Giáo án GDCD 8 Bài 4 (Kết nối tri thức 2024): Bảo vệ lẽ phải | Giáo án Giáo dục công dân 8

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 Bài 4: Bảo vệ lẽ phải sách Kết nối tri thức theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án GDCD 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Chỉ từ 200k mua trọn bộ Giáo án Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 30k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Giáo dục công dân 8 Bài 4: Bảo vệ lẽ phải

1. MỤC TIÊU

2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Giải thích được một cách đơn giản về sự cần thiết của bảo vệ lẽ phải.
  • Thực hiện được việc bảo vệ lẽ phải bằng lời nói và hành động cụ thể, phù hợp với lứa tuổi.
  • Khích lệ, động viên bạn bè có thái độ, hành vi bảo vệ lẽ phải, phê phán thái độ, hành vi không bảo vệ lẽ phải.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Năng lực điều chỉnh hành vi: thực hiện được việc bảo vệ lẽ phải bằng lời nói và hành động cụ thể phù hợp với lứa tuổi; khích lệ, động viên bạn bè có thái độ, hành vi bảo vệ lẽ phải, phê phán thái độ, hành vi không bảo vệ lẽ phải.
  • Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: nhận biết được một số hiện tượng, sự kiện, vấn đề của đời sống xã hội về bảo vệ lẽ phải; bước đầu biết cách thu thập, xử lí thông tin, tìm hiểu một số hiện tượng, sự kiện, tình huống về bảo vệ lẽ phải trong đời sống thực tế; lựa chọn, đề xuất được cách giải quyết và tham gia giải quyết vấn đề bảo vệ lẽ phải trọn một số tình huống cụ thể.

3. Phẩm chất

  • Trung thực, khách quan, dũng cảm, có trách nhiệm trong việc bảo vệ lẽ phải.

1. THIẾT BỊ DẠY HỌC

2. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SHS, SGV, SBT Giáo dục công dân 8.
  • Video, tranh ảnh liên quan tới bài học, phiếu học tập.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SHS Giáo dục công dân 8.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

2. Mục tiêu: Bước đầu HS thấy được vị trí, tầm quan trọng của việc bảo vệ lẽ phải ; chia sẻ trải nghiệm về bảo vệ lẽ phải để dẫn vào bài mới.

3. Nội dung:

- GV cho HS đọc câu ca dao trong SHS tr.20 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi.

- GV dẫn dắt HS vào bài học.

1. Sản phẩm:

- Câu trả lời của HS về ý nghĩa của bảo vệ lẽ phải qua câu ca dao và chuẩn kiến thức của GV.

- HS lắng nghe và hiểu định nghĩa về bảo vệ lẽ phải.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS đọc câu ca dao (SHS tr.20) và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Ý nghĩa của câu ca dao là gì?

“Dù cho đất đổi trời thay

Trăm năm vẫn giữ lòng ngay với đời.”

- GV yêu cầu HS nêu thêm một số câu ca dao, tục ngữ khác về bảo vệ lẽ phải.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc câu ca dao trong SHS và trả lời câu hỏi.

- HS dựa vào hiểu biết của bản thân, thông tin tìm hiểu trên sách, báo, internet,...kể thêm một số câu ca dao, tục ngữ khác về bảo vệ lẽ phải.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời: Câu ca dao khuyên con người phải sống ngay thẳng, trung thực, dũng cảm bảo vệ lẽ phải.

GV mời 2-3 HS nêu thêm một số câu ca dao, tục ngữ khác nói về bảo vệ lẽ phải:

+ Thật vàng, không sợ lửa.

+ Nói phải củ cải cũng nghe.

+ Dù ai nói ngả nói nghiêng

Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân...

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Xã hội được thiết lập bởi những mối quan hệ đa dạng, phong phú giữa các cá nhân. Để duy trì trật tự chung, mỗi cộng đồng trong xã hội đều có những quy tắc, chuẩn mực giúp con người điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng. Những quy tắc, chuẩn mực được cộng đồng thừa nhận là đúng đắn, hợp đạo lí sẽ trở thành lẽ phải. Mỗi người trong cộng đồng cần có trách nhiệm bảo vệ lẽ phải, đấu tranh với những điều sai trái, giúp cho xã hội ổn định, lành mạnh và tốt đẹp hơn; củng cố niềm tin của con người vào sức mạnh của cộng đồng, luật pháp và lương tri.

Để tìm hiểu rõ hơn về đề này, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 4 – Bảo vệ lẽ phải.

1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu sự cần thiết phải bảo vệ lẽ phải

1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS giải thích được sự cần thiết phải bảo vệ lẽ phải.

2. Nội dung:

- GV mời HS đọc câu chuyện “Sự trung thực hay là tình bạn” SHS tr.20, 21.

- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm, đọc các thông tin SHS tr.20, 21 và trả lời câu hỏi.

- GV cùng HS rút ra kết luận về sự cần thiết phải bảo vệ lẽ phải.

1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về sự cần thiết phải bảo vệ lẽ phải và chuẩn kiến thức của GV.

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 10 trang, trên đây trình bày tóm tắt 3 trang của Giáo án Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức Bài 4: Bảo vệ lẽ phải.

Xem thêm Giáo án Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Giáo án Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo

Giáo án Bài 4: Bảo vệ lẽ phải

Giáo án Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Giáo án Bài 6: Xác định mục tiêu cá nhân

Giáo án Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình

Để mua Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ Mua tài liệu có đáp án, Ấn vào đây

Đánh giá

0

0 đánh giá