Giáo án KHTN 8 Bài 22 (Cánh diều 2024): Tác dụng của dòng điện | Khoa học tự nhiên 8

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án KHTN 8 Bài 22: Tác dụng của dòng điện sách Cánh diều theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Khoa học tự nhiên 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Giáo án Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 20k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Trường THCS ………….

Tổ: ………………………

Họ và tên giáo viên

BÀI 22: Tác dụng của dòng điện

Tuần: 

Tiết:

Ngày soạn:

Thời gian thực hiện: 

 

I. Mục tiêu dạy học

1. Kiến thức

- Nêu được nguồn điện có khả năng cung cấp năng lượng điện và liệt kê được một số nguồn điện thông thường trong đời sống.

- Thí nghiệm để minh họa được các tác dụng cơ bản của dòng điện: Nhiệt, phát sáng, hóa học, sinh lý.

2. Năng lực

2.1. Năng lực chung

- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu tác dụng của dòng điện, liệt kê được một số nguồn điện thông thường.

- Giao tiếp và hợp tác: Tham gia thảo luận, trình bày, diễn đạt các ý tưởng, nội dung theo ngôn ngữ vật lí.

- Giải quyết vấn để và sáng tạo: Để xuất các ý tưởng, phương án để thảo luận, giải quyết các vấn để nêu ra trong bài học.

2.2. Năng lực khoa học tự nhiên

- Nhận thức khoa học tự nhiên: Biết được cách vẽ sơ đồ mạch điện với các kí hiệu mô tả

- Tìm hiểu tự nhiên: Thực hiện được các thí nghiệm minh họa tác dụng cơ bản của dòng điện

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học sử dụng điện an toàn

3. Phẩm chất

- Tham gia tích cực hoạt động trong lớp cũng như ở nhà.

- Cẩn thận, trung thực, thực hiện an toàn quy trình làm thí nghiệm.

- Có niềm say mê, hứng thú, thích tìm tòi, khám phá, đặt câu hỏi.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- Máy chiếu, bảng nhóm.

- Dụng cụ thí nghiệm 6 nhóm: Pin, một bóng đèn pin, công tắc K, các đoạn dây nối, sợi dây AB, vài mảnh giấy, điện trở con chạy, điện trở dạng dây quấn, nhiệt kế, đèn LED, biến áp nguồn, cốc đựng nước, cốc đựng dung dịch copper (II) sulfate, một thanh đồng, một thanh inox, bảng lắp mạch điện.

III. Tiến trình dạy học

Hoạt động 1: Khởi động

a. Mục tiêu: Tạo được hứng thú cho học sinh, HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung:

- GV chia lớp thành 4 nhóm lớp, Học sinh tham gia trò chơi “ĐOÁN ĐÚNG TRÚNG Ý”  tìm ra các từ khóa: Bóng đèn, Bình acquy, Dây nối.

- GV đặt câu hỏi mở bài:

? Tia sét, hình 22.1, được tạo ra là kết quả của dòng hạt mang điện chuyển động. Khi sét đánh, dòng điện trong tia sét có tác dụng phát sáng và tác dụng nhiệt rất mạnh. Tuy nhiên, dòng điện của tia sét chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Làm thế nào để tạo ra và duy trì dòng điện để từ đó khai thác các tác dụng của dòng điện?

Giáo án KHTN 8 Bài 22 (Cánh diều 2023): Tác dụng của dòng điện | Khoa học tự nhiên 8 (ảnh 1)

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

Để tạo ra và duy trì dòng điện, từ đó khai thác các tác dụng của dòng điện ta cần có nguồn điện như: pin, acquy, máy phát điện.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm lớp, Học sinh tham gia trò chơi  “ĐOÁN ĐÚNG TRÚNG Ý” tìm kiếm các từ khóa liên quan tới bài học

Bước 1 (Phân nhóm): Giáo viên chia lớp làm 4 nhóm. Mỗi nhóm được phát 2 tấm “ĐOÁN ĐÚNG TRÚNG Ý”. Giáo viên cho học sinh 30s để nhìn tổng quan hình minh họa và yêu cầu mỗi nhóm có 1’ để chọn ra một đội 1 cặp “ăn ý với nhau” để tham gia. Kèm danh sách thành viên tham gia (nếu cho điểm).

Bước 2 (Diễn biến):

Yêu cầu cặp thứ nhất chọn ra một “người mô tả” và một “người đoán ý”:

+ “Người mô tả”: nhìn hình giáo viên cung cấp và dòng chữ chú thích về hình ảnh đó; người này sẽ mô tả lại bằng tất cả ngôn từ và âm thanh mình có thể tạo ra để cho người kia hiểu ý mình muốn nói; tuy nhiên không được nhắc bất kì một chữ nào nằm trong dòng chữ chú thích về hình ảnh; nếu vi phạm, các đội khác được nhận +10 điểm mỗi lần như vậy.

+ “Người đoán ý”: bị bịt mắt lại và không thể thấy gì cả, phải cố lắng nghe thông tin từ “người mô tả”, và nói ra dòng chữ chú thích của hình; có thể nói từng chữ cũng được. Nếu nói được hết các chữ trong dòng chữ sẽ được 30 điểm, không đoán một được chữ sẽ giảm -10 điểm.

2 người có 1’30s để vừa nói vừa trả lời.

Giáo viên có thể cho “người mô tả” xem riêng hình ảnh và chú thích, để tránh các thành viên trong lớp nhìn thấy và mách cho “người đoán ý”, khiến kết quả cuộc chơi mất công bằng và mất vui nhộn. Làm như vậy cũng kích thích sự tò mò và suy đoán của cả lớp.

Cứ lần lượt cho đến khi hết 4 cặp thi đấu.

Bước 3 (Phán quyết): Sau khi tất cả 4 cặp đều thi. Cặp nào nhiều điểm nhất sẽ là cặp đôi chiến thắng – đôi bạn tri kỷ. Nếu có nhiều cặp có điểm cao nhất ngang nhau. Hãy cho các cặp này đấu tiếp, để xác định cặp chiến thắng - đôi bạn tri kỷ.

Câu 1: từ khóa “Bóng đèn”

Giáo án KHTN 8 Bài 22 (Cánh diều 2023): Tác dụng của dòng điện | