Vở thực hành Ngữ văn 7 (Chân trời sáng tạo) Phần đọc

2.1 K

Với giải vở thực hành Ngữ văn 7 Phần đọc sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VTH Ngữ văn 7. Mời các bạn đón xem:

Giải VTH Ngữ văn lớp 7 Phần đọc

Văn bản 1. Em bé thông minh – Nhân vật kết tinh trí tuệ nhân gian (Theo Trần Thị An)

Bài tập 1 trang 30 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Văn bản viết về vấn đề gì? Nội dung của các phần trong bài viết có liên quan như thế nào với nhan đề Em bé thông minh – nhân vật kết tinh của trí tuệ dân gian?

Trả lời:

- Văn bản viết về phân tích nhân vật em bé trong truyện Em bé thông minh để đưa ra những đánh giá và góc nhìn về nhân vật.

- Nội dung của các phần trong bài viết đưa ra các lí lẽ, bằng chứng thuyết phục, thể hiện rõ quan điểm, ý kiến của người viết, làm sáng tỏ cho nhan đề Em bé thông minh – nhân vật kết tinh của trí tuệ dân gian.

Bài tập 2 trang 30 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Xác định lại các ý kiến lớn mà tác giả đã đưa ra trong văn bản nghị luận Em bé thông minh – nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian.

Vở thực hành Ngữ Văn 7 Em bé thông minh – Nhân vật kết tinh trí tuệ nhân gian | VTH Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo

Trả lời:

Vở thực hành Ngữ Văn 7 Em bé thông minh – Nhân vật kết tinh trí tuệ nhân gian | VTH Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo

Bài tập 3 trang 31 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Để thuyết phục người đọc rằng: Em bé thông minh là “kết tinh của trí tuệ dân gian”, tác giả đã đưa ra những bằng chứng cụ thể nào? Em có nhận xét gì về sức thuyết phục của bằng chứng đó?

Trả lời:

Để thuyết phục người đọc rằng: Em bé thông minh là “kết tinh của trí tuệ dân gian”, tác giả đã đưa ra những bằng chứng cụ thể thông qua bốn lần thử thách: thử thách thứ nhất về tư duy và sử dụng từ ngữ; thử thách hai và ba về khả năng ứng phó nhanh; thứ thách thứ tư về trả lời câu đố. Cách đưa ra các bằng chứng đã tăng sự thuyết phục cho văn bản.

Bài tập 4 trang 31 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Chỉ rõ đặc điểm của văn bản nghị luận văn học được thể hiện trong Em bé thông minh – nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian.

Trả lời:

- Truyện thể hiện rõ ý kiến của người viết: thông qua bốn lần thử thách, nhân vật em bé đã đề cao trí tuệ của nhân dân.

- Truyện đưa ra lí lẽ, lí giải, phân tích bằng chứng của tác phẩm (4 lần thử thách).

- Các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí.

Bài tập 5 trang 31 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Em hãy xác định mối quan hệ giữa mục đích với đặc điểm của văn bản Em bé thông minh – nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian.

Trả lời:

-Văn bản được viết ra nhằm mục đích phân tích câu chuyện về nhân vật em bé thông minh, đưa ra những đánh giá và góc nhìn về nhân vật thông qua 4 thử thách đi từ dễ đến khó. Với đặc điểm của văn bản là văn bản nghị luận phân tích tác phẩm văn học, đã làm sáng tỏ và thể hiện rõ ràng mục đích.

Bài tập 6 trang 31 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Tìm ví dụ về kiểu truyện nhân vật thông minh mà em biết.

Trả lời:

- Trí khôn của ta đây: thể hiện trí khôn của anh nông dân với con hổ. Qua đó, truyện mang lại bài học sâu sắc rằng trong mỗi hoàn cảnh khác nhau, đầy bất ngờ, trí khôn, trí thông minh của mỗi người sẽ được thể hiện một cách khác nhau mà ta không thể đoán trước được.

Bài tập 7 trang 31 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Nếu so sánh truyện Em bé thông minh với Trạng Tí phiêu lưu kí, em thích truyện nào hơn? Vì sao? Hãy trình bày vấn đề đó bằng một đoạn văn ngắn (5 – 7 câu).

Trả lời:

Khi nhắc đến truyện về trí khôn dân gian, so với truyện Trạng Tí phiêu lưu kí thì em ấn tượng với truyện Em bé thông minh hơn.Bởi em bé thông minh là nhân vật đại diện cho sự thông minh, cách ứng xử nhanh, đối đáp giỏi của dân tộc ta. Chính những câu trả lời tưởng như rất khó khăn, cụt đường đối với các quan đại thần nhưng lại vô cùng đơn giản, “nhẹ tựa lông hồng” đối với em bé thông minh đã đưa em lên chức trạng nguyên. Thông qua đó, cũng thể hiện được rằngsự xuất chúng, thông minh, đại diện cho trí tuệ dân gian thời đó.

Bài tập 8 trang 32 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Qua góc nhìn cá nhân, theo em nhân vật “em bé thông minh” có những phẩm chất tiêu biểu nào có thể học hỏi?

Trả lời:

Theo em, nhân vật “em bé thông minh” khi phải trải qua các thử thách có cấp độ khó tăng dần, đòi hỏi cậu bé phải suy nghĩ, dùng trí để giải quyết vấn đề, những câu đố hóc búa. Qua đó, thể hiện phẩm chất thông minh, nhanh nhẹn, tài năng của cậu bé mà ta có thể học hỏi.

Văn bản 2. Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen” (Theo Hoàng Tiến Tựu)

Bài tập 1 trang 32 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Xác định lại nội dung chính của bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen.

Trả lời:

Nội dung chính của bài ca dao: mượn hình ảnh hoa sen nói về vẻ đẹp giản dị, trong sáng và thanh cao của mình, qua đó làm biểu tượng, thể hiện cho tâm hồn, tính cách người Việt Nam.

Bài tập 2 trang 32 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Xác định các ý kiến lớn của bài văn nghị luận Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen”.

Trả lời:

- Ý kiến lớn 1: Vẻ đẹp hoa sen được miêu tả một cách khéo léo, tài tình.

- Ý kiến lớn 2: Qua hình ảnh hoa sen, tác giả dân gian đã gửi gắm những triết lí sống sâu sắc.

Bài tập 3 trang 33 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Xác định các ý kiến nhỏ của bài văn nghị luận Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen”.

Vở thực hành Ngữ Văn 7 Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen | VTH Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo

Trả lời:

Vở thực hành Ngữ Văn 7 Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen | VTH Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo

Bài tập 4 trang 33 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Từ nội dung ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen đến văn bản nghị luận Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen”, em rút ra được bài học gì cho bản thân?

Trả lời:

Chúng ta cần nối tiếp truyền thống của cha ông, những người sống đẹp, có nhân cách như đóa hoa sen. Họ là những tấm gương sáng cho cuộc sống  chúng ta noi theo. Bên cạnh đó, mỗi người cần phải tu dưỡng đạo đức, rèn luyện tinh thần, học hỏi thêm nhiều điều bổ ích. Đồng thời, cần phải có những suy nghĩ đúng đắn, biết đi theo con đường tốt đẹp mà người xưa đã vạch sẵn đồng thời còn có những nhận thức mới phù hợp với thời đại.

Bài tập 5 trang 33 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Hoa sen có phải là “quốc hoa” của Việt Nam hay không? Vì sao?

Trả lời:

Hoa sen được coi là “quốc hoa” của Việt Nam bởi  sự giản dị, thanh khiết, mang một ý nghĩa sâu sắc.  tượng trưng cho vẻ đẹp dân tộc Việt Nam, kiên cường, dù có sống ở “gần bùn” nhưng vẫn luôn khoe sắc, tỏa mùi hương trong không gian.

Bài tập 6 trang 34 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Hãy viết lại một số câu ca dao nói về Bác Hồ và hoa sen mà em biết.

Trả lời:

Hoa sen mọc bãi cát lầm

Tuy rằng lấm láp vẫn mầm hoa sen

Thài lài mọc cạnh bờ sông

Tuy rằng xanh tốt vẫn tông thài lài.

 

Tháp Mười đẹp nhứt bông sen

Nước Nam đẹp nhứt có tên Cụ Hồ

Bông sen thì để lễ chùa

Cụ Hồ thì để tôn thờ trong tâm.

Bài tập 7 trang 34 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Triết lí sống của người Việt Nam được thể hiện như thế nào thông qua hình ảnh hoa sen? Từ hình ảnh này, em có liên hệ gì với phẩm chất của người Việt Nam?

