Sách bài tập GDCD 8 Bài 8 (Cánh diều): Lập kế hoạch chi tiêu

1.8 K

Với giải sách bài tập Giáo dục công dân 8 Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Giáo dục công dân 8. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Giáo dục công dân 8 Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu 

Câu 1 trang 50 sách bài tập GDCD 8: Quan sát các hình ảnh dưới đây và cho biết bạn học sinh nào chi tiêu có kế hoạch. Em hãy làm rõ lợi ích của việc chi tiêu có kế hoạch được thể hiện trong mỗi hình ảnh đó.

Quan sát các hình ảnh dưới đây và cho biết bạn học sinh nào chi tiêu có kế hoạch

Trả lời:

- Xác định các nhân vật chi tiêu có kế hoạch:

+ Tranh số 1: nhờ chi tiêu hợp lí mà bạn học sinh nam có thể tự mua đồ dùng học tập cho năm học mới.

+ Tranh số 2: cả 2 bạn học sinh trong tranh đều chưa biết cách chi tiêu hợp lí.

+ Tranh số 3: bạn học sinh nam đã biết chi tiêu hợp lí, bạn ấy chỉ chi tiêu, mua những mặt hàng cần thiết.

+ Tranh số 4: bạn học sinh nữ đã biết chi tiêu hợp lí, nên tiết kiệm được 200.000 đồng.

- Ý nghĩa: nhờ có kế hoạch chi tiêu hợp lí, nên các bạn học sinh đã: cân đối được tài chính; tránh chi tiêu những khoản chi tiêu không cần thiết và tăng thêm khoản tiền tiết kiệm.

Câu 2 trang 50 sách bài tập GDCD 8: Em đồng tình với ý kiến nào dưới đây?

A. Lập kế hoạch chi tiêu giúp chúng ta có thể cân đối các khoản thu và chi khoa học, một cách hợp lí.

B. Khi lập kế hoạch chi tiêu hợp lí, chúng ta có thể tránh được các khoản chi tiêu không cần thiết.

C. Chỉ cần lập kế hoạch quản lí các khoản thu nhập, còn chi tiêu thì không cần thiết.

D. Nếu lập kế hoạch chi tiêu hiệu quả thì có thể tăng khoản tiền tiết kiệm.

Trả lời:

- Đồng tình với ý kiến: A, B, D

- Không đồng tình với ý kiến: C

Câu 3 trang 51 sách bài tập GDCD 8: Em hãy kể tên các bước lập kế hoạch chi tiêu và nêu nội dung của mỗi bước đó.

Các bước lập kế hoạch chi tiêu

Nội dung

1.

1.

2.

2.

3.

3.

4.

4.

5.

5.

Trả lời:

Các bước lập kế hoạch chi tiêu

Nội dung

1. Xác định mục tiêu của kế hoạch và thời hạn thực hiện dựa trên số tiền hiện có

1. Tính toán các khoản tiền có được, đặt mục tiêu tiết kiệm/ chi tiêu trong số tiền hiện có

2. Xác định các khoản cần chi

2. Xác định danh sắc những khoản cần chi tiêu trong tháng cho: nhu cầu thiết yếu; nhu cầu chi tiêu cá nhân và mục tiêu tài chính cá nhân

3. Thiết lập nguyên tắc thu, chi

3. Thiết lập các quy tắc chi tiêu để thực hiện đúng kế hoạch đã đặt ra, bao gồm: chi tiêu vừa đủ cho các nhu cầu thiết yếu, nói không với lãng phí; cắt giảm các khoản chi không cần thiết,…

4. Thực hiện kế hoạch chi tiêu

4. Thực hiện đúng kế hoạch chi tiêu đã đặt ra, thường xuyên theo dõi và ghi chép lại nhật kí chi tiêu của bản thân

5. Kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu cho phù hợp

5. Kiểm tra lại các khoản chi tiêu của mình, cắt giảm/ điều chỉnh những khoản chi tiêu không hợp lí.

Câu 4 trang 51 sách bài tập GDCD 8: Em hãy nhận xét thói quen chi tiêu của các bạn trong mỗi trường hợp dưới đây và rút ra cách chi tiêu hợp lí cho bản thân.

a. P có thói quen chi tiêu tùy hứng, thích đồ gì là mua ngay.

b. Để kiểm soát chi tiêu, H thiết lập các nguyên tắc cho bản thân, nhờ đó tránh được các khoản chi không cần thiết.

c. Trước khi mua hàng, T thường xác định nhu cầu sử dụng của bản thân để xem có cần thiết không và mua bao nhiêu là đủ.

Trả lời:

- Nhận xét:

+ Bạn P chưa biết cách chi tiêu hợp lí; việc duy trì thói quen chi tiêu tùy hứng, thích đồ gì là mua ngay có thể khiến P rơi vào tình trạng tiêu hết số tiền hiện có một cách nhanh chóng…

+ Bạn H và T đã biết cách chi tiêu hợp lí.

Câu 5 trang 51 sách bài tập GDCD 8: Em hãy liệt kê 5 việc làm thể hiện thói quen chi tiêu hợp lí và 5 việc làm thể hiện thói quen chi tiêu không hợp lí.

Việc làm thể hiện thói quen chi tiêu hợp lí

Việc làm thể hiện thói quen chi tiêu không hợp lí

1.

1.

2.

2.

3.

3.

4.

4.

5.

5.

Trả lời:

Việc làm thể hiện thói quen chi tiêu hợp lí

Việc làm thể hiện thói quen chi tiêu không hợp lí

1. Ghi chép các khoản thu – chi để đảm bảo sự cân đối, tránh tình trạng chưa hết tháng đã hết tiền tiêu.

1. Chi tiêu không kiểm soát, thích gì mua nấy

2. Chỉ mua những mặt hàng thiết yếu và trong khả năng chi trả của bản thân

2. Vay tiền để mua hàng hiệu

3. Mua hàng hóa có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng tốt, giá cả phù hợp.

3. Mua hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng kém vì giá rẻ.

4. Liệt kê những thứ cần mua trước khi đi mua sắm; từ đó xác định thứ tự ưu tiên những thứ cần mua.

4. Chi tiêu tùy hứng, không có kế hoạch cụ thể.

5. Chỉ vay tiền khi thực sự cần thiết và phải trả đúng hạn.

5. Vay tiền mỗi khi túng thiếu nhưng không có kế hoạch trả nợ hoặc trả không đúng hạn.

Câu 6 trang 52 sách bài tập GDCD 8Bài học về cách ghi chép chi tiêu

Một số người cảm thấy lập kế hoạch chi tiêu và rèn luyện thói quen chi tiêu hợp lí quả thực rất khó khăn vì chúng ta có rất nhiều thứ cần đến tiền. Nhưng nếu không học cách lập kế hoạch để quản lí thu, chi của bản thân thì cho dù kiếm được bao nhiêu tiền, chúng ta cũng không thể đạt được các mục tiêu tài chính trong tương lai. Đối với các em học sinh, nếu chi tiêu không hợp lí thì dù bố mẹ, người thân cho bao nhiêu tiền cũng khó có thể tiết kiệm. Không học cách chi tiêu, các em cũng không biết được đồng tiền bố mẹ, người thân làm ra vất vả như thế nào. Vì vậy, học cách chi tiêu và rèn luyện thói quen ghi chép chi tiêu là cần thiết với mỗi người.

Chúng ta có thể ghi chép chi tiêu bằng sổ tay hoặc vở. Đây chính là cách ghi chép chi tiêu hằng ngày đơn giản nhất mà mỗi học sinh có thể thực hiện. Cuốn sổ chi tiêu được chia thành các cột ngày, hạng mục chi tiêu, số tiền chi dự tính, số tiền chi thực tế,... Mỗi học sinh cũng có thể tự ghi chép theo những cách phù hợp và dễ theo dõi nhất với bản thân. Từ nhật kí chi tiêu đó, các em có thể hiểu rõ thói quen chi tiêu của mình trong tháng, tổng kết xem mình đã tiêu bao nhiêu cho khoản nào và còn dư bao nhiêu. Các em hãy phân chia thu nhập của mình vào các hạng mục (nhu cầu thiết yếu, giải trí, tiết kiệm, cho đi,...) theo tỉ lệ phần trăm phù hợp, đối chiếu với thói quen chi tiêu để biết mình phân chia quá ít hay quá nhiều cho một khoản nào đó hay không.

Đôi khi, số tiền thực chi của mỗi tháng sẽ thay đổi theo thời gian. Do đó, chúng ta cần phải theo dõi và đối chiếu số tiền dự tính và số tiền chi thực tế mỗi tháng để có cái nhìn chi tiết về cách chi tiêu trong một thời gian dài và có sự điều chỉnh hợp lí.

a) trang 52 sách bài tập GDCD 8: Từ thông tin trên, em hãy cho biết ý nghĩa của việc ghi chép chi tiêu đối với việc rèn luyện thói quen chi tiêu hợp lí.

Trả lời:

Ý nghĩa của việc ghi chép chi tiêu:

- Mỗi người có thể hiểu rõ thói quen chi tiêu của mình trong tháng, tổng kết xem mình đã tiêu bao nhiêu cho khoản nào và còn dư bao nhiêu.

- Theo dõi và đối chiếu số tiền dự tính và số tiền chi thực tế mỗi tháng để có cái nhìn chi tiết về cách chi tiêu trong một thời gian dài và có sự điều chỉnh hợp lí.

b) trang 52 sách bài tập GDCD 8: Em hãy thiết kế một cuốn sổ tay ghi chép chi tiêu theo gợi ý trong thông tin trên và hướng dẫn cách sử dụng cuốn sổ tay đó.

Trả lời:

Mẫu sổ tay ghi chép chi tiêu

Em hãy thiết kế một cuốn sổ tay ghi chép chi tiêu theo gợi ý trong thông tin

Câu 7 trang 52 sách bài tập GDCD 8Bố mẹ cho H tiền để mua đồ dùng học tập và ăn sáng nhưng H mua quà vặt và các đồ dùng không cần thiết. Vẫn chưa thoả mãn nhu cầu của mình, H còn hỏi vay tiền bạn thân là S để mua thêm những thứ đồ xa xỉ.

a) trang 52 sách bài tập GDCD 8: Em hãy nhận xét thói quen chi tiêu của H.

Trả lời:

Thói quen chi tiêu của H là chưa hợp lí, lãng phí tiền vào những mặt hàng không thiết yếu.

b) trang 52 sách bài tập GDCD 8: Nếu là bạn của H, em sẽ khuyên H như thế nào?

Trả lời:

Lời khuyên: H nên lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch chi tiêu; rèn luyện cho mình những thói quen chi tiêu hợp lí hơn.

Câu 8 trang 53 sách bài tập GDCD 8X có thói quen mua hàng chỉ với mục đích được bạn bè để ý hoặc để thể hiện bản thân là người biết cách tiêu tiền. Bạn thân khuyên X không nên chỉ tiêu như vậy, nhưng X gạt đi và cho rằng chi tiêu là phải theo cảm xúc, chỉ cần mình thích và vui là được.

a) trang 53 sách bài tập GDCD 8: Em hãy nhận xét cách sử dụng tiền của X.

Trả lời:

Thói quen chi tiêu của X là chưa hợp lí, lãng phí tiền

b) trang 53 sách bài tập GDCD 8: Nếu là bạn của X, em sẽ khuyên X như thế nào?

Trả lời:

Lời khuyên: X nên lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch chi tiêu; rèn luyện cho mình những thói quen chi tiêu hợp lí hơn, ví dụ như:

+ Liệt kê những thứ cần mua trước khi đi mua sắm; từ đó xác định thứ tự ưu tiên những thứ cần mua.

