15 câu Trắc nghiệm GDCD 8 Bài 8 (Cánh diều) có đáp án: Lập kế hoạch chi tiêu

1.8 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 8 Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu sách Cánh diều. Bài viết gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm GDCD 8. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm GDCD 8 Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu

Phần 1. 15 câu trắc nghiệm GDCD 8 Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu

Câu 1. Cho các dữ liệu sau:

(1) Thực hiện kế hoạch chi tiêu.

(2) Thiết lập nguyên tắc thu, chi.

(3) Xác định mục tiêu của kế hoạch và thời hạn thực hiện dựa trên số tiền hiện có.

(4) Kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu cho phù hợp.

(5) Xác định các khoản cần chi.

Câu hỏi: Sắp xếp các dữ liệu trên theo đúng thứ tự các bước lập kế hoạch chi tiêu.

A. (1) => (5) => (4) => (2) => (3).

B. (5) => (4) => (3) => (2) => (1).

C. (3) => (5) => (2) => (1) => (4).

D. (4) => (1) => (2) => (5) => (3).

Đáp án đúng là: C

Việc lập kế hoạch chi tiêu cá nhân bao gồm 5 bước:

- Bước 1: Xác định mục tiêu của kế hoạch và thời hạn thực hiện dựa trên số tiền hiện có

- Bước 2: Xác định các khoản cần chi

- Bước 3: Thiết lập nguyên tắc thu, chi

- Bước 4: Thực hiện kế hoạch chi tiêu

- Bước 5: Kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu cho phù hợp.

Câu 2. Em đồng tình với quan điểm nào dưới đây khi bàn về vấn đề lập kế hoạch chi tiêu?

A. Lập kế hoạch chi tiêu giúp chúng ta cân bằng được tài chính.

B. Chỉ những người chi tiêu tùy tiện mới cần lập kế hoạch chi tiêu.

C. Những người giàu có, dư dả thì không cần lập kế hoạch chi tiêu.

D. Học sinh nên tập trung học tập, không nên bận tâm đến tiền bạc.

Đáp án đúng là: A

- Lập kế hoạch chi tiêu giúp chúng ta cân bằng được tài chính là ý kiến đúng.

Câu 3. Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Tình huống. Trong dịp Tết, bạn M nhận được 1.000.000 đồng tiền mừng tuổi. Bạn lên kế hoạch chi tiêu từ khoản tiền này như: mua quà biếu bà nội, mua bộ sách học tiếng Anh, mua một chiếc áo bạn rất thích, trích một phần cho quỹ từ thiện,... Chiều nay, đang ở khu vui chơi với ba người bạn thân, biết M có tiền, các bạn muốn M dùng 600.000 đồng mua vé cho cả nhóm tham gia nhiều trò chơi rất hấp dẫn.

Câu hỏi: Nếu là M, trong trường hợp trên, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?

A. Lảng tránh sang chuyện khác, coi như chưa nghe thấy.

B. Ngay lập tức đồng ý để không làm mất lòng các bạn.

C. Từ chối, lập tức bỏ về nhà, không giải thích gì thêm.

D. Từ chối, giải thích rõ kế hoạch chi tiêu với các bạn.

Đáp án đúng là: D

Nếu là M, trong trường hợp trên, em nên: từ chối lời đề nghị của các bạn; đồng thời giải thích rõ với các bạn về kế hoạch chi tiêu của bản thân.

Câu 4. Thói quen chi tiêu nào dưới đây không hợp lí?

A. Liệt kê những thứ cần mua trước khi đi mua sắm.

B. Chỉ chọn mua những đồ giá rẻ, chất lượng thấp.

C. Chỉ chi tiêu cho những việc thực sự cần thiết.

D. Xác định thứ tự ưu tiên những thứ cần mua.

Đáp án đúng là: B

Chỉ chọn mua những đồ giá rẻ, chất lượng thấp là thói quen chi tiêu không hợp lí, vì: những sản phẩm có chất lượng thấp thường gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và trải nghiệm của người tiêu dùng.

Câu 5. “Một bản danh sách các khoản tiền được phân chia để sử dụng cho những mục đích cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định” - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Quản lí tiền hiệu quả.

B. Kế hoạch tài chính.

C. Mục tiêu tài chính.

D. Kế hoạch chi tiêu.

Đáp án đúng là: D

- Kế hoạch chi tiêu là một bản danh sách các khoản tiền được phân chia để sử dụng cho những mục đích cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định.

Câu 6. Việc lập kế hoạch chi tiêu cá nhân bao gồm bao nhiêu bước?

A. 2 bước.

B. 3 bước.

C. 4 bước.

D. 5 bước.

Đáp án đúng là: D

Việc lập kế hoạch chi tiêu cá nhân bao gồm 5 bước:

- Bước 1: Xác định mục tiêu của kế hoạch và thời hạn thực hiện dựa trên số tiền hiện có

- Bước 2: Xác định các khoản cần chi

- Bước 3: Thiết lập nguyên tắc thu, chi

- Bước 4: Thực hiện kế hoạch chi tiêu

- Bước 5: Kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu cho phù hợp.

Câu 7. Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Tình huống. Thấy một chiếc áo len giá 200.000 đồng đang bày bán ở cửa hàng, X rất muốn mua, nhưng trong ví chỉ còn 150.000 đồng - đây là số tiền X được mẹ cho để tiêu vặt trong một tháng. Nếu là X, trong trường hợp này, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Xin thêm mẹ 50.000 đồng để mua ngay chiếc áo len.

B. Trộm tiền của bố (50.000 đồng) để mua chiếc áo len.

C. Tiết kiệm chi tiêu, đợi khi nào có đủ tiền sẽ mua áo.

D. Vay thêm 50.000 đồng từ các bạn để mua chiếc áo.

Đáp án đúng là: C

Nếu là X, trong trường hợp này, em nên: tiết kiệm chi tiêu, đợi khi nào có đủ tiền sẽ mua chiếc áo len đó.

Câu 8. Sắp tới ngày sinh nhật của mẹ, T muốn mua một món quà tặng mẹ, nhưng số tiền tiết kiệm của T chỉ có 100.000 đồng. Nếu là T, trong trường hợp trên, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Vay thêm tiền của các bạn để mua quà đắt tiền tặng mẹ.

B. Ngó lơ, coi như mình không biết ngày sinh nhật của mẹ.

C. Tự tay làm một món quà nhỏ (thiệp, bánh,…) tặng mẹ.

D. Trộm tiền của bố để có thêm tiền mua quà tặng mẹ.

Đáp án đúng là: C

Nếu là T, trong trường hợp trên, em nên: tự tay làm một món quà nhỏ (ví dụ: thiệp chúc mừng, bánh,…) để tặng mẹ. Việc tự tay chuẩn bị quà tặng mẹ vừa ý nghĩa lại vừa giúp em tiết kiệm, chi tiêu hợp lí.

Câu 9. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của việc lập kế hoạch chi tiêu?

A. Có thể tăng khoản tiết kiệm.

B. Chi tiêu những khoản không cần thiết.

C. Cân đối các khoản thu và chi một cách hợp lí.

D. Chủ động về tài chính trong hiện tại và tương lai.

Đáp án đúng là: B

- Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch chi tiêu là việc làm cần thiết:

+ Giúp chúng ta cân đối các khoản thu và chi một cách hợp lí; tránh được các khoản chi tiêu không cần thiết;

+ Có thể tăng khoản tiết kiệm, chủ động về tài chính trong hiện tại và tương lai.

Câu 10. Chủ thể nào trong tình huống sau đây chưa biết cách chi tiêu hợp lí?

Tình huống. Hễ có tiền là B tiêu hết luôn. Khi thấy bạn bè có món đồ nào trông lạ mắt, B lại xin tiền bố mẹ để mua bằng được. Thấy B nhiều lần mua đồ chơi chỉ một lần là chán, có nhiều thứ chưa dùng đến, bạn C và T khuyên B không nên lãng phí như vậy, nhưng B không nghe.

A. Bạn B.

B. Bạn C.

C.  Hai bạn C và T.

D. Cả ba bạn C, T và B.

Đáp án đúng là: A

Trong tình huống trên, bạn B chưa biết cách chi tiêu hợp lí.

Câu 11. Vừa muốn tiết kiệm chi tiêu, lại vừa muốn làm đẹp, nên chị Q thường đặt mua nhiều loại mĩ phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Nếu là em gái của chị Q, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Không đồng tình nhưng cũng không can ngăn chị Q.

B. Mặc kệ, không quan tâm vì không liên quan đến mình.

C. Ủng hộ chị Q vì cách chi tiêu của chị hợp lí, thông minh.

D. Khuyên chị mua sản phẩm phù hợp, có nguồn gốc rõ ràng.

Đáp án đúng là: D

Nếu là em gái của chị Q, em nên: khuyên chị Q nên mua những sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng để đảm bảo sức khỏe cho bản thân; đồng thời: không cần mua quá nhiều loại mĩ phẩm, chỉ nên mua số lượng vừa đủ nhưng cần chú trọng đến chất lượng và sự phù hợp với cơ địa của bản thân.

Câu 12. Nhân vật nào dưới đây đã biết cách lập kế hoạch chi tiêu hợp lí?

A. Khi đi siêu thị, bạn B đòi mẹ mua cho mình nhiều loại đồ chơi đắt tiền.

B. Bạn X chia số tiền mình có thành nhiều khoản với mục đích khác nhau.

C. Anh A dùng hết số tiền tiết kiệm để mua một chiếc Iphone 14 Pro Max.

D. Chị P dùng tiền lương và vay thêm tiền để mua chiếc túi xách hàng hiệu.

Đáp án đúng là: D

Bạn X đã biết cách lập kế hoạch chi tiêu hợp lí vì: X đã xác định được các khoản cần chi (thông qua việc chia nhỏ số tiền mình có thành nhiều khoản, mỗi khoản sẽ phục vụ cho một mục đích chi tiêu nhất định).

Câu 13. Trong tình huống dưới đây, bạn học sinh nào đã biết cách lập kế hoạch chi tiêu?

Tình huống. V có thói quen ghi chép lại các khoản chi tiêu của mình để đảm bảo cân đối thu - chi, tránh tình trạng chưa hết tháng đã tiêu hết tiền. Thấy vậy, K (bạn thân của V) nói với V rằng: “Cậu đừng tốn công vô ích nữa, mình có tiền, thích mua gì thì cứ mua thôi, ghi chép lại làm gì cho mệt”.

A. Bạn K.

B. Bạn V.

C. Cả hai bạn V và K.

D. Không có bạn học sinh nào.

Đáp án đúng là: B

Trong trường hợp trên, bạn V đã biết cách lập kế hoạch chi tiêu.

Câu 14. Thói quen chi tiêu nào dưới đây là hợp lí?

A. Chỉ chọn mua những đồ có chất lượng thấp và giá cả rẻ nhất.

B. Chỉ chọn mua những hàng hóa đắt tiền và chất lượng tốt nhất.

C. Chỉ mua những thứ thực sự cần thiết và trong khả năng chi trả.

D. Mua tất cả mọi thứ mà mình thích, không quan tâm đến giá cả.

Đáp án đúng là: C

Chỉ mua những thứ thực sự cần thiết và trong khả năng chi trả là thói quen chi tiêu hợp lí.

Câu 15. Em không đồng tình với quan điểm nào sau đây khi bàn về vấn đề lập kế hoạch chi tiêu?

A. Lập kế hoạch chi tiêu giúp ta tránh được các khoản chi tiêu không hợp lí.

B. Lập kế hoạch chi tiêu mất thời gian và tạo ra sự khó chịu khi sử dụng tiền.

C. Mỗi cá nhân đều cần rèn luyện để tạo hình thành thói quen chi tiêu hợp lí.

D. Các thói quen chi tiêu hợp lí sẽ giúp chúng ta đạt được mục tiêu tài chính.

Đáp án đúng là: B

Lập kế hoạch chi tiêu mất thời gian và tạo ra sự khó chịu khi sử dụng tiền là ý kiến  không đúng khi bàn về vấn đề lập kế hoạch chi tiêu.

Phần 2. Lý thuyết GDCD 8 Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu

1. Sự cần thiết phải lập kế hoạch chi tiêu

- Kế hoạch chi tiêu là một công cụ giúp phân bổ tiền bạc cho những mục đích cụ thể trong một thời gian nhất định. 

- Việc lập và thực hiện kế hoạch chi tiêu là rất cần thiết để đảm bảo sự cân đối giữa các khoản thu và chi, từ đó giúp chúng ta tiết kiệm được chi phí không cần thiết và tạo ra khoản tiết kiệm hữu ích cho tương lai. 

- Ngoài ra, việc lập kế hoạch chi tiêu còn giúp chúng ta tự chủ về tài chính, có thể ứng phó với những tình huống bất ngờ và đạt được mục tiêu tài chính của bản thân.

Lý thuyết GDCD 8 Bài 8 (Cánh diều): Lập kế hoạch chi tiêu (ảnh 1)

2. Cách lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch chi tiêu

- Để có thể quản lý tài chính hiệu quả, việc lập kế hoạch chi tiêu là vô cùng quan trọng. Để thực hiện điều này, chúng ta có thể áp dụng 5 bước sau đây: 

+ Bước 1: Xác định mục tiêu cụ thể và thời hạn để hoàn thành dựa trên tài chính hiện có; 

+ Bước 2: Xác định các khoản chi tiêu cần thiết để đạt được mục tiêu đã đề ra; 

+ Bước 3: Thiết lập nguyên tắc thu và chi tiêu hợp lý, cân bằng thu và chi để tránh tình trạng chi lớn hơn thu; 

+ Bước 4: Thực hiện kế hoạch chi tiêu theo đúng nguyên tắc đã đặt ra; 

+ Bước 5: Định kỳ kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu cho phù hợp với tình hình tài chính thực tế. Việc lập kế hoạch chi tiêu sẽ giúp chúng ta tạo thói quen chi tiêu hợp lí, cân đối thu chi hằng tháng, từ đó tránh được những khoản chi không cần thiết và tiết kiệm được nhiều tiền hơn cho tương lai.

Sơ đồ tư duy Lập kế hoạch chi tiêu

Lý thuyết GDCD 8 Bài 8 (Cánh diều): Lập kế hoạch chi tiêu (ảnh 1)

Xem thêm các bài Trắc nghiệm GDCD lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Bài 6: Phòng, chống bạo lực gia đình

Trắc nghiệm Bài 7: Xác định mục tiêu cá nhân

Trắc nghiệm Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu

Trắc nghiệm Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

Trắc nghiệm Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

Đánh giá

0

0 đánh giá