tấn công.

D. An ủi và khuyên chị nên thông báo sự việc với những người tin cậy.

Đáp án đúng là: D

Trong trường hợp trên, nếu là người thân của chị X, em nên:

+ Động viên, an ủi chị X để chị vơi bớt nỗi buồn.

+ Khuyên chị X nên thông báo sự việc với những người đáng tin cậy để nhờ can thiệp.

Xem thêm các bài tóm tắt Lý thuyết GDCD lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 6: Xác định mục tiêu cá nhân

Lý thuyết Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình

Lý thuyết Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu

Lý thuyết Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

Lý thuyết Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

Đánh giá

0

0 đánh giá