Lý thuyết Hình bình hành (Cánh diều 2024) hay, chi tiết | Toán lớp 6

1.8 K

Với tóm tắt lý thuyết Toán lớp 6 Bài 3: Hình bình hành sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với bài tập tự luyện chọn lọc giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Toán lớp 6.

Lý thuyết Toán lớp 6 Bài 3: Hình bình hành

A. Lý thuyết Hình bình hành

I. Nhận biết Hình bình hành

Cho Hình bình hành:

 Hình bình hành | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Cánh diều

Khi đó Hình bình hành ABCD có:

 + Hai cạnh đối AB và CD, BC và AD song song với nhau;

+ Hai cạnh đối bằng nhau: AB = CD; BC = AD;

+ Hai góc ở các đỉnh A và C bằng nhau; hai góc ở các đỉnh B và D bằng nhau.

II. Vẽ Hình bình hành 

Ta có thể vẽ Hình bình hành bằng thước và compa.

Chẳng hạn, vẽ Hình bình hành ABCD nhận hai đoạn thẳng AB, AD làm cạnh.

Để vẽ Hình bình hành ABCD ta thực hiện các bước sau:

Bước 1. Lấy B làm tâm, dùng compa vẽ một phần đường tròn có bán kính AD. Lấy D làm tâm, dùng compa vẽ một phần đường tròn có bán kính AB. Gọi C là giao điểm của hai phần đường tròn này.

Hình bình hành | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Cánh diều

Bước 2. Dùng thước vẽ các đoạn thẳng BC và CD.

Hình bình hành | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Cánh diều

Ta được Hình bình hành ABCD. 

III. Chu vi và diện tích của Hình bình hành

Hình bình hành | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Cánh diều

Hình bình hành có độ dài hai cạnh là a và b, độ dài đường cao ứng với cạnh a là h, ta có: 

- Chu vi của Hình bình hành là C = 2(a + b);

- Diện tích của Hình bình hành là S = a . h. 

B. Bài tập tự luyện

Bài 1. Vẽ hai đoạn thẳng MN và MQ. Từ đó, vẽ Hình bình hành MNPQ nhận hai đoạn thẳng MN và MQ làm cạnh.

Lời giải:

Ta lần lượt thực hiện qua các bước sau:

Bước 1. Lấy điểm M bất kì, vẽ hai đoạn thẳng MN, MQ sao cho MN và MQ không trùng lên nhau và có độ dài khác nhau như hình dưới đây.

Hình bình hành | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Cánh diều

Bước 2. Lấy Q làm tâm, dùng compa vẽ một phần đường tròn có bán kính MN. Lấy N làm tâm, dùng compa vẽ một phần đường tròn có bán kính MQ. Gọi P là giao điểm của hai phần đường tròn này.

Hình bình hành | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Cánh diều

Bước 3. Dùng thước vẽ các đoạn thẳng QP và NP.

Hình bình hành | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Cánh diều

Khi đó ta được Hình bình hành MNPQ. 

Bài 2. Một mảnh đất Hình bình hành ABCD với AB = 47 m. Người ta mở rộng mảnh đất này thành Hình bình hành AEGD có diện tích lớn hơn diện tích mảnh đất ban đầu là 189 m2 và BE = 7 m (Hình dưới). Tính diện tích mảnh đất ban đầu.

Hình bình hành | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Cánh diều

Lời giải:

Phần đất mở rộng có diện tích 189 m2 chính là Hình bình hành BEGC và Hình bình hành này có cùng đường cao với Hình bình hành ABCD. 

Do đó đường cao của Hình bình hành ABCD là: 

189 : 7 = 27 (m)

Diện tích mảnh đất ban đầu (hay diện tích Hình bình hành ABCD) là:

47 . 27 = 1 269 (m2

Vậy diện tích mảnh đất ban đầu là 1 269 m2.

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Toán 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Lý thuyết  Bài 2: Hình chữ nhật. Hình thoi

Lý thuyết Bài 3: Hình bình hành

Lý thuyết Bài 4: Hình thang cân

Lý thuyết Bài 5: Hình có trục đối xứng

Lý thuyết Bài 6: Hình có tâm đối xứng

Đánh giá

0

0 đánh giá