SBT Ngữ văn 7 Bài 3: Viết trang 52 | Chân trời sáng tạo

2.5 K

Tailieumoi sưu tầm và biên soạn giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 7 Bài 3: Viết trang 52 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 7. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 7 Bài 3: Viết trang 52

Câu 1 trang 52 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Trình bày khái niệm và yêu cầu của kiểu bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học.

Trả lời:

- Khái niệm: Bài phân tích đặc điểm một tác phẩm văn học thuộc thể nghị luận văn học. Trong đó người viết đưa ra các ý kiến bàn về đặc điểm của nhân vật trong một tác phẩm văn học.

- Yêu cầu của kiểu bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học:

Giới thiệu được nhân vật cần phân tích.

+ Trình bày được ý kiến của người viết về các đặc điểm của nhân vật.

+ Đưa ra lí lẽ rõ ràng, thuyết phục để làm sáng tỏ ý kiến.

+ Đưa ra bằng chứng là các chi tiết, sự việc, lời nói, trích dẫn từ văn bản để làm sáng tỏ lí lẽ.

Câu 2 trang 52 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1Nêu bố cục của kiểu bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học.

Trả lời:

Bố cục bài viết cần đảm bảo:

- Mở bài: giới thiệu nhân vật cần bàn luận và thể hiện ý kiến của người viết về đặc điểm của nhân vật.

- Thân bài: giới thiệu về tác giả, tác phẩm để giúp người đọc hiểu thêm về nhân vật cần phân tích. Khẳng định ý kiến về các đặc điểm của nhân vật, đưa ra lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ ý kiến; các lí lẽ và bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí.

- Kết bài: khẳng định lại ý kiến của người viết về đặc điểm của nhân vật, nêu cảm nghĩ của người viết về nhân vật.

Câu 3 trang 52 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1Trình bày kinh nghiệm của em khi viết bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học.

Trả lời:

Ghi lại những kinh nghiệm của bản thân sau khi đã thực hiện bài viết phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học ở trên lớp. Ví dụ:

- Chọn nhân vật có tính cách đa dạng, thú vị.

- Thu thập các tư liệu về nhân vật: ngoại hình, lời nói, hành động, suy nghĩ, mối quan hệ với các nhân vật khác.

- Lập sơ đồ các ý phân tích từng đặc điểm nhân vật.

Câu 4 trang 52 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1Thực hiện đề bài sau:

Đề bài: Câu lạc bộ văn học trường em tổ chức cuộc thi viết với đề tài “Nhân vật văn học thay đổi cách nhìn của tôi về cuộc sống”. Em hãy viết bài văn khoảng 500 đến 600 chữ, phân tích đặc điểm của một nhân vật văn học đã làm thay đổi cách nhìn của bản thân về cuộc sống để gửi tham dự cuộc thi.

Trả lời:

Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết

Xác định đề tài, người đọc, mục đích viết

Với đề bài này, đề tài là nhân vật văn học thay đổi cách nhìn của em về cuộc sống. Đó có thể là nhân vật cho em những bài học mới mẻ về cuộc sống, hoặc là nhân vật giúp em thay đổi những suy nghĩ chưa được đúng đắn của bản thân, hoặc là nhân vật cho em những cảm nhận, tình cảm chưa từng có trước đây,...

Đây là bài văn nghị luận, do đó mục đích viết trước tiên là để thuyết phục người đọc về quan điểm của em (về nhân vật). Bên cạnh đó, đây còn là một bài văn để gửi tham dự cuộc thi viết của câu lạc bộ văn học, do đó em hãy suy nghĩ đến những tiêu chí của cuộc thi để chọn cách viết cho phù hợp. Người đọc của em sẽ là ban giám khảo của cuộc thi và các bạn cùng trường khi bài viết được công bố.

Thu thập tư liệu

Em hãy đọc lại tác phẩm và ghi lại những chi tiết quan trọng về nhân vật như: ngoại hình, lời nói, hành động, suy nghĩ, mối quan hệ với các nhân vật khác... Em có thể tham khảo phiếu học tập trong SGK.

Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý

Tìm ý

Em hãy phác thảo các đặc điểm về tính cách của nhân vật dựa vào sơ đồ trong SGK.

Lập đàn ý

Em lập dàn ý theo gợi ý sau:

MỞ BÀI

- Giới thiệu nhân vật sẽ phân tích: ………………………..

- Ý kiến của tôi về nhân vật: ..........................................

THÂN BÀI

1. Phân tích đặc điểm thứ nhất của nhân vật:

- Ý kiến về đặc điểm thứ nhất của nhân vật: ...........................................

Lí lẽ: ....................................................................................................

- Bằng chứng: ........................................................................................

2. Phân tích đặc điểm thứ hai của nhân vật:

- Ý kiến về đặc điểm thứ hai của nhân vật:...................................

Lí lẽ: ....................................................................................................

- Bằng chứng: .........................................................................................

3. Lí giải cách nhân vật thay đổi suy nghĩ của tôi về cuộc sống:

..................................................................................................

.................................................................................................

KẾT BÀI

- Khẳng định lại ý kiến của người viết:..........................

- Cảm nghĩ về nhân vật: …………………………………………..

Bước 3: Viết bài

Em tiến hành viết bài. Trước khi viết, em có thể tham khảo phần Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản trong SGK.

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh ngiiệm

Sau khi viết, em tự đánh giá lại bài viết của mình dựa theo bảng kiểm trong SGK.

* Bài văn mẫu tham khảo:

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, có rất nhiều câu chuyện cổ tích hay, để lại nhiều bài học sâu sắc và ý nghĩa. Truyện Tấm Cám là một trong số những tác phẩm như thế, nhân vật cô Tấm là điển hình cho vẻ đẹp của phụ nữ Việt Nam, vừa đẹp người lại đẹp nết, dù sống trong hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn giữ được tính cách nhân hậu, đảm đang, chính vì thế nàng đã có được hạnh phúc sau cùng.

Xây dựng lên Tấm là một cô gái mồ côi cha mẹ, phải sống với mẹ con dì ghẻ. Tấm bị bắt làm việc vất vả, nặng nhọc và bị đối xử bất công. Có thể nhận thấy được chính với hoàn cảnh Tấm tiêu biểu cho hoàn cảnh của người con riêng trong chuyện cổ tích. Thế nhưng Tấm lại có phẩm chất hiền lành, chăm chỉ chịu thương chịu khó. Tấm chính là hiện thân cho cái thiện, cái đẹp ở người lao động. Hình ảnh cô Tấm hiền lành chăm chỉ là thế nhưng phải chịu đựng, cam chịu sự đày đọa bất công của mẹ con Cám. Tấm đã phải làm việc vất vả còn Cám thì được nuông chiều. Giỏ tép do chính Tấm bắt cực nhọc lại bị Cám cướp mất, chính Cám đã cướp đi thành quả lao động của Tấm. Cho đến khi cả khi làng mở hội thì Tấm cũng ngoan ngoãn làm theo lời dì dặn mà không cãi lại cũng không dám chốn đi. Lúc này đây thì Tấm lại khóc và con người hiền lành ấy cũng được bụt giúp đỡ, khi Tấm đã trở thành hoàng hậu thì Tấm vẫn bị mẹ con Cám hãm hại hết lần này đến lần khác. Với ngôi vị hoàng hậu và cuộc sống giàu sang cũng chưa đủ để cứu Tấm khỏi âm mưu hãm hại của dì ghẻ. Thế rồi không chỉ thế Tấm đã rất nhiều lần chết đi sống lại và hóa thân vào nhiều thứ từ hóa thân thành chim vàng anh, rồi thành cây xoan đào, hay cũng là hiện hình vào khung cửi rồi vào quả thị và trở thành người. Cô Tấm luôn luôn phản kháng quyết liệt hóa thân và hồi sinh để đấu tranh giành sự sống và hạnh phúc.

Hình ảnh đẹp của Tấm mà giúp chúng ta hiểu hơn phần nào cuộc sống của người lao động trong xã hội cũ. Những con người này thấp cổ bé họng và bỗng nhiên bị trà đạp bất công và không có quyền nói lên tiếng nói của mình. Chính vì thế mà họ gửi những ước mơ của mình, niềm tin vào cuộc sống tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn vào trong cổ tích bình chứa ước mơ của dân gian xưa.

Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 7 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá