Sách bài tập GDCD 8 Bài 9 (Chân trời sáng tạo): Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

1.5 K

Với giải sách bài tập Giáo dục công dân 8 Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Giáo dục công dân 8. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Giáo dục công dân 8 Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

Phần Củng cố

Bài tập 1 trang 44 SBT GDCD 8: Em hãy kể tên một số loại vũ khí, chất cháy, nổ, chất độc hại mà em biết, sau đó, nêu những nguy cơ tai nạn và hậu quả có thể xảy ra bằng cách hoàn thiện bảng dưới đây

 

Vũ khí

Chất cháy, nổ

Chất độc hại

1. Các loại

 

 

 

2. Nguy cơ gây tai nạn

 

 

 

3. Hậu quả có thể xảy ra

 

 

 

 

Trả lời:

 

Vũ khí

Chất cháy, nổ

Chất độc hại

1. Các loại

Súng, đạn, dao…

Bom, mìn, xăng, khí gas…

Thuốc diệt cỏ, thủy ngân…

2. Nguy cơ gây tai nạn

Gây bị thương

Gây bỏng

Gây hại cho da, ngộ độc

3. Hậu quả có thể xảy ra

Bị thương hoặc tử vong

Bị thương hoặc tử vong

Mắc bệnh hoặc tử vong

Bài tập 2 trang 44 SBT GDCD 8: Em hãy cho biết những ý kiến dưới đây là đúng hay sai. Hãy đánh dấu X vào ô tương ứng và giải thích tại sao

Ý kiến

Đúng

Sai

Giải thích

1. Tự do sử dụng vũ khí cần được Nhà nước và pháp luật tôn trọng.

 

 

 

2. Những loại đạn pháo còn sót lại trong lòng đất sau chiến tranh sẽ không thể phát nổ.

 

 

 

3. Các tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại luôn gây thiệt hại to lớn về người và tài sản.

 

 

 

4. Chỉ những cá nhân nào được Nhà nước giao nhiệm vụ mới được sử dụng vũ khí.

 

 

 

5. Súng săn không gây nguy hiểm lớn nên mọi người được phép sử dụng tự do.

 

 

 

Trả lời:

Ý kiến

Đúng

Sai

Giải thích

1. Tự do sử dụng vũ khí cần được Nhà nước và pháp luật tôn trọng.

 

x

Tự do dùng vũ khí sẽ bị nhà nước xử phạt theo quy định

2. Những loại đạn pháo còn sót lại trong lòng đất sau chiến tranh sẽ không thể phát nổ.

 

x

Có khả năng vẫn phát nổ khi có tác động vật lý

3. Các tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại luôn gây thiệt hại to lớn về người và tài sản.

x

 

Vì là vũ khí, chất cháy nổ có mức độ sát thương rất cao

4. Chỉ những cá nhân nào được Nhà nước giao nhiệm vụ mới được sử dụng vũ khí.

x

 

Ví dụ: Cảnh sát, công an, quân đội

5. Súng săn không gây nguy hiểm lớn nên mọi người được phép sử dụng tự do.

 

x

Súng săn có thể gây ra sát thương, thậm chí gây tử vong

Bài tập 3 trang 45 SBT GDCD 8: Em hãy hoàn thành bảng sau

Trách nhiệm của công dân trong việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

Em hãy hoàn thành bảng sau trang 45 sách bài tập GDCD 8

Trả lời:

1. Tự giác tìm hiểu và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về ề phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

2. Tuyên truyền, vận động bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện tốt các quy định

3. Tố cáo những hành vi vi phạm hoặc xúi giục người khác vi phạm các quy định trên

Bài tập 4 trang 46 SBT GDCD 8: Em hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng

Câu 1 trang 46 SBT GDCD 8: Thuốc trừ sâu, thuốc diệt chuột được xếp vào nhóm nguy cơ gây hại nào dưới đây?

A. Vũ khí.

B. Chất độc hại.

C. Chất thải.

D. Chất nổ.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Câu 2 trang 46 SBT GDCD 8: Dầu hoả là chất gì?

A. Chất cháy.

B. Chất nổ.

C. Chất thải.

D. Chất độc hại.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Câu 3 trang 46 SBT GDCD 8: Ngày Toàn dân phòng cháy, chữa cháy là ngày nào dưới đây?

A. Ngày 4 tháng 10.

B. Ngày 10 tháng 4.

C. Ngày 14 tháng 4.

D. Ngày 14 tháng 10.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Câu 4 trang 46 SBT GDCD 8 : Khi có cháy, nổ xảy ra, chúng ta nên gọi số máy nào dưới đây?

A. 113.

B. 114.

C. 115.

D. 119.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Câu 5 trang 46 SBT GDCD 8: Để phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại, chúng ta cần tránh thực hiện hành vi nào dưới đây?

A. Sử dụng thuốc bảo quản thực phẩm theo đúng quy định.

B. Chuyên chở vũ khí theo sự điều động của Nhà nước.

C. Đốt pháo trong ngày Tết, ngày cưới.

D. Sử dụng bếp gas để nấu ăn.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Câu 6 trang 46 SBT GDCD 8: Hành vi, việc làm nào dưới đây không vi phạm các quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?

A. Cưa bom, đạn pháo chưa nổ để lấy thuốc nổ.

B. Công an sử dụng vũ khí để trấn áp tội phạm.

C. Buôn bán vũ khí, súng đạn.

D. Báo cháy giả.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Câu 7 trang 46 SBT GDCD 8: Quy trình bốn bước để xử lí một vụ cháy lớn được sắp xếp theo thứ tự nào dưới đây?

A. Báo động; cắt điện; gọi 114; dùng phương tiện và lực lượng tại chỗ để chữa cháy.

B. Cắt điện; báo động; gọi 114; dùng phương tiện và lực lượng tại chỗ để chữa cháy.

C. Báo động; cắt điện; dùng phương tiện và lực lượng tại chỗ để chữa cháy; gọi 114.

D. Gọi 114; dùng phương tiện và lực lượng tại chỗ để chữa cháy; báo động; cắt điện.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Phần Luyện tập

Bài tập 5 trang 47 SBT GDCD 8: Em hãy nêu một số biện pháp mà em biết hoặc đã thực hiện để phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hạ

Nguy cơ tai nạn

Biện pháp phòng ngừa

1. Từ vũ khí

 

2. Từ chất cháy, nổ

 

3. Từ chất độc hại

 

Trả lời:

Nguy cơ tai nạn

Biện pháp phòng ngừa

1. Từ vũ khí

Cấm tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng trái phép các loại vũ khí

Tự giác tìm hiểu và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí,

Báo cho cơ quan chức năng khi phát hiện người, tổ chức tàng trữ trái phép vũ khí

 

2. Từ chất cháy, nổ

Cấm tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng trái phép các chất cháy nổ

Tự giác tìm hiểu và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về phòng ngừa tai nạn cháy nổ

Không tàng trữ các chất gây cháy nổ như pháo, bom,..

 

3. Từ chất độc hại

Cấm tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng trái phép các loại chất độc

Không tàng trữ, sử dụng, mua bán trí phép chất độc hại

Bài tập 6 trang 48 SBT GDCD 8: Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi

Bạn P đang ở nhà một mình tại căn hộ tầng 27 của một chung cư 30 tầng. Bất chợt, bạn P phát hiện có tiếng chuông báo cháy. Bạn P liền mở cửa nhà ra và thấy mọi người đang hỗn loạn, một người hàng xóm báo động rằng đang có cháy lớn ở tầng 22, khói đang bốc lên.

Câu hỏi:

Theo em, trong trường hợp này, bạn P cần làm gì? Vì sao?

Trả lời:

Bạn P cần báo động cho mọi người xung quanh, cắt điện, gọi cứu hỏa 114; dùng khăn ướt bịt miệng trùm đầu, đi cúi thấp để có khí oxi , rồi tìm lối thoát hiểm.

Phần Vận dụng

Bài tập 7 trang 48 SBT GDCD 8: Thực hiện dự án “Cuộc sống an toàn”

Em hãy cùng nhóm bạn trong lớp tìm hiểu các quy định của pháp luật về phòng, chống tai nạn cháy, nổ. Sau đó, thiết kế các sản phẩm tuyên truyền để giới thiệu đến người dân ở nơi sinh sống nhằm giúp mọi người nâng cao hiểu biết, ý thức về phòng, chống tai nạn cháy, nổ và đảm bảo an toàn cuộc sống.

Gợi ý: Hình thức thể hiện các sản phẩm tuyên truyền như: tranh vẽ, bài viết, infographic,...

Trả lời:

Tranh vẽ tham khảo:

Thực hiện dự án Cuộc sống an toàn trang 48 sách bài tập GDCD 8

Bài tập 8 trang 48 SBT GDCD 8: Em hãy tìm hiểu về nguy cơ mất an toàn từ các chất độc hại tại nơi em sinh sống và đề xuất các biện pháp phòng tránh những nguy cơ đó. Sau đó, giới thiệu, chia sẻ với các bạn trong lớp về kết quả tìm hiểu của mình.

Trả lời:

Bài tham khảo:

Ở địa phương em chủ yếu sản xuất nông nghiệp, hơn 70% số hộ nông dân mua thuốc ở thị trường tự do; khoảng 90% số hộ sử dụng thuốc không có hướng dẫn và không hiểu biết về độc hại của các loại thuốc sử dụng trong nông nghiệp . Đây là một trong những nguyên nhân làm gia tăng nguồn gây ô nhiễm môi trường và làm ảnh hưởng sức khoẻ của cộng đồng, kể cả sức khoẻ của chính người sử dụng thuốc.

Trên thực tế, tai nạn lao động trong sản xuất nông nghiệp mà bà con nông dân thường gặp phải là do các dụng cụ cắt gây ra, ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật… dẫn đến bệnh ngoài da; tổn thương do sử dụng điện, máy móc, vật tư nông nghiệp chưa đúng cách... Trong khi đó, phần lớn lao động nông nghiệp chưa được qua đào tạo nghề, làm việc theo kinh nghiệm. Nhiều người thiếu kiến thức và kỹ năng sử dụng máy nông nghiệp. Bà con mua máy về tự học, tự làm mà không có người giảng dạy, hướng dẫn bài bản, do vậy dễ dẫn đến những tai nạn thương tâm.

Ngoài ra, những thói quen giản đơn trong lao động đã hạn chế người nông dân tiếp xúc với những kiến thức lao động chuyên môn và kiến thức về an toàn vệ sinh lao động... Mặt khác, do tâm lý đơn giản hóa trong lao động đã khiến người nông dân ít tiếp xúc với những kiến thức chuyên môn và kiến thức về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ). Đơn cử như khi phun thuốc trừ sâu người lao động thường bỏ qua công tác bảo hộ như không dùng khẩu trang, găng tay, ủng bảo hộ... Nhiều trường hợp để thuốc trừ sâu ngay cạnh khu sinh hoạt của gia đình mà không được bảo quản một cách cẩn thận, hay thậm chí có những trường hợp nông dân khi đang pha chế thuốc sâu cũng châm thuốc để hút, lấy tay lau lên mặt hay ăn uống trong quá trình pha chế thuốc.

Bên cạnh đó, do nhận thức yếu kém và chạy theo lợi nhuận kinh tế, một số hộ nông dân sẵn sàng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, không theo hướng dẫn, không tuân thủ thời gian cách ly… để tăng năng suất cây trồng, vô hình chung đã làm cho tình trạng mất an toàn vệ sinh lao động ngày càng tăng mạnh.

Về lâu dài, chính người nông dân sẽ phải đối mặt với những ảnh hưởng đến sức khỏe do sử dụng các loại hóa chất, phân bón, thuốc trừ sâu, sử dụng điện và máy móc thiếu an toàn này.

Để người nông dân tránh được những rủi ro khi tham gia sản xuất nông nghiệp, trước hết các ban, ngành, địa phương, cần tăng cường công tác tập huấn, nâng cao kỹ thuật, tay nghề trong việc vận hành máy móc cho người nông dân; tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn cho nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách, đúng liều lượng, thời gian quy định... Tăng cường rà soát các cơ sở sản xuất có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp.

Về lâu dài, Nhà nước cần triển khai những biện pháp đồng bộ trong nghiên cứu, xây dựng hệ thống pháp luật, lực lượng cán bộ chuyên môn đủ để hướng dẫn nông dân thực hiện những biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong sản xuất.

Xem thêm các bài giải SBT Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 6: Xác định mục tiêu cá nhân

Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình

Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu

Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

Lý thuyết GDCD 8 Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

1. Một số tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại phổ biến

- Một số tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại: bom, mìn nổ, bình ga nổ, nhiễm chất phóng xạ, chất độc da cam, thuốc bảo vệ thực vật, thuỷ ngân,...

- Nguy cơ dẫn đến tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại:

+ Vũ khí: Cưa bom mìn, sử dụng vũ khí tự chế,...

+ Cháy, nổ: Để các đồ dễ bắt lửa sát các đồ tạo nhiệt, chập điện, sử dụng chất nổ trái phép, chất phóng xạ,..

+ Ngộ độc thực phẩm: Sử dụng chất bảo quản, chất phụ gia thực phẩm; kim loại nặng lẫn trong thực phẩm, thực phẩm bị nấm mốc, ôi thiu...

Lý thuyết GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

2. Hậu quả của tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

- Tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại để lại hậu quả: Ảnh hưởng đến sức khỏe thiệt hại tài sản gia đình, cá nhân, xã hội; ô nhiễm môi trường; chết người;...

3. Quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

- Cấm tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng trái phép các loại vũ khí, các chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và chất độc hại.

- Chỉ những cơ quan, tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao nhiệm vụ và cho phép mới được giữ, chuyên chở và sử dụng vũ khí, chất cháy, chất phóng xạ, chất độc hại

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo quản, chuyên chở và sử dụng vũ khí, cháy, nổ, chất phóng xạ, chất độc hại phải được huấn luyện về chuyên môn, có đủ phương tiện cần thiết và luôn tuân thủ quy định về an toàn.

Lý thuyết GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

4. Trách nhiệm của công dân trong việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

- Trách nhiệm của công dân trong việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại:

+ Tự giác tìm hiểu và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

+ Tuyên truyền, vận động bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện tốt các quy định.

+ Tố cáo những hành vi vi phạm hoặc xúi giục người khác vi phạm các quy định trên.

- Thực hiện các biện pháp phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại:

+ Đối với tai nạn bom, mìn: Không cưa, đục, mở, tháo chốt.

+ Đối với tai nạn phòng cháy, chữa cháy: Trang bị các phương tiện chữa cháy, kiểm tra, khắc phục kịp thời nguy cơ cháy, nổ.

+ Đối với tai nạn ngộ độc thực phẩm: Thực hiện việc ăn chín, uống sôi, vệ sinh sạch sẽ, không sử dụng phẩm màu, hoá chất, phụ gia độc hại trong bảo quản, sản xuất và chế biến thực phẩm.

- Học sinh phải tích cực phòng ngừa và chủ động nhắc nhở, tuyên truyền người thân, bạn bè chủ động phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại,…

Lý thuyết GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

Đánh giá

0

0 đánh giá