Lý thuyết GDCD 8 Bài 6 (Chân trời sáng tạo 2024): Xác định mục tiêu cá nhân

2.2 K

Với tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 8 Bài 6: Xác định mục tiêu cá nhân sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết cùng với 15 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Giáo dục công dân 8.

Lý thuyết GDCD 8 Bài 6: Xác định mục tiêu cá nhân

A. Lý thuyết GDCD 8 Bài 6: Xác định mục tiêu cá nhân

1. Thế nào là mục tiêu cá nhân? Các loại mục tiêu cá nhân?

a. Khái niệm:

- Mục tiêu cá nhân là kết quả cụ thể mà mỗi người mong muốn đạt được trong một thời gian nhất định.

Lý thuyết GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 6: Xác định mục tiêu cá nhân

Mục tiêu cá nhân (minh họa)

b. Phân loại:

- Phân loại theo thời gian, gồm:

+ Mục tiêu ngắn hạn.

+ Mục tiêu dài hạn.

- Phân loại theo lĩnh vực, gồm:

+ Mục tiêu về sức khỏe

+ Mục tiêu về học tập

+ Mục tiêu về gia đình

+ Mục tiêu về sự nghiệp.

+ Mục tiêu về tài chính,...

Lý thuyết GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 6: Xác định mục tiêu cá nhân

Mục tiêu cá nhân theo lĩnh vực (gia đình, sự nghiệp, tài chính,…)

2. Ý nghĩa của việc xác định mục tiêu cá nhân

- Mục tiêu cá nhân có ý nghĩa quan trọng, đóng vai trò định hướng cho hoạt động của con người.

- Mục tiêu có tác dụng tạo động lực để cá nhân quyết tâm hành động.

3. Cách xác định mục tiêu và lập kế hoạch thực hiện mục tiêu

- Xác định mục tiêu cá nhân cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Cụ thể (rõ ràng, chi tiết)

+ Đo lường được (có thể lượng giả được).

+ Khả thi (có khả năng thực hiện).

+ Thực tế (có giá trị với bản thân).

+ Thời gian thực hiện (có lộ trình, thời điểm).

- Cách lập kế hoạch thực hiện mục tiêu gồm 6 bước:

+ Bước 1: Liệt kê các việc cần làm để đạt mục tiêu.

+ Bước 2: Sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên.

+ Bước 3: Xác định thời gian và nguồn lực cần thiết.

+ Bước 4: Thường xuyên đánh giá việc thực hiện mục tiêu của bản thân.

+ Bước 5: Điều chỉnh cách thực hiện nếu hoàn cảnh thay đổi.

+ Bước 6: Cam kết thực hiện kế hoạch.

Lý thuyết GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 6: Xác định mục tiêu cá nhân

Lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân (minh họa)

4. Trách nhiệm của học sinh

- Học sinh cần xác định cho mình mục tiêu cá nhân đúng đắn, phù hợp và lập kế hoạch hành động để đạt được mục tiêu đề ra.

- Trong quá trình thực hiện kế hoạch, cần tập trung, cố gắng vượt qua khó khăn để đạt mục tiêu.

Lý thuyết GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 6: Xác định mục tiêu cá nhân

Học sinh cần lập kế hoạch học tập hiệu quả

B. 15 câu trắc nghiệm GDCD 8 Bài 6: Xác định mục tiêu cá nhân

Câu 1. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau đây: “…..là kết quả cụ thể mà mỗi người mong muốn đạt được trong một thời gian nhất định”.

A. Mục tiêu cá nhân.

B. Kế hoạch cá nhân.

C. Mục tiêu phấn đấu.

D. Năng lực cá nhân.

Đáp án đúng là: A

Mục tiêu cá nhân là kết quả cụ thể mà mỗi người mong muốn đạt được trong một khoảng thời gian nhất định.

Câu 2. Xét theo tiêu chí thời gian, mục tiêu có cá nhân có thể chia thành 2 loại, gồm:

A. mục tiêu học tập và mục tiêu tài chính.

B. mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn.

C. mục tiêu sức khỏe và cống hiến xã hội.

D. mục tiêu trung hạn và mục tiêu dài hạn.

Đáp án đúng là: B

Mục tiêu cá nhân có thể được phân loại theo thời gian, gồm: mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn.

Câu 3. Chia mục tiêu cá nhân thành: mục tiêu sức khỏe, mục tiêu học tập, mục tiêu gia đình, mục tiêu sự nghiệp,… là cách phân loại dựa trên tiêu chí nào sau đây?