Trả lời:

- Sống trong sạch là quy tắc, thể hiện triết lí sống của con người Việt Nam từ bao đời nay. Nó trở thành đạo đức, nhân cách được bồi dưỡng và bổ sung truyền dạy từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ngay từ chế độ phong kiến nhiễu nhương, thối nát, những nhà nho, trí thức đã quan niệm giấy rách phải giữ lấy lề để sống một cách thanh bạch, giản dị nhưng vô cùng chân thật. Bởi vậy, người dân Việt Nam luôn ngẩng cao đầu, sử dụng nhân cách quý giá của chính mình để sống và hành động một cách chân chính nhất. Xã hội càng xấu xa thối nát chừng nào thì con người Việt Nam càng sáng trong chừng ấy.

Bài tập 8 trang 34 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Từ dữ liệu bài tập 7, hãy viết thành một đoạn văn nghị luận (6 – 8 câu) trình bày lại vấn đề đó.

Trả lời:

Thông qua hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen”, người Việt Nam có quyền tự hào về những phẩm chất cao đẹp mà được ông bà xưa truyền lại, nhất là ở tâm hồn trong trắng, thanh cao, luôn rạng ngời dù ở bất kì hoàn cảnh môi trường nào. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, việc mỗi con người xác định cho mình một lí tưởng, một phương châm sống là vô cùng cần thiết, đặc biệt là thế hệ trẻ chúng ta.Hãy sống như loài sen, giản dị, mộc mạc nhưng vẫn đẹp. Sống gần bùn mà vẫn tỏa hương thơm ngát. Con người của một dân tộc giản dị, đằm thắm, nhưng vẫn luôn giữ vững cho mình những phẩm chất tốt đẹp đó.

Đọc mở rộng theo thể loại Văn bản. Sức hấp dẫn của truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” (Theo Minh Khuê)

Bài tập 1 trang 34 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Xác định vấn đề nghị luận trong văn bản Sức hấp dẫn của truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”.

Trả lời:

Vấn đề nghị luận trong văn bản: sức hấp dẫn về nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”.

Bài tập 2 trang 35 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Nêu nội dung chính của văn bản nghị luận Sức hấp dẫn của truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”.

Trả lời:

Nội dung chính: Văn bản khẳng định truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng là một truyện ngắn đặc sắc và hấp dẫn, để lại nhiều ấn tượng cho bạn đọc.

Bài tập 3 trang 35 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Xác định mối quan hệ của hình ảnh “chiếc lá” và “cuộc đời” thông qua văn bản nghị luận trên.

Trả lời:

Thông qua văn bản, ta thấy được hình ảnh “chiếc lá” không chỉ là một thứ bình dị mà nó còn là là niềm hy vọng sống cuối cùng gieo vào lòng một cô gái đã mất hết niềm tin vào cuộc sống  cứu con người ấy thoát khỏi vòng tay của tử thần.

Bài tập 4 trang 35 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Quan niệm “chiếc lá là một tác phẩm nghệ thuật” được dẫn chứng cụ thể qua các chi tiết nào?

Trả lời:

- Chiếc lá có màu sắc hình dáng như nó vốn có – đến nỗi, hai cô họa sĩ cũng tin nó là có thật.

- Nó được kết tinh cao độ từ tình yêu thương con người và niềm say mê sáng tạo đến quên mình của cụ họa sĩ Bơ-mơn.

Bài tập 5 trang 35 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Từ sự đảo ngược số phận của hai nhân vật Giôn-xi (tuyệt vọng, không muốn sống lại được sống tiếp) và Bơ-mơn (khỏe mạnh, khao khát sáng tác nhưng lại chết), em có cảm nhận gì về sự nghịch lí mà tác giả đã xây dựng trong câu chuyện? Qua đó, em rút ra được bài học gì về cuộc sống? Hãy trình bày lại bằng một đoạn văn ngắn (5 – 7 câu).

Trả lời:

Sự đảo ngược số phận của hai nhân vật Giôn-xi và cụ Bơ-mơn trong câu chuyện đã tạo nên thành công lớn về xây dựng hình tượng nhân vật của tác giả. Giôn - xi là người tuyệt vọng nhưng lại chiến thắng cái chết dần dần trở về với sự sống nhờ chiếc lá. Còn Cụ Bơ-mơn thì đầy dũng cảm, đương đầu với khắc nghiệt của thiên nhiên, làm việc âm thầm khi tuổi cao, sức yếu, và ông đã để lại cho đời một tác phẩm nghệ thuật chân chính. Nghệ thuật đó tạo ra từ tình yêu thương con người, là nghệ thuật vì con người. Qua đó, em rút ra bài học về về tình người, những con người nhân hậu, yêu nghề và chúng ta cần lạc quan trước mọi hoàn cảnh khó khăn.

Bài tập 6 trang 35 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: “Chiếc lá cuối cùng” có phải là sự tái sinh, là liều thuốc tinh thần giúp Giôn-xi vượt qua bệnh tật hay không? Ý nghĩa của truyện Chiếc lá cuối cùng là gì?

Trả lời:

- “Chiếc lá cuối cùng” là sự tái sinh, là liều thuốc tinh thần giúp Giôn-xi vượt qua bệnh tật bới nó tiếp thêm niềm hy vọng về sự sống cho cô.

- Ý nghĩa của truyện: Truyện ngắn chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc, câu chuyện nói về tình bạn, tình yêu thương giữa những con người với nhau. Qua đó nhà văn mang tới một bức thông điệp: Hãy luôn thắp sáng ngọn lửa của khát khao hi vọng hãy luôn yeu thương, mang nghệ thuật phc vụ con người, nghệ thuật chân chính lâu bền nhất là nghệ thuật hướng tới con người và vì con người.

Bài tập 7 trang 36 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Qua chuyện Chiếc lá cuối cùng, em hiểu như thế nào là một tác phẩm nghệ thuật chân chính? Hãy trình bày ý kiến bằng một đoạn văn nghị luận (10 – 12 câu).

Trả lời:

Có thể nói trong truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng" của O.Hen-ri, chiếc lá cụ Bơ-men vẽ trên tường là một kiệt tác. Chiếc lá ấy là sản phẩm nghệ thuật chân chính của một họa sĩ. Cụ đã vẽ nó bởi tình yêu thương tha thiết cụ dành cho Giôn-xi, con mèo nhỏ, người họa sĩ trẻ mà cụ coi như đứa con, đứa cháu nhỏ của mình. Chiếc lá đã được vẽ bằng tâm hồn, bằng tấm lòng và cả mạng sống của một người nghệ sĩ tâm huyết với nghệ thuật và cuộc đời. Không những thế, chiếc lá cuối cùng đã cứu sống được Giôn-xi, nhờ chiếc lá, cô đã khỏi bệnh. Kiệt tác của cụ Bơ-men đã khẳng định sự phụng sự chân thành của nghệ thuật đến sự sống tuyệt vời của con người.Như vậy, hình tượng chiếc lá cuối cùng không chỉ là một kiệt tác nghệ thuật đơn thuần mà còn giàu giá trị nhân văn cao cả, chính hình tượng chiếc lá cuối cùng đã cho chúng ta nhận ra được một điều rằng sức mạnh của nghệ thuật chân chính xuất phát từ chính tình yêu thương giữa con người, sức mạnh ấy còn đặc biệt hơn khi đó là tình thương giữa những con người nghèo khổ khốn cùng.

Văn bản tự chọn trang 36

Bài tập 1 trang 36 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Chọn 1 văn bản nghị luận văn học mà em biết và xác định các đặc điểm của văn bản nghị luận văn học đó.

Trả lời:

- Văn bản nghị luận văn học: Sự giàu đẹp của tiếng Việt.

- Đặc điểm của văn bản:

+ Tác giả đưa ra nhận định chung về sự giàu đẹp của tiếng Việt.

+ Trình bày các lí lẽ, bằng chứng nhằm chứng minh sự giàu đẹp của tiếng Việt.

Bài tập 2 trang 36 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Viết lại kết cấu chung của bài văn nghị luận.

Trả lời:

- Kiểu đẳng lập.

- Kiểu tổng – phân – hợp.

- Kiểu tăng tiến.

- Kiểu đối chiếu.

Bài tập 3 trang 37 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Mục đích của việc viết bài văn nghị luận văn học là gì?

Trả lời:

Mục đích của viết bài văn nghị luận văn học là để thuyết phục người đọc, người nghe về ý kiến, quan điểm của người viết trước một vấn đề văn học.

Bài tập 4 trang 37 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1:Các lí lẽ, bằng chứng được đưa vào văn bản nhằm mục đích gì?

Trả lời:

Các lí lẽ, bằng chứng được đưa vào văn bản nhằm mục đích thuyết phục người đọc, nhằm thể hiện được nội dung của văn bản.

Bài tập 5 trang 37 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Kết hợp kiến thức đã học và văn bản Chiếc lá cuối cùng để hoàn thành các yêu cầu bên dưới.

a. Kể tên các nhân vật xuất hiện trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng.

b. Xây dựng thành 2 – 3 đề bài nghị luận văn học liên quan đến nhân vật.

Ví dụ: Giôn-xi, nhân vật đại diện cho những người tuyệt vọng nằm bên bờ vực của cái chết nhưng may mắn, cuộc đời cho cô thêm một lần sống tiếp. Em có cảm nhận gì về ranh giới sự sống và cái chết thông qua nhân vật này?

Trả lời:

a. Các nhân vật xuất hiện trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng: cụ Bơ-mơn, hai nữ họa sĩ là Xiu và Giôn-xi.

b. - Nêu cảm nhận của em về nhân vật cụ Bơ-mơn trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của tác giả O.Hen-ri.

- Lấy nhan đề “Tình đời trong chiếc lá”, em hãy nêu cảm nhận về nhân vật Bơ-mơn trong tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen-ri.

Thực hành Tiếng Việt trang 38

Bài tập 1 trang 38 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Nêu lại khái niệm từ Hán Việt. Cho ví dụ cụ thể.

Trả lời:

- Khái niệm: Từ Hán Việt là các từ ngữ trong tiếng Việt đi vay mượn, có nghĩa gốc từ tiếng Hán (Trung Quốc) nhưng được ghi bằng chữ cái La-tinh.

- Ví dụ: băng hà, bằng hữu, thiên thư, thiên niên kỉ, phi công,...

Bài tập 2 trang 38 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Giải thích nghĩa của từ Hán Việt được in đậm trong các câu sau:

a. Để tôn vinh trí tuệ dân gian, người kể chuyện đã xếp đặt tình huống để cho người ra đố ở vị trí sứ giả nước ngoài, thậm chí là một nước lớn hơn đang “lăm le muốn chiếm bờ cõi nước ta”, mà nếu không trả lời được thì nước ta sẽ phải “thừa nhận sự thua kém và sự thần phục của mình đối với nước láng giềng”.

(Theo Trần Thị An – Em bé thông minh – nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian)

b. Cách dẫn dắt vấn đề đã đẩy tầm quan trọng của việc trả lời câu đố lên một mức cao: đây là vấn đề danh dự và vận mệnh của quốc gia.

(Theo Trần Thị An – Em bé thông minh – nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian)

c. Hình ảnh bông sen tượng trưng cho cách sống cao thượng, dẫu ở giữa hoàn cảnh ô trọc nhưng vẫn giữ vững nhân cách thanh cao, trong sạch.

(Theo Hoàng Tiến Tựu – Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen”)

d. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó oai như một vị chúa tể.

(Nguyễn Xuân Kính – Tổng hợp văn học dân gian người Việt, tập 10, truyện ngôn)

Trả lời:

a. dân gian: đông đảo những người dân thường trong xã hội.

sứ giả: người được vua phái đi giao thiệp với nước ngoài.

thần phục: chịu phục tùng và tự nhận làm bề tôi của vua.

b. vận mệnh: cuộc sống nói chung, về mặt điều hay, dở, được mất đang đón chờ.

quốc gia: nước, nước nhà.

c. cao thượng: có phẩm chất, đạo đức cao cả, vượt hẳn lên trên những cái tầm thường, nhỏ nhen.

ô trọc: nhơ bẩn.

thanh cao: trong sạch, cao thượng.

Bài tập 3 trang 39 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Tìm từ ghép có yếu tố Hán Việt và điền vào bảng sau:

STT

Yếu tố Hán Việt

Từ ghép Hán Việt

1

Ban (cho, cấp cho người dưới)

Ban bố, …

2

Diễn (hành động, tương tác)

Diễn xướng , …

3

Giáo (dạy)

Giáo dục, …

4

Kì (thời gian)

Thời kì, …

5

Sinh (sống)

Sinh trưởng, …

6

Thi (thơ)

Thi vị, …

7

Thi (thi đấu, đọ sức)

Thi cử, …

8

Thuật (kể)

Tường thuật, …

9

Thuật (phương pháp)

Thuật toán, …

Trả lời:

STT

Yếu tố Hán Việt

Từ ghép Hán Việt

1

Ban (cho, cấp cho người dưới)

Ban bố, ban hành, ban tặng,…

2

Diễn (hành động, tương tác)

Diễn xướng, diễn viên, diễn thuyết,..

3

Giáo (dạy)

Giáo dục, giáo dưỡng, giáo huấn, giáo trình, giáo viên,...

4

Kì (thời gian)

Thời kì, kì thi, kì học,…

5

Sinh (sống)

Sinh trưởng, sinh động, sinh kế, sinh học, sinh linh, sinh mạng, sinh tồn,…

6

Thi (thơ)

Thi vị, thi pháp,...

7

Thi (thi đấu, đọ sức)

Thi cử, thi tú,..

8

Thuật (kể)

Tường thuật, trần thuật,...

9

Thuật (phương pháp)

Thuật toán, thuật ngữ, kĩ thuật,...

 

Bài tập 4 trang 39 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Tự chọn 5 từ mang yếu tố Hán Việt trong bảng trên và mở rộng vốn từ tiếng Việt cho từ đó.

Ví dụ:

Kì: thời kì, kì thi,…

Thuật: thuật toán, thuật ngữ, kĩ thuật,…

Trả lời:

- dũng: dũng cảm, dũng khí, dũng mãnh, dũng sĩ, dũng tướng,...

- hữu: hữu hạn, hữu hiệu, hữu hình, hữu ích, sở hữu,...

- khán: khán đài, khán giả, khán phòng,...

- chân: chân thành, chân lí, chân ái, chân chính,...

- tuyệt: tuyệt chủng, tuyệt giao, tuyệt thực, tuyệt tình,...

Bài tập 5 trang 39 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Giải nghĩa các từ Hán Việt sau:

- Hồng nhan:........................................................................................................

- Minh nguyệt:.....................................................................................................

- Điền viên:..........................................................................................................

- Hải Vân quan:...................................................................................................

- Cố đô:...............................................................................................................

- Phong lưu:.........................................................................................................

Trả lời:

- Hồng nhan:Gương mặt có đôi má hồng; dùng để chỉ người con gái đẹp.

- Minh nguyệt: trăng sáng.

- Điền viên:ruộng và vườn,thường dùng để tả cuộc sống thảnh thơi ở chốn thôn quê.

- Hải Vân quan: đèo Hải Vân.

- Cố đô: kinh đô cũ.

- Phong lưu: có dáng vẻ, cử chỉ, tác phong lịch sự, trang nhã.

Bài tập 6 trang 40 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Giải nghĩa các từ Hán Việt bên dưới:

- Long bào:..........................................................................................................

- Long sàng:.........................................................................................................

- Long cung:........................................................................................................

- Long vương:......................................................................................................

Trả lời:

- Long bào:áo bào có thêu hình con rồng của vua.

- Long sàng:sập đá, là một trong những đồ tế khí quan trọng trong không gian thờ tự của người Việt xưa nay.

- Long cung:cung ở dưới nước của long vương.

- Long vương: vua ở dưới nước, theo tưởng tượng của người xưa.

Bài tập 7 trang 40 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Phân biệt nghĩa của các từ Hán Việt sau:

- Quê quán, nguyên quán:.....................................................................................

- Hồng quân, hồng quần:......................................................................................

- Mộc bản, độc bản:.............................................................................................

Trả lời:

- Quê quán, nguyên quán:

+ Quê quán: nguồn gốc, xuất xứ của cha mẹ.

+ Nguyên quán: nguồn gốc, xuất xứ, nơi sinh của ông bà.

- Hồng quân, hồng quần:

+ Hồng quân: trời, tạo hóa.

+ Hồng quần: chỉ người con gái đẹp trong thời phong kiến.

- Mộc bản, độc bản:

+ Mộc bản: bản bằng gỗ có khắc chữ để in.

+ Độc bản: tác phẩm hội họa chỉ có một bản duy nhất, không có bản thứ hai.

Bài tập 8 trang 40 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Tìm và viết lại các từ Hán Việt mà em yêu thích, nêu lí do.

Trả lời:

Các từ Hán Việt liên quan đến học tập: đồng phục, giáo viên, thuyết minh,.... Em yêu thích vì những từ đó gần gũi với lứa tuổi học sinh chúng em, giúp em dễ dàng học và ghi nhớ.

Đánh giá

0

0 đánh giá