Sách bài tập GDCD 8 Bài 7 (Chân trời sáng tạo): Phòng, chống bạo lực gia đình

2 K

Với giải sách bài tập Giáo dục công dân 8 Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Giáo dục công dân 8. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Giáo dục công dân 8 Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình

Phần Củng cố

Bài tập 1 trang 32 SBT GDCD 8: Em hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng (có thể chọn nhiều câu trả lời)

Câu 1 trang 32 SBT GDCD 8 : Hành vi nào dưới đây là hành vi bạo lực gia đình?

A. Bố của bạn A thường xuyên đánh đập mẹ và bạn ấy mỗi khi say rượu.

B. Mẹ bạn B thường xuyên la mắng thậm tệ mỗi khi bạn ấy bị điểm kém.

C. Bà P nhiều lần ngược đãi con riêng của chồng, bắt cháu ấy phải nhịn ăn nếu không làm việc nhà.

E. Bố mẹ hạn chế việc cho bạn M sử dụng mạng xã hội, khiến bạn ấy cảm thấy rất buồn.

D. Anh trai của bạn C la mắng bạn ấy vì đã trốn học để đi chơi điện tử.

G. Mẹ của bạn H thường xuyên bắt bạn ấy học bài đến 2 giờ sáng để đạt được kết quả học tập cao.

H. Bố của bạn T bắt bạn ấy phải đi bán vé số mỗi ngày để kiếm tiền.

I. Anh K không cho vợ gặp con gái nếu chị ấy không đưa đủ tiền cho mình.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A,B,C,G,I

Câu 2 trang 32 SBT GDCD 8: Để phòng, chống bạo lực gia đình, mỗi cá nhân cần thực hiện những hành vi nào dưới đây?

A. Thể hiện sự yêu thương, chăm sóc, hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình.

B. Thực hiện tròn bổn phận, trách nhiệm của mình trong gia đình.

C. Thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.

D. Kịp thời ngăn chặn các hành vi bạo lực gia đình.

E. Che giấu cho các hành vi bạo lực gia đình.

G. Không can thiệp vào các hành vi bạo lực gia đình vì cho rằng đó không phải là chuyện của mình.

H. Thông báo cho các tổ chức, cá nhân liên quan để can thiệp, xử lí khi phát hiện các hành vi bạo lực gia đình.

I. Kích động, xúi giục người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A,B,C,D

Câu 3 trang 32 SBT GDCD 8: Theo quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình sửa đổi được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ 1/7/2023, nạn nhân bạo lực gia đình có những quyền nào dưới đây?

A. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khoẻ, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình.

B. Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của pháp luật.

C. Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lí, pháp luật.

D. Được quyền sử dụng vũ khí với người thực hiện hành vi bạo lực gia đình.

E. Được Nhà nước chi trả hoàn toàn chi phí nếu phải điều trị trong các bệnh viện.

G. Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy định của pháp luật.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A,C

Câu 4 trang 32 SBT GDCD 8: Các nạn nhân bị bạo hành nên thực hiện các hành vi nào dưới đây để đảm bảo an toàn?

A. Nhận biết các dấu hiệu mình sắp bị bạo hành.

B. Nói cho hàng xóm hoặc người thân, bạn bè biết để họ có thể giúp đỡ.

C. Lưu trong danh bạ một vài số điện thoại khẩn cấp của cán bộ trong khu phố, Công an địa phương, số 113,.. để liên hệ khi có bạo lực nghiêm trọng.

D. Cố gắng chịu đựng khi bị bạo hành và không chia sẻ với ai.

E. Ghi nhận lại các bằng chứng về bạo hành để làm căn cứ nếu có kiện tụng trước toà.

G. Chủ động học một số kĩ năng tự vệ để bảo vệ bản thân trước các hành vi bạo lực.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A,B,C,E,G

Bài tập 2 trang 34 SBT GDCD 8: Em hãy nối các các hình thức bạo lực gia đình với biểu hiện hành vi tương ứng

Hình thức bạo lực gia đình

 

Biểu hiện hành vi

 

1. Bạo lực thể chất

 

a. Mẹ kế thường xuyên dùng roi để đánh bạn M, khiến cho cơ thể bạn ấy có nhiều vết bầm tím.

 

2. Bạo lực tinh thần

 

b. Bố của bạn H bắt bạn ấy phải nghỉ học, đi làm những công việc nặng nhọc để kiếm tiền.

 

3. Bạo lực kinh tế

 

c. Chị B thường xuyên mắng nhiếc em gái của chồng đang bị tàn tật vì cho rằng cô ấy là gánh nặng của gia đình.

 

4. Bạo lực tình dục

 

d. Anh V thường chì chiết, nhục mạ vợ của mình vì cho rằng chị có trình độ học vấn thấp, kém hiểu biết.

 

 

e. Anh A đã nhiều lần cưỡng ép vợ quan hệ tình dục mặc dù chị không muốn.

Trả lời:

Hình thức bạo lực gia đình

Nối

Biểu hiện hành vi

 

1. Bạo lực thể chất

1-a

a. Mẹ kế thường xuyên dùng roi để đánh bạn M, khiến cho cơ thể bạn ấy có nhiều vết bầm tím.

 

2. Bạo lực tinh thần

2-c

b. Bố của bạn H bắt bạn ấy phải nghỉ học, đi làm những công việc nặng nhọc để kiếm tiền.

 

3. Bạo lực kinh tế

3-b

c. Chị B thường xuyên mắng nhiếc em gái của chồng đang bị tàn tật vì cho rằng cô ấy là gánh nặng của gia đình.

 

4. Bạo lực tình dục

4-e

d. Anh V thường chì chiết, nhục mạ vợ của mình vì cho rằng chị có trình độ học vấn thấp, kém hiểu biết.

 

 

e. Anh A đã nhiều lần cưỡng ép vợ quan hệ tình dục mặc dù chị không muốn.

 

Bài tập 3 trang 34 SBT GDCD 8: Em hãy phân tích tác hại của bạo lực gia đình bằng cách hoàn thành bảng dưới đây

Tác hại của bạo lực gia đình với cá nhân

Tác hại của bạo lực gia đình với gia đình

Tác hại của bạo lực gia đình với xã hội

 

 

 

Trả lời:

Tác hại của bạo lực gia đình với cá nhân

Tác hại của bạo lực gia đình với gia đình

Tác hại của bạo lực gia đình với xã hội

Bạo lực gia đình tác động rất xấu tới sự phát triển thể chất, trí tuệ và đạo đức của trẻ em, cá nhân thành viên. Bạo lực gia đình khiến trẻ em khủng hoảng, mất ngủ, sợ hãi, thiếu tự tin, thất vọng, ảnh hưởng nặng nề đến việc học tập, kỹ năng sống, hòa nhập xã hội của trẻ em, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống

Gánh nặng tài chính cho gia đình; Tổn hại đến mối quan hệ trong gia đình; Làm giảm khả năng lao động của người phụ nữ; Ảnh hưởng đến trẻ em khi phải chứng kiến bạo lực; Làm giảm tiêu chuẩn chất lượng sống của phụ nữ và trẻ em;

Bạo lực gia đình ảnh hưởng đến sự an toàn, sức khỏe và trật tự xã hội, đến kinh tế thông qua các chi phí chữa bệnh, nghỉ ốm và mất năng suất lao động từ phía nạn nhân.

Bài tập 4 trang 34 SBT GDCD 8: Em hãy đọc câu danh ngôn dưới đây và trả lời câu hỏi

“Trẻ con là hạt giống hoặc của hoà bình hoặc của bạo lực trong tương lai, phụ thuộc vào cách chúng được chăm sóc và khuyến khích. Bởi vậy, gia đình và môi trường cộng đồng phải được gieo mầm đề nuôi trồng một thế giới công bằng và giàu tình hữu nghị hơn, một thế giới vì cuộc sống và hi vọng”.

Câu hỏi:

Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của câu danh ngôn trên?

Trả lời:

Qua câu danh ngôn trên ta có thể hiểu rằng gia đình là cái nôi cho sự phát triển của trẻ nhỏ, là sự ươm mầm cho trẻ nhỏ từ khi chào đời tới lúc trưởng thành, trẻ em phụ thuộc vào quá trình nuôi dưỡng từ gia đình có tác động lớn tới sự hình thành tính cách và thói quen của trẻ, nếu gia đình sống hạnh phúc yêu thương lẫn nhau sẽ giúp trẻ có tính cách tốt, nếu gia đình không hòa thuận, bố mẹ không gương mẫu cũng tác động không tốt tới tâm lý của trẻ nhỏ. Vì vậy mọi gia đình cần nuôi dưỡng tâm hồn cho trẻ thật tốt ngay từ những ngày còn thơ bé.

Phần Luyện tập

Bài tập 5 trang 35 SBT GDCD 8: Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi

Bài tập 5 trang 35 SBT GDCD 8 CTST. Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi.

Tình huống 1. Vợ chồng chị T cưới nhau được mười năm và có với nhau một cô con gái. Chồng chị T là một người nghiện rượu và vũ phu. Mỗi khi say rượu, anh ta lại đánh, chửi hai mẹ con chị T thậm tệ. Có lần, chị T phải nhập viện cấp cứu do bị chồng đánh. Tuy nhiên, vì muốn giữ gìn hạnh phúc gia đình, chị T vẫn âm thầm chịu đựng những trận đòn roi. Không những thế, vì sống ở nông thôn, ngại hàng xóm chê cười nên chị T không dám tâm sự, thổ lộ với ai về việc mình và con gái thường xuyên bị bạo lực gia đình, điều này càng khiến chị ấy cảm thấy bế tắc.

Tình huống 2. Bạn P thường xuyên bị mẹ kế la mắng, đánh đập. Mỗi lần không hài lòng với hành vi, việc làm hoặc kết quả học tập của bạn P, mẹ kế lại phạt và nhốt bạn ấy vào nhà kho, không cho ăn cơm, gặp gỡ bạn bè. Không những thế, mẹ kế còn đe doạ và yêu cầu bạn P không được nói chuyện bị phạt với ai, nếu nói ra thì sẽ không cho bạn ấy gặp mẹ ruột nữa.

Câu hỏi:

– Hành vi của chồng chị T và mẹ kế của bạn P là biểu hiện của hình thức bạo lực gia đình nào?

– Hành vi của chồng chị T và mẹ kế của bạn P có thể bị pháp luật xử lí như thế nào?

– Nếu em là chị T và bạn P, em sẽ làm gì?

Trả lời:

- Hành vi của chồng chị T và mẹ kế của bạn P là biểu hiện của bạo lực thể chất

- Hành vi bạo lực gia đình có thể phạt hình sự

- Nếu là em, em sẽ báo cho người thân hoặc cơ quan chức năng biết để ngăn chặn hành vi bạo lực thể chất và có hướng xử lý đúng đắn kịp thời.

Bài tập 6 trang 36 SBT GDCD 8: Em hãy đưa ra cách giải quyết trong các tình huống sau

Tình huống 1. Đi học về, bạn A thấy bố mẹ đang to tiếng, cãi nhau. Bố bạn A đã tức tối, đập bỏ các đồ dùng trong gia đình.

Câu hỏi: Nếu là bạn A, em sẽ làm gì?

Tình huống 2. Bạn M thường xuyên bị mẹ la mắng, đánh đập mỗi khi bạn ấy không đạt kết quả cao trong học tập. Điều này khiến bạn M cảm thấy rất áp lực và mệt mỏi, thậm chí nhiều lần còn muốn nghỉ học. Bạn M đã tâm sự chuyện này với bạn T.

Câu hỏi: Nếu là bạn T, em sẽ làm gì để giúp bạn M?

Tình huống 3. Bạn H nhiều lần chứng kiến bác P (hàng xóm của nhà bạn H) ngược đãi người mẹ chồng đã già yếu. Bác P nhiều lần đánh đập, mắng nhiếc cụ bà vì cho rằng cụ ấy là gánh nặng của gia đình.

Câu hỏi: Nếu là bạn H, em sẽ làm gì?

Trả lời:

Trả lời tình huống 1: Em sẽ ngăn chặn hành vi của bố lại, không để bố đập phá đồ đạc, nếu cần thiết có thể gọi người thân, hàng xóm sang giúp đỡ.

Trả lời tình huống 2: Em sẽ động viên an ủi bạn tiếp tục đến trường, nếu chuyện bạn T diễn ra ngày càng nặng em sẽ nhờ người lớn xử lý hoặc thầy cô giáo để giúp bạn T có thể yên tâm đi học tiếp.

Trả lời tình huống 3: Nếu là em, em sẽ sang can ngăn bác P, nếu cần thiết sẽ gọi cơ quan chức năng, hàng xóm sang để giúp/ giải quyết vụ việc bạo lực.

Phần Vận dụng

Bài tập 7 trang 37 SBT GDCD 8: Em hãy cùng các bạn vẽ tranh, thiết kế tờ rơi hoặc sáng tác thơ về để hướng dẫn mọi người phòng, chống bạo lực gia đình

Trả lời:

Thiết kế tờ rơi/tranh vẽ:

Em hãy cùng các bạn vẽ tranh, thiết kế tờ rơi hoặc sáng tác thơ về để hướng dẫn mọi người

Bài tập 8 trang 37 SBT GDCD 8: Em hãy thảo luận với các bạn để xây dựng một tiểu phẩm truyền thông có nội dung về phòng, chống bạo lực gia đình, sau đó, đóng vai và biểu diễn trước lớp

Trả lời:

1. NHÂN VẬT

Tính: Người chồng;

Nguyệt: Người vợ;

Bác Quảng: Hàng xóm nhà anh Tính;

Ngọc: Chị gái anh Tính;

Bình: Con gái Tính.

2. NỘI DUNG TIỂU PHẨM

Đang chuẩn bị bữa cơm trưa, Chị Ngọc nghe tiếng ai gọi mình gấp gáp vọng từ cổng vào: Bác Ngọc ơi, bác Ngọc ơi, nhanh sang cứu mẹ cháu với ạ.

Chị Ngọc nhận ra tiếng cháu gái mình, vội thả con dao xuống, chạy ra cổng: có chuyện gì vậy Bình? Mẹ cháu bị làm sao?

Bình vừa khóc vừa nói: Bác ơi, bố cháu lại say rượu rồi. Mẹ cháu đang bị bố cháu đánh, bác nhanh sang can bố cháu, không mẹ cháu nguy mất.

Chị Ngọc nghe đến đây chạy tức tốc sang nhà cháu Bình, bước vào nhà đúng lúc chị thấy cảnh anh Tính đang cầm điếu cày định đánh vào lưng chị Nguyệt. Chị chạy đến giằng chiếc điếu cày ra khỏi tay anh Tính, rồi nói:

Chị Ngọc: Tính ơi cậu bình tĩnh, có chuyện gì thì nói chuyện sao lại đánh vợ.

Tính giọng ngà ngà say: Chị đấy à, chị để yên em dạy vợ em, không được tham gia vào việc nhà em. Vợ em láo, dám giấu chai rượu của em.

Chị Ngọc bảo Bình sang gọi thêm bác Quảng (hàng xóm) đến giúp. Bác Quảng sang tới nơi thấy Chị Ngọc đang cố gắng ngăn cản Tính đánh vợ, biết Tính lại uống rượu say liền chạy đến ôm lấy Tính và kéo sang nhà mình. Sang nhà bác Quảng được một lúc, sau khi được bác cho uống chút nước chanh pha chút muối, Tính lăn ra ngủ. Lúc này, tại nhà Nguyệt, Chị Ngọc nói chuyện với Nguyệt:

Chị Ngọc: Có chuyện gì mà đến cơ sự này em.

Chị Nguyệt như được mở lòng bắt đầu tuôn ra những uất ức của mình và bắt đầu kể lại câu chuyện.

Nguyệt vừa kể vừa khóc, giọng cứ nghẹn lại: Chuyện có gì đâu chị, mới sáng ra anh ấy đi đâu không biết, đến gần trưa về đến nhà thì say bí tỉ, dở giọng lè nhè giục em dọn cơm ăn và lấy tiếp rượu ra cho anh ấy uống. Em có nói bố mày say rồi, vào trong nhà nghỉ đi, đợi con đi học về rồi cả nhà ăn cơm. Anh ấy không vừa ý nói em dám coi thường chồng và đi vào bếp lục rượu uống tiếp. Thấy nhà hết rượu là anh ấy nổi khùng lên xông vào đánh em. Lúc ấy cái Bình đi học về thấy vậy hét lên bênh mẹ, thế là anh ấy càng nổi khùng đuổi đánh hai mẹ con. Cháu Bình thấy vậy liền chạy sang nhà gọi chị sang cứu.

Chị Ngọc: Chết thật! Cái thằng này ngày càng đổ đốn ra, suốt ngày rượu chè. Đợi nó tỉnh, chị bảo bác Quảng phân tích, giải thích thêm cho nó hiểu.

Nguyệt: Nếu không nghĩ đến con còn nhỏ thì em cũng ly hôn cho rồi, chứ sống với anh ấy có ngày em cũng bị đánh chết mất thôi.

Chị Ngọc: Là đàn ông, trụ cột chính trong nhà mà lại cứ rượu chè say xỉn, đánh đập vợ con … Kiểu này còn ra thể thống gì nữa?

Nguyệt: Khổ lắm chị ạ. Cứ uống rượu say là anh ấy đánh chửi mẹ con em.

Chị Ngọc: Không được! Lần trước tôi cũng đã khuyên bảo chú ấy rồi cơ mà. Tôi bảo cứ uống say về làm ầm ĩ như thế đứa con nó làm sao mà học hành được? Đánh vợ như thế là vi phạm pháp luật, cô ấy ốm nằm một chỗ thì ai mà nuôi con cho chú? Chú ấy vâng vâng dạ dạ rồi mà vẫn chứng nào tật ấy!

Nguyệt: Lúc không uống rượu anh ấy chăm chỉ làm ăn, thương vợ con nhưng cứ rượu vào là anh mất hết tính người như vậy đó.

Chị Ngọc: Không được. Bây giờ cô nghe tôi, lên xã trình báo chính quyền để họ xử lý chú ấy một lần, để chú ấy ngộ ra mà bỏ cái thói rượu chè cho gia đình đầm ấm, hàng xóm yên ổn và quan trọng là trẻ con đang tuổi ăn tuổi lớn không học thói xấu từ chú ấy.

Nguyệt: Thôi chị ạ, số em vất vả lỡ lấy phải người chồng ham rượu, cục cằn đành phải chịu để yên nhà, yên cửa chứ giờ biết làm thế nào.

Chị Ngọc: Không được, trước hết cô phải nghĩ cho bản thân mình, nghĩ cho hàng xóm láng giềng, xã hội nữa chứ. Sống bên cạnh những người có nhiều tật xấu sẽ ảnh hưởng tới rất nhiều người, đặc biệt là trẻ nhỏ cô có hiểu không? Cô phải để công an, chính quyền can thiệp, chồng cô mới hiểu hành vi đó sai trái đến đâu, rồi còn sửa. Phải làm theo luật.

Tại nhà bác Quảng, Tính ngủ thiếp đi mấy tiếng đồng hồ, tỉnh dậy đã thấy trời xế chiều. Tính ngồi dậy nhìn xung quanh, thấy bác Quảng liền hỏi:

Tính: Bác Quảng, sao em lại ngủ ở nhà bác thế này?

Bác Quảng: Chú không nhớ gì à? Trưa nay chú say bí tỉ, đánh vợ đánh con, tôi phải đưa chú sang đây đấy.

Tính: Thế hả bác, em mắc cái bệnh uống rượu say là không nhớ được gì nữa.

Bác Quảng: Chú không nhớ gì, nhưng những hành động chú gây ra trong lúc say xỉn rất nguy hiểm. Mà đây không phải lần đầu chú xử sự như vậy, chú nên xem xét lại bản thân. Nếu vì say rượu thì chú nên hạn chế uống rượu bia. Giờ con cái lớn cả rồi, chú không thể có những hành động vũ phu với vợ như vậy. Đấy là cô Nguyệt chịu đựng cho êm cửa êm nhà, cô ấy mà trình báo chính quyền là chú bị xử lý theo pháp luật rồi đấy.

Tính: Vâng em biết mình sai rồi.

Bác Quảng nói tiếp: Tiện đây tôi cũng phải nói cho chú biết về các quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình để chú rõ hành vi của mình là trái pháp luật.

Khoản 1 Điều 2 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2023 quy định:

“1. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;

b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm”.

Điều 9 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 quy định như sau:

“1. Người bị bạo lực gia đình có các quyền sau đây:

Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác có liên quan đến hành vi bạo lực gia đình;

Yêu cầu cơ quan, cá nhân có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, hỗ trợ theo quy định của Luật này;

Được bố trí nơi tạm lánh, giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;

Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, kỹ năng để ứng phó với bạo lực gia đình, trợ giúp pháp lý và trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật;

Yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình khắc phục hậu quả, bồi thường tổn hại về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và thiệt hại về tài sản;

Được thông tin về quyền và nghĩa vụ liên quan trong quá trình giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình, xử lý hành vi bạo lực gia đình;

Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình;

Quyền khác theo quy định của pháp luật có liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình”.

Ngoài ra, Điều 52 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình quy định:

“Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình; Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối”.

Ngoài ra, khoản 1 Điều 54 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP cũng quy định: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình.”

Bên cạnh đó, người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp pháp luật quy định còn bị xử lý hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Hoặc có thể bị truy tố về tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình.

Đấy, chú xem Nhà nước ta đã có hẳn các văn bản pháp luật về vấn đề này. Luật quy định rất rõ đánh vợ, đánh con là có tội đấy. Một lần thì có thể nhắc nhở, nhưng nhiều lần thì phải xử lý. Chú thấy mình đã có hành động sai trái với vợ mình bao nhiêu lần rồi không?

Tính như hiểu ra được nhiều điều, vừa bình tĩnh trở lại rồi quay sang nói với bác Quảng: Vâng, em hiểu rồi ạ. Em sẽ rút kinh nghiệm, không tái phạm lại lỗi lầm này nữa ạ.

Bác Quảng: Chú phải nghiêm túc rút kinh nghiệm. Không phải cứ dạ vâng rồi để đấy, lần sau lại tái phạm. Hành động của chú gây thương tích cho vợ, ảnh hưởng đến tâm lý của con và còn gây phiền hà cho hàng xóm, láng giềng nữa. Nếu có lần sau dù cô Nguyệt không báo chính quyền về hành vi bạo lực của chú thì tôi cũng sẽ báo chính quyền can thiệp, xử lý đấy nhé.

Tính: Dạ vâng, em xin hứa sẽ không để việc này xảy ra lần nữa.

Bác Quảng: may vợ chú chỉ bị xây xước nhẹ. Trước mắt, chú về xin lỗi cô Nguyệt, làm lành với cô ấy trước đã. Nhớ lựa lời mà nói với cô Nguyệt, xin lỗi thành thật đấy nhé.

Tính: Vâng, em cảm ơn bác, em xin phép về đây ạ.

Bác Quảng: Ừ, chú về đi.

Tính đứng dậy ra về, bác Quảng nhìn theo bóng Tính xa dần với hy vọng sau sự việc ngày hôm nay Tính sẽ thành tâm hối cải, không tái phạm.

Bài tập 9 trang 37 SBT GDCD 8: Em hãy cùng các bạn thực hiện một video clip phỏng vấn các bạn trong lớp, trường để khảo sát về hiểu biết và các kĩ năng phòng, chống bạo lực gia đình. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nâng cao nhận thức và các kĩ năng phòng, chống bạo lực gia đình cho các bạn

Trả lời:

- Đối với tổ chức xã hội: Thực hiện một cách đồng bộ từ các cấp chính quyền đến mỗi người dân, mỗi thành viên trong gia đình, sự cam kết mạnh mẽ, hành động , đó là kế hoạch hành động quốc gia về phòng chống BLGĐ, trong đó có BLGĐ đối với phụ nữ. Cần tập trung nhiều hơn để lôi cuốn sự tham gia của nam giới và trẻ em trai tham gia các hoạt động, giúp họ xác định được vai trò của mình trong việc phòng, chống BLGĐ cũng như tôn trọng và bảo vệ phụ nữ.

- Đối với các nạn nhân bị bạo hành: cần biết một số kỹ năng để phòng tránh

Xem thêm các bài giải SBT Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 6: Xác định mục tiêu cá nhân

Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình

Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu

Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

Lý thuyết GDCD 8 Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình

1. Thế nào là bạo lực gia đình

- Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.

Lý thuyết GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình

Bạo lực gia đình (tranh minh họa)

2. Các hình thức bạo lực gia đình phổ biến

- Bạo lực thể chất: là hành vi ngược đãi, đánh đập thành viên gia đình, làm tổn thương tới sức khỏe, tính mạng của họ.

- Bạo lực tinh thần: là những lời nói, thái độ, hành vi làm tổn thương tới danh dự nhân phẩm, tâm lý của thành viên gia đình

- Bạo lực kinh tế: là hành vi xâm phạm tới các quyền lợi về kinh tế của thành viên gia đình quyền sở hữu tài sản, quyền tự do lao động,...).

- Bạo lực tình dục: là bất kì hành vi nào mang tính chất cưỡng ép trong các quan hệ tình dục giữa các thành viên gia đình, kể cả việc cưỡng ép sinh con.

Lý thuyết GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình

3. Hậu quả của bạo lực gia đình

- Để lại nỗi đau về thể chất và tinh thần cho người bị bạo lực cũng như người có hành vi bạo lực.

- Làm cho các thành viên trong gia đình bị tổn thương về tâm lí, cơ thể và thậm chí là tính mạng;

- Là một trong những nguyên nhân khiến cho gia đình bị rạn nứt, đổ vỡ.

- Gây ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn và văn minh của xã hội.

Lý thuyết GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình

4. Quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình

- Pháp luật đã quy định về phòng, chống bạo lực gia đình trong Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Luật Hôn nhân và gia đình; Luật Trẻ em; Luật Bình đẳng giới.

5. Kĩ năng phòng, chống bạo lực gia đình

- Để phòng, chống bạo lực gia đình, mỗi thành viên trong gia đình cần: yêu thương, chăm sóc, hỗ trợ lẫn nhau; thực hiện tròn bổn phận và nghĩa vụ của mình; tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về gia đình.

- Các kĩ năng phòng, chống bạo lực gia đình:

+ Trước khi xảy ra bạo lực: nhận diện nguy cơ để tìm đến chỗ an toàn;

+ Trong khi xảy ra bạo lực: lên tiếng phản đối một cách phù hợp, nhờ sự trợ giúp của người thân, hàng xóm hoặc gọi Tổng đài Quốc gia Bảo vệ trẻ em 111;

+ Sau khi xảy ra bạo lực: xem xét mức độ tổn thương (nếu có) và liên hệ với các cơ sở y tế để điều trị và tìm cách hàn gắn mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình.

- Học sinh cần phê phán hành vi bạo lực trong gia đình và cộng đồng một cách phù hợp với hoàn cảnh, lứa tuổi.

Lý thuyết GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình

Đánh giá

0

0 đánh giá