SBT Kinh tế Pháp luật 10 Bài 12 (Kết nối tri thức): Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam

2.8 K

Với giải sách bài tập Kinh tế Pháp luật 10 Bài 12: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Kinh tế Pháp luật 10. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Kinh tế Pháp luật lớp 10 Bài 12: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam

Bài tập 1 trang 39 SBT Kinh tế pháp luật 10: Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn

Câu a) Văn bản pháp luật nào dưới đây có giá trị pháp lí cao nhất?

A. Hiến pháp.

B. Luật và pháp lệnh.

C. Bộ luật và luật.

D. Pháp lệnh, nghị định.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu b) Trong các yếu tố cấu thành hệ thống pháp luật Việt Nam, yếu tố được xem là đơn vị cơ bản (nhỏ nhất) trong hệ thống pháp luật là

A. ngành luật.

B. hệ thống pháp luật.

C. quy phạm pháp luật.

D. chế định luật.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu c) Các quy phạm pháp luật có đặc điểm chung giống nhau để điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội tương ứng là

A. quy phạm pháp luật.

B. chế định pháp luật.

C. ngành luật.

D. hệ thống pháp luật.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu d) Tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội là

A. chế định luật.

B. hệ thống pháp luật.

C. quy phạm pháp luật.

D. ngành luật.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Câu e) Nội dung nào dưới đây không phải là đặc điểm của văn bản áp dụng pháp luật?

A. Do cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức, cá nhân được Nhà nước trao quyền áp dụng pháp luật, ban hành theo thủ tục, trình tự luật định.

B. Mang tính cá biệt, chỉ hướng tới một cá nhân, cơ quan, tổ chức cụ thể.

C. Được áp dụng nhiều lần trong thực tiễn.

D. Được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế nhà nước và dựa trên Cơ sở pháp lý là văn bản quy phạm pháp luật.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Bài tập 2 trang 40 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy cho biết văn bản nào sau đây thuộc hệ thống pháp luật Việt Nam.

a. Nghị quyết số 03/2020/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự trong xét xử tội phạm tham nhũng và các tội phạm khác về chức vụ.

b. Nghị định số 84/2020/NĐ-CP ngày 14 - 6 - 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục năm 2019.

c. Kế hoạch liên tịch số 9337/KHLT/BGDĐT-BCA-BGTVT-TWĐTN-ĐTHVN ngày 04 - 9 - 2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Công an - Bộ Giao thông vận tải - Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh - Đài Truyền hình Việt Nam về tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, xử lí các vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông trong học sinh, sinh viên.

d. Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp.

e. Luật Giáo dục năm 2019.

g. Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội ưu đãi người có công với cách mạng.

Lời giải:

Căn cứ thẩm quyền ban hành, hình thức văn bản và phạm vi áp dụng, các văn bản thuộc hệ thống pháp luật Việt Nam gồm: a, b, d, e, g.

Bài tập 3 trang 41 SBT Kinh tế pháp luật 10: Những văn bản dưới đây là văn bản quy phạm pháp luật hay văn bản áp dụng pháp luật? (Đánh dấu X vào ô tương ứng)

Văn bản pháp luật

VB quy phạm

Pháp luật

VB áp dụng pháp luật

a. Hiến pháp luật, nghị quyết của Quốc hội.

X

 

b. Pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

X

 

c. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.

X

 

d. Bản án của Toà án.

 

X

e. Quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.

X

 

g. Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

X

 

h. Nghị định của Chính phủ.

X

 

i. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

X

 

k. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Thông tư của Chánh án Toà án nhân dân tối cao.

X

 

l. Quyết định điều chuyển cán bộ, viên chức.

 

X

m. Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

X

 

n. Nghị quyết liên tịch giữa Uỷ ban Thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội.

X

 

o. Thông tư liên tịch giữa Chánh án Toà án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng Cơ quan ngang bộ với Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

X

 

p. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của Uỷ ban nhân dân.

X

 

Lời giải:

Văn bản pháp luật

VB quy phạm

Pháp luật

VB áp dụng pháp luật

a. Hiến pháp luật, nghị quyết của Quốc hội.

 

 

b. Pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

 

 

c. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.

 

 

d. Bản án của Toà án.

 

 

e. Quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.

 

 

g. Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

 

 

h. Nghị định của Chính phủ.

 

 

i. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

 

 

k. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Thông tư của Chánh án Toà án nhân dân tối cao.

 

 

i. Quyết định điều chuyển cán bộ, viên chức.

 

 

m. Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

 

 

n. Nghị quyết liên tịch giữa Uỷ ban Thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội.

 

 

o. Thông tư liên tịch giữa Chánh án Toà án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng Cơ quan ngang bộ với Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

 

 

p. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của Uỷ ban nhân dân.

 

 

Bài tập 4 trang 42 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Tình huống. V và K là bạn học cùng lớp 10 đang tranh luận về hệ thống pháp luật Việt Nam. V: Có nhiều văn bản quy phạm pháp luật nhỉ. Cơ quan được quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cũng nhiều, có cả cơ quan trung ương và cơ quan địa phương. Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp xã cũng được ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

K: Ừ, nhiều thật, nhưng tớ không đồng ý với cậu, theo tớ chỉ có Cơ quan trung ương mới được ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

1/ Theo em, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp xã có được ban hành văn bản quy phạm pháp luật không? Vì sao?

2/ Hãy kể tên các cơ quan được ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Lời giải:

- Yêu cầu số 1: Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã được ban hành văn bản quy phạm pháp luật, vì:

+ Văn bản quy phạm pháp luật gồm: văn bản luật và vb dưới luật

+ Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, HĐND và UBND cấp xã có thể ban hành các nghị quyết hoặc quyết định => những nghị quyết của HĐND và quyết định của UBND cấp xã là văn bản dưới luật.

- Yêu cầu số 2: Các cơ quan được ban hành văn bản quy phạm pháp luật:

+ Ủy ban thường vụ Quốc hội

+ Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

+ Chính phủ

+ Chủ tịch nước.

+ Tòa án nhân dân tối cao

+ Viện kiểm sát nhân dân tối cao

+ Hội đồng nhân dân các cấp

+ Ủy ban nhân dân các cấp.

Xem thêm các bài giải SBT Kinh tế pháp luật lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 11: Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật

Bài 12: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam

Bài 13: Thực hiện pháp luật

Bài 14: Giới thiệu về Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bài 15: Nội dung cơ bản của Hiến pháp Việt Nam về chế độ chính trị

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 12: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam

1. Hệ thống pháp luật Việt Nam

- Hệ thống pháp luật Việt Nam là tổng thể các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc. định hướng pháp luật có mối liên hệ mật thiết và thống nhất với nhau, được sắp xếp thành các ngành luật, các chế định pháp luật và được thể hiện trong các văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo những hình thức, thủ tục nhất định để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam.

- Về cấu trúc: hệ thống pháp luật bao gồm: các ngành luật, các chế định pháp luật và các quy phạm pháp luật.

+ Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện để điểu chỉnh quan hệ xã hội theo định hướng và nhằm đạt được những mục đích nhất định.

+ Chế định pháp luật là tập hợp các quy phạm pháp luật có cùng tính chất điều chỉnh nhóm quan hệ xã hội tương ứng trong một hoặc nhiều ngành luật.

+ Ngành luật là tập hợp các quy phạm pháp luật có đặc tính chung để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội.

- Về hình thức: hệ thống pháp luật được thể hiện qua các văn bản quy phạm pháp luật.

Lý thuyết KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 12: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam

Hệ thống pháp luật Việt Nam

2. Văn bản pháp luật Việt Nam

a) Văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam

- Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo một trật tự nhất định mà Nhà nước muốn xác lập).

- Văn bản quy phạm pháp luật gồm các đặc điểm:

+ Có chứa quy phạm pháp luật.

+ Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

+ Hình thức, trình tự, thủ tục ban hành do luật quy đinh.

- Văn bản quy phạm pháp luật gồm văn bản luật và văn bản dưới luật.

+ Văn bản luật là văn bản do Quốc hội ban hành gồm: Hiến pháp, bộ luật, luật, nghị quyết.

+ Văn bản dưới luật gồm có: pháp lệnh, nghị quyết, nghị quyết liên tịch, lệnh, quyết định, nghị định, thông tư, thông tư liên tịch.

Lý thuyết KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 12: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam

b) Văn bản áp dụng pháp luật Việt Nam

- Văn bản áp dụng pháp luật:

+ Là văn bản chứa đựng các quy tắc xử sự cá biệt, mang tính quyền lực nhà nước do cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền hoặc cá nhân, tổ chức xã hội được Nhà nước trao quyền ban hành theo trình tự, thủ tục luật định trên cơ sở áp dụng các quy phạm pháp luật đối với những quan hệ cụ thể, cá biệt nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức nhất định hoặc xác định trách nhiệm pháp lí đối với chủ thể vi phạm pháp luật.

+ Có nội dung cụ thể đối với cá nhân, tổ chức xác định, được thực hiện một lần trong thực tiễn.

 Lý thuyết KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 12: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam

Quyết định điều động và bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh

Đánh giá

0

0 đánh giá