A. Thời gian thực hiện.

B. Năng lực thực hiện.

C. Lĩnh vực thực hiện.

D. Khả năng thực hiện.

Đáp án đúng là: C

Mục tiêu cá nhân có thể phân loại theo lĩnh vực thực hiện, thành: mục tiêu phát triển bản thân, gia đình, bạn bè, sức khỏe, học tập, tài chính, cống hiến xã hội…

Câu 4. Chia mục tiêu cá nhân thành: mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn… là cách phân loại dựa trên tiêu chí nào sau đây?

A. Lĩnh vực thực hiện.

B. Khả năng thực hiện.

C. Năng lực thực hiện.

D. Thời gian thực hiện.

Đáp án đúng là: D

Mục tiêu cá nhân có thể phân loại theo thời gian thực hiện, thành: mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn.

Câu 5. Việc xác định mục tiêu cá nhân không mang lại ý nghĩa nào sau đây?

A. Định hướng cho hoạt động của con người.

B. Hạn chế sự phát triển bản thân của cá nhân.

C. Tạo động lực để cá nhân quyết tâm hành động.

D. Giúp mỗi người có động lực hoàn thiện bản thân.

Đáp án đúng là: C

- Mục tiêu cá nhân có ý nghĩa quan trọng:

+ Đóng vai trò định hướng cho hoạt động của con người.

+ Tạo động lực để cá nhân quyết tâm hành động nhằm đạt được ước mơ và hoàn thiện bản thân.

Câu 6. Khi xác định mục tiêu cá nhân cần đảm bảo yêu cầu nào sau đây?

A. Cụ thể.

B. Phi thực tế.

C. Thiếu tính khả thi.

D. Không đo lường được.

Đáp án đúng là: A

- Xác định mục tiêu cá nhân cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Cụ thể (rõ ràng, chi tiết)

+ Đo lường được (có thể lượng giả được).

+ Khả thi (có khả năng thực hiện).

+ Thực tế (có giá trị với bản thân).

+ Thời gian thực hiện (có lộ trình, thời điểm).

Câu 7. Cách lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân bao gồm bao nhiêu bước?

A. 5 bước.

B. 6 bước.

C. 7 bước.

D. 8 bước.

Đáp án đúng là: B

- Cách lập kế hoạch thực hiện mục tiêu gồm 6 bước:

+ Bước 1: Liệt kê các việc cần làm để đạt mục tiêu.

+ Bước 2: Sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên.

+ Bước 3: Xác định thời gian và nguồn lực cần thiết.

+ Bước 4: Thường xuyên đánh giá việc thực hiện mục tiêu của bản thân.

+ Bước 5: Điều chỉnh cách thực hiện nếu hoàn cảnh thay đổi.

+ Bước 6: Cam kết thực hiện kế hoạch.

Câu 8. Ý kiến nào dưới đây đúng khi bàn về vấn đề mục tiêu cá nhân?

A. Chúng ta chỉ cần đặt ra mục tiêu, không cần lập kế hoạch hành động.

B. Mục tiêu cá nhân đóng vai trò định hướng các hoạt động của con người.

C. Chỉ những người nghèo khó, kém cỏi mới cần xác định mục tiêu cá nhân.

D. Những kì vọng mơ hồ, vượt quá khả năng vẫn được gọi là mục tiêu cá nhân.

Đáp án đúng là: B

Mục tiêu cá nhân đóng vai trò định hướng các hoạt động của con người là ý kiến đúng.

Câu 9. Ý kiến nào dưới đây không đúng khi bàn về vấn đề mục tiêu cá nhân?

A. Mục tiêu của mỗi cá nhân phải được chính cá nhân đó xác định.

B. Mục tiêu cá nhân đóng vai trò định hướng các hoạt động của con người.

C. Những kì vọng mơ hồ, vượt quá khả năng vẫn được gọi là mục tiêu cá nhân.

D. Đặt ra mục tiêu là chưa đủ, cần lập kế hoạch hành động để đạt được mục tiêu.

Đáp án đúng là: C

Những kì vọng mơ hồ, vượt quá khả năng vẫn được gọi là mục tiêu cá nhân là ý kiến không đúng, vì: mục tiêu cá nhân cần phải đảm bảo nhiều tiêu chí, như: cụ thể (rõ ràng, chi tiết); khả thi (có thể khả năng thực hiện được),…

Câu 10. Học sinh cần phải lưu ý vấn đề gì khi xác định mục tiêu cá nhân?

A. Đặt mục tiêu vượt quá khả năng thực hiện.

B. Không cần xác định lộ trình thực hiện mục tiêu.

C. Mục tiêu cần cụ thể và phù hợp với khả năng.

D. Không cần lập kế hoạch thực hiện mục tiêu.

Đáp án đúng là: C

Khi xác định mục tiêu cá nhân, học sinh cần lưu ý: xác định những mục tiêu cụ thể, rõ ràng, chi tiết và phù hợp với khả năng của bản thân,…

Câu 11. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng các tiêu chí khi xác định mục tiêu cá nhân?

A. Thực tế.

B. Cụ thể.

C. Khả thi.

D. Mơ hồ.

Đáp án đúng là: D

Các tiêu chí khi xác định mục tiêu cá nhân, gồm:

+ Cụ thể (rõ ràng, chi tiết)

+ Đo lường được (có thể lượng giả được).

+ Khả thi (có khả năng thực hiện).

+ Thực tế (có giá trị với bản thân).

+ Thời gian thực hiện (có lộ trình, thời điểm).

Câu 12. Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Tình huống. Vào kì nghỉ hè năm lớp 8, bạn T có rất nhiều ý tưởng cho những ngày nảy. T dự định sẽ đăng kí học đàn ghi-ta và tự học vẽ tranh trên mạng Internet. Nghĩ là làm, T đăng kí tham gia học đàn và tự học vẽ. Nhưng học được một thời gian ngắn, T cảm thấy chán nản và không biết mình học để làm gì.

Câu hỏi: Nếu là bạn thân của T, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Khuyên T kiên trì, thiết lập lại mục tiêu cá nhân phù hợp.

B. Mặc kệ, không quan tâm vì không liên quan đến mình.

C. Khuyên T từ bỏ mục tiêu vì cố gắng cũng không đạt được.

D. Phê bình T gay gắt vì bạn đã lãng phí thời gian và tiền bạc.

Đáp án đúng là: A

Nếu là bạn thân của T, em nên: khuyên T kiên trì và thiết lập lại mục tiêu cá nhân phù hợp.

Câu 13. Nhân vật nào dưới đây chưa có ý thức trong việc xác lập mục tiêu cá nhân?

A. Bạn P muốn tiết kiệm 200.00 đồng trong 3 tháng để mua quà tặng mẹ.

B. Thấy các bạn đi học thêm tiếng Anh, T cũng đăng kí đi học cùng cho vui.

C. Đầu năm học lớp 8, A quyết tâm học tập để đạt danh hiệu học sinh giỏi.

D. Bạn Y quyết tâm giảm 2kg trong vòng 1 tháng để cơ thể thon gọn hơn.

Đáp án đúng là: B

Bạn T chưa có ý thức trong việc xác lập mục tiêu cá nhân, vì: T không xác định được mục tiêu khi đi học thêm môn tiếng Anh là gì, mục đích của bạn T chỉ muốn vui chơi cùng các bạn.

Câu 14. Bạn P học lớp 8A. Bạn P có thân hình khá gầy nên thường bị các bạn trong lớp trêu chọc. P cảm thấy buồn và quyết tâm thay đổi. Bạn P đặt mục tiêu sẽ cải thiện sức khỏe và hình thể của bản thân sau 6 tháng.

Câu hỏi: Theo em, mục tiêu cá nhân của bạn P thuộc loại mục tiêu nào sau đây?

A. Mục tiêu học tập.

B. Mục tiêu sức khỏe.

C. Mục tiêu sự nghiệp.

D. Mục tiêu tài chính.

Đáp án đúng là: B

Xét theo lĩnh vực, mục tiêu cá nhân của bạn P thuộc loại mục tiêu sức khỏe.

Câu 15. Đầu năm học, V quyết tâm đạt danh hiệu học sinh giỏi. V đã liệt kê các việc cần làm ở trên lớp và ở nhà.

Câu hỏi: Theo em, mục tiêu cá nhân của bạn V thuộc loại mục tiêu nào sau đây?

A. Mục tiêu học tập.

B. Mục tiêu sức khỏe.

C. Mục tiêu sự nghiệp.

D. Mục tiêu tài chính.

Đáp án đúng là: A

Xét theo lĩnh vực, mục tiêu cá nhân của bạn V thuộc loại mục tiêu học tập.

Xem thêm các bài tóm tắt Lý thuyết GDCD lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá