SBT Kinh tế Pháp luật 10 Bài 22 (Kết nối tri thức): Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân

2.5 K

Với giải sách bài tập Kinh tế Pháp luật 10 Bài 22: Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Kinh tế Pháp luật 10. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Kinh tế Pháp luật lớp 10 Bài 22: Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân

Bài tập 1 trang 69 SBT Kinh tế pháp luật 10Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn

Câu a) Chức năng của Toà án nhân dân là

A. thi hành pháp luật, thực hiện quyền hành pháp.

B. bảo vệ công lý, bảo vệ lợi ích của bộ máy chính quyền.

C. xét xử, thực hiện quyền tư pháp.

D. xét xử, kiểm soát hoạt động tư pháp.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu b) Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố nhằm đảm bảo

A. không để người nào bị khởi tố, bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế quyền con người, quyền công dân trái luật.

B. việc bắt, tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù, chế độ tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù theo đúng quy định của pháp luật.

C. mọi vi phạm pháp luật phải được phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh.

D. quyền con người và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, người chấp hành án phạt tù được bảo vệ.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu c) Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân chịu sự giám sát của

A. Quốc hội.

B. Hội đồng nhân dân.

C. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

D. Tất cả các phương án trên.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Bài tập 2 trang 70 SBT Kinh tế pháp luật 10Em hãy cho biết các ý kiến sau đây đúng hay sai. Vì sao?

a. Người dân có thể nộp đơn ở bất cứ Toà án nào để yêu cầu giải quyết những vấn đề của mình.

b. Khi không đồng tình với quyết định của Viện kiểm sát, người dân có thể khiếu nại lên Viện kiểm sát cấp cao hơn để được giải quyết.

c. Một số phiên toà xét xử các vụ án liên quan đến trẻ em sẽ không được xét xử công khai.

d. Bản án của Toà án luôn luôn đúng và không bao giờ bị huỷ.

Lời giải:

- Ý kiến a. Sai, vì Toà án nhân dân được phân chia thành chia thành các cấp ( Tòa án nhân dân cấp huyện, Toà án nhân dân cấp tỉnh, Toà án nhân dân cấp cao, Toà án nhân dân tối cao,... và Toà án chuyên trách), do đó khi cần, người dân cần nộp đơn ở Toà án phù hợp để được giải quyết vấn đề của bản thân.

- Ý kiến b. Đúng, vì Viện kiểm sát nhân dân là một bộ phận của bộ máy nhà nước, được tổ chức và hoạt động theo pháp luật. Viện kiểm sát cấp trên có trách nhiệm kiểm tra, xử lý nghiêm minh vi phạm pháp luật của Viện kiểm sát cấp dưới. Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên có quyền rút, đình chỉ, huỷ bỏ quyết định trái pháp luật của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới. Do đó, nếu không chấp thuận, đồng tình với quyết định của Viện kiểm sát, người dân có thể khiếu nại lên Viện kiểm sát cấp cao hơn.

- Ý kiến c. Đúng, vì một số phiên toà liên quan đến trẻ em cần bảo mật những thông tin liên quan đến trẻ em để tránh gây ảnh hưởng cuộc sống hoặc tương lai sau này của trẻ em nên được xét xử kín.

- Ý kiến d. Sai, vì trong một số trường hợp, bản án của Toà án có thể xảy ra sai sót và sẽ bị huỷ bỏ.

Bài tập 3 trang 70 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em đồng tình hay không đồng tình với hành vi nào sau đây? Vì sao?

a. Cán bộ Viện kiểm sát A kể lại với mọi người trong gia đình diễn biến quá trình điều tra vụ án mà mình đang tham gia.

b. Là thư kí Toà án, chị B luôn tận tình hướng dẫn người dân các thủ tục cần thiết để nộp cho Toà án khi có yêu cầu giải quyết tranh chấp.

c. Trường C tổ chức các phiên toà giả định về những vụ án liên quan đến bạo lực học đường để học sinh theo dõi.

d. Không đồng tình với một số quan điểm của kiểm sát viên tại phiên toà nên ông N đã gửi thư góp ý dù vụ án đó không liên quan gì đến mình.

Lời giải:

- Trường hợp a. Không đồng tình, vì hành vi của cán bộ Viện kiểm sát Alà sai, vi phạm pháp luật, đáng bị phê phán. Hành vi đó đã tiết lộ các thông tin của vụ án, có thể sẽ gây ảnh hưởng xấu đến quá trình điều tra vụ án.

- Trường hợp b. Đồng tình, vì hành vi của chị B là đúng, thực hiện tốt trách nhiệm của bản thân trong công việc, đảm bảo quyền lợi của nhân dân.

- Trường hợp c. Đồng tình, vì thông qua các phiên toà giả định về bạo lực học đường, học sinh được cung cấp kiến thức bổ ích về pháp luật, nâng cao ý thức trong phòng, chống bạo lực học đường.

- Trường hợp d. Đồng tình, Vì việc làm của ông N có thể sẽ hỗ trợ kiểm sát viên phát hiện một số sai sót (nếu có) và đưa ra những quyết định chính xác hơn.

Bài tập 4 trang 71 SBT Kinh tế pháp luật 10Em hãy cho biết Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân có mối quan hệ như thế nào trong hoạt động tư pháp. Giải thích và nêu ví dụ minh hoạ.

Lời giải:

Trong hoạt động tư pháp, Tòa án nhân dân và Việm kiếm sát nhân dân vừa có mối quan hệ phối hợp, vừa có mối quan hệ ức chế lẫn nhau

- Mối quan hệ phối hợp giữa tòa án và Viện kiểm sát nhân dân:

+ Giải thích: Tòa án nhân dân và Việm kiếm sát nhân dân đều có chung nhiệm vụ là đấu tranh, phòng chống tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội và cùng có trách nhiệm là mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh, không để lọt tội phạm và không làm oan người vô tội, tôn trọng quyền và lợi ích của công dân, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Chính từ mục đích chung đó đã hình thành nên mối quan hệ phối hợp giữa Viện kiểm sát và Toà án. Mối quan hệ phối hợp đó cơ bản là quan hệ giữa chức năng xét xử và chức năng buộc tội. Bản thân hai chức năng này có quan hệ biện chứng, hữu cơ với nhau. Không thể xét xử nếu không có sự buộc tội, hay nói cách khác, ở đâu có buộc tội, thì ở đó phát sinh hoạt động xét xử và bào chữa.

+ Ví dụ: Khi Viện kiểm sát làm tốt chức năng buộc tội thì hỗ trợ đắc lực cho chức năng xét xử của tòa án. Ngược lại, Toà án thực hiện chức năng xét xử đúng đắn tạo điều kiện thuận lợi cho Viện kiểm sát thực hành quyền công tố nhà nước và kiểm sát hoạt động tư pháp.

- Mối quan hệ chế ước giữa Tòa án và Viện kiểm sát:

+ Giải thích: Sự tác động qua lại của hai chủ thể (Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân) trong những điều kiện nhất định giúp cho việc thực thi công vụ đúng đắn, tránh lạm quyền; tránh sai sót, vi phạm pháp luật dẫn đến việc xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, nhà nước và xã hội.

+ Ví dụ: dù nhân danh nhà nước thực hành quyền công tố, nhưng viện kiểm sát chỉ đưa ra ý kiến, đề xuất quan điểm giải quyết vụ án còn quyết định về tội trạng, mức hình phạt vẫn là tòa án nhân dân. Tòa án nhân dân cũng không thể tùy tiện đưa ra phán quyết vì: pháp luật quy định Viện kiểm sát có chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp - đó là giám sát việc tuân thủ của hội đồng xét xử tại phiên toà…

Bài tập 5 trang 71 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy xử lý các tình huống sau:

- Tình huống a. M và C chơi thân với nhau. Anh trai của M bị Toà án tuyên phạt án tù do buôn bán trái phép chất ma tuý. M thương anh nên thường xuyên than vãn, kể lể với C, thậm chí nhiều lúc còn bênh vực bảo anh mình bị oan. C rất không đồng tình với việc làm của M nhưng không biết nên góp ý thế nào để M thay đổi.

Nếu là C, em sẽ làm gì?

- Tình huống b. Viện kiểm sát nhân dân và Toà án nhân dân thành phố H phối hợp với trường học của V tổ chức phiên toà giả định để tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho học sinh trong dịp cuối tuần. Tuy nhiên, hôm đó gia đình V lại có việc quan trọng nên bố mẹ yêu cầu V ở nhà. V rất muốn được tới trường tham gia hoạt động cùng các bạn nhưng không biết nên giải thích như thế nào để bố mẹ hiếu.

Nếu là V, em sẽ làm gì?

Lời giải:

- Tình huống a. Nếu là C, em sẽ giải thích cho M hiểu: hành vi buôn bán trái phép chất ma túy của anh trai M là hành vi vi phạm pháp luật, việc Tòa án tuyên phạt án tù cho anh trai C là hoàn toàn đúng. M nên thay đổi suy nghĩ và động viên anh trai cải tạo tốt, vì: khi anh trai M cải tạo tốt, anh trai M có thể được xem xét giảm thời hạn chấp hành án tù.

- Tình huống b. Nếu là V, em sẽ khuyên bố mẹ cho em tới trường để tham dự phiên tòa giả định. Giải thích cho bố mẹ hiểu: việc trực tiếp xem một phiên tòa sẽ giúp em có thêm những kiến thức cần thiết về pháp luật, đồng thời cũng thấy được tác hại của những hành vi trái pháp luật, ảnh hưởng đến đất nước. Từ đó, giáo dục bản thân về hành vi không làm trái pháp luật.

Xem thêm các bài giải SBT Kinh tế pháp luật lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 19: Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam

Bài 20: Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bài 21: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bài 22: Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân

Bài 23: Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 22: Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân

1. Tòa án nhân dân

a) Chức năng của Tòa án nhân dân

- Toà án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp Toà án xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính để bảo vệ công lí, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

- Đồng thời, Toà án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.

b) Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân

- Toà án nhân dân được tổ chức thành:

+ Toà án nhân dân tối cao;

+ Toà án nhân dân cấp cao;

+ Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trục thuộc trung ương.

+ Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

+ Toá án quân sự.

- Mỗi tòa án có một cơ cấu tổ chức riêng được quy định trong luật và được tổ chức độc lập theo thẩm quyền xét xử.

- Toà án nhân dân xét xử công khai, trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự, Toà án nhân dân có thể xét xử kín.

- Toà án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn.

Lý thuyết KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 22: Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân

Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội xét xử sơ thẩm vụ án “Giết người” và “Chống người thi hành công vụ” xảy ra tại thôn Hoành (xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức).

2. Viện kiểm sát nhân dân

a) Chức năng của Viện kiểm sát nhân dân

Chức năng thực hành quyền công tố

- Thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.

- Hoạt động thực hành quyền công tố bao gồm:

+ Khởi tố bị can (để có được quyết định khởi tố bị can, cơ quan công tố phải khởi tố vụ án và điều tra, xác minh);

+ Truy tố bị can ra trước toà án trên cơ sở kết quả điều tra vụ án và chứng minh được người phạm tội;

+ Buộc tội bi cáo và bảo vệ sự buộc tội trước phiên toà bằng cách công bố bản cáo trạng, tham gia xét hỏi, trình bày lời luận tội và tranh luận trước phiên toà sơ thẩm (nếu vụ án bị kháng cáo hoặc kháng nghị thì có mặt để tham gia xét hỏi và trình bày lời kết luận về kháng cáo, kháng nghị trước phiên toà phúc thẩm).

Chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp

- Kiểm sát hoạt động tư pháp là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự; trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật.

b) Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân

- Hệ thống Viện kiểm sát nhân dân Việt Nam bao gồm:

+ Viện kiểm sát nhân dân tối cao

+ Viện kiểm sát nhân dân cấp cao

+ Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.

+ Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện

+ Viện kiểm sát quân sự

- Cơ cấu tổ chức các Viện kiểm sát do luật định, tuy nhiên tất cả các Viện kiểm sát đều do Viện trưởng lãnh đạo.

- Viện Kiểm sát nhân dân do Viện trưởng lãnh đạo. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên. Viện trưởng các Viện kiểm sát cấp dưới chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Đánh giá

0

0 đánh giá