+ Chỉ mua những thứ cần thiết và trong khả năng chi trả của bản thân.

+ Khảo giá những loại đồ muốn mua ở vài nơi để lựa chọn nơi nào có đồ cùng chất lượng nhưng giá rẻ hơn thì mua.

+ Chỉ vay tiền khi thực sự cần thiết và phải trả đúng hạn.

Câu 9 trang 53 sách bài tập GDCD 8: Em hãy trả lời các câu hỏi liên quan đến kế hoạch chi tiêu của bản thân.

Câu hỏi

Trả lời

1. Mục tiêu của việc lập kế hoạch chi tiêu của em trong năm tới là gì?

 

2. Số tiền dự định để thực hiện mục tiêu đó là bao nhiêu?

 

3. Các khoản chi tiêu hằng tháng của em là gì? Em phân chia bao nhiêu phần trăm cho mỗi khoản chi tiêu đó?

 

4. Hãy liệt kê các cách để em có thể thực hiện mục tiêu của mình.

 

Trả lời:

Câu hỏi

Trả lời

1. Mục tiêu của việc lập kế hoạch chi tiêu của em trong năm tới là gì?

Mỗi tháng tiết kiệm được 50.000 đồng.

2. Số tiền dự định để thực hiện mục tiêu đó là bao nhiêu?

550.000 đồng

3. Các khoản chi tiêu hằng tháng của em là gì? Em phân chia bao nhiêu phần trăm cho mỗi khoản chi tiêu đó?

- Chi tiêu thiết yếu: 65% (357.500 đồng)

- Chi cần thiết nhưng có thể linh hoạt: 15% (82.500 đồng).

- Chi phí phát sinh: 10% (55.000 đồng)

- Tiết kiệm dự phòng: 10% (55.000 đồng)

4. Hãy liệt kê các cách để em có thể thực hiện mục tiêu của mình.

Lập kế hoạch chi tiêu:

- Bước 1. Xác định mục tiêu của kế hoạch và thời hạn thực hiện dựa trên số tiền hiện có;

- Bước 2. Xác định các khoản cần chi;

- Bước 3. Thiết lập nguyên tắc thu, chi;

- Bước 4. Thực hiện kế hoạch chi tiêu;

- Bước 5. Kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu cho phù hợp.

Câu 10 trang 53 sách bài tập GDCD 8: Có quan điểm cho rằng, không quan trọng thu nhập bao nhiêu, số tiền bạn có thể “giữ lại” mới quyết định khả năng giàu có và thành công của bạn.

Em đồng tình hay không đồng tình với quan điểm trên? Vì sao?

Trả lời:

- Đồng tình với quan điểm trên, vì:

+ Tiết kiệm là một trong những biện pháp quan trọng nhất của lập ngân sách và quản lý tiền.

+ Nếu cho nguồn thu nhập cao, nhưng không biết cách chi tiêu hợp lí, thì chúng ta có thể rơi vào tình trạng túng thiếu, nợ nần.

Câu 11 trang 53 sách bài tập GDCD 8: Em hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ dưới đây gắn với sự cần thiết của việc lập kế hoạch chi tiêu và tạo thói quen chi tiêu hợp lí.

A. Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm.

B. Ăn phải dành, có phải kiệm.

C. Làm khi lành, để dành khi đau.

Trả lời:

- Câu tục ngữ “Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm” => Ý nghĩa: nhắc nhở chúng ta về cách sống, cách ứng xử sao cho phù hợp, khôn khéo với hoàn cảnh của chính mình. Để ăn no, mặc ấm mà không phải lo nghĩ rằng ngày mai mình sẽ trở nên thiếu thốn, thì ngay từ hôm nay, chúng ta nên tập lối sống tiết kiệm.

- Câu tục ngữ “Ăn phải dành, có phải kiệm” => Ý nghĩa: nhắc nhở chúng ta về cách sống tiết kiệm (Dành có nghĩa là giữ lại, để lại sau này dùng. Kiệm là viết tắt của tiết kiệm, hiểu theo nghĩa phổ thông, là hành vi giảm thiểu các lãng phí)

- Câu tục ngữ “Làm khi lành, để dành khi đau” => Ý nghĩa: Tranh thủ lúc sức khỏe còn có để lao động. Tiền kiếm được nên để dành lúc ốm đau tuổi già.

Câu 12 trang 53 sách bài tập GDCD 8: Em hãy sử dụng Excel để lập bảng ghi chép nhật kí chi tiêu hằng ngày và giới thiệu với các bạn trong lớp cách sử dụng.

Trả lời:

(*) Tham khảo:

Em hãy sử dụng Excel để lập bảng ghi chép nhật kí chi tiêu hằng ngày

Câu 13 trang 53 sách bài tập GDCD 8: Em hãy viết một bài ngắn để hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu và tạo thói quen chi tiêu hợp lí.

Trả lời:

- Để lập kế hoạch chỉ tiêu, chúng ta có thể thực hiện theo 5 bước cơ bản như sau:

+ Bước 1. Xác định mục tiêu của kế hoạch và thời hạn thực hiện dựa trên số tiền hiện có;

+ Bước 2. Xác định các khoản cần chi;

+ Bước 3. Thiết lập nguyên tắc thu, chi;

+ Bước 4. Thực hiện kế hoạch chi tiêu;

+ Bước 5. Kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu cho phù hợp.

- Mỗi cá nhân cần rèn luyện để tạo thói quen chi tiêu hợp lí, có kế hoạch nhằm cân đối thu chi hằng tháng, tránh tình trạng chi lớn hơn thu.

Xem thêm các bài giải SBT Giáo dục công dân lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 6: Phòng, chống bạo lực gia đình

Bài 7: Xác định mục tiêu cá nhân

Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu

Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

Lý thuyết GDCD 8 Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu

1. Sự cần thiết phải lập kế hoạch chi tiêu

- Kế hoạch chi tiêu là một công cụ giúp phân bổ tiền bạc cho những mục đích cụ thể trong một thời gian nhất định. 

- Việc lập và thực hiện kế hoạch chi tiêu là rất cần thiết để đảm bảo sự cân đối giữa các khoản thu và chi, từ đó giúp chúng ta tiết kiệm được chi phí không cần thiết và tạo ra khoản tiết kiệm hữu ích cho tương lai. 

- Ngoài ra, việc lập kế hoạch chi tiêu còn giúp chúng ta tự chủ về tài chính, có thể ứng phó với những tình huống bất ngờ và đạt được mục tiêu tài chính của bản thân.

Lý thuyết GDCD 8 Bài 8 (Cánh diều): Lập kế hoạch chi tiêu (ảnh 1)

2. Cách lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch chi tiêu

- Để có thể quản lý tài chính hiệu quả, việc lập kế hoạch chi tiêu là vô cùng quan trọng. Để thực hiện điều này, chúng ta có thể áp dụng 5 bước sau đây: 

+ Bước 1: Xác định mục tiêu cụ thể và thời hạn để hoàn thành dựa trên tài chính hiện có; 

+ Bước 2: Xác định các khoản chi tiêu cần thiết để đạt được mục tiêu đã đề ra; 

+ Bước 3: Thiết lập nguyên tắc thu và chi tiêu hợp lý, cân bằng thu và chi để tránh tình trạng chi lớn hơn thu; 

+ Bước 4: Thực hiện kế hoạch chi tiêu theo đúng nguyên tắc đã đặt ra; 

+ Bước 5: Định kỳ kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu cho phù hợp với tình hình tài chính thực tế. Việc lập kế hoạch chi tiêu sẽ giúp chúng ta tạo thói quen chi tiêu hợp lí, cân đối thu chi hằng tháng, từ đó tránh được những khoản chi không cần thiết và tiết kiệm được nhiều tiền hơn cho tương lai.

Đánh giá

0

0 đánh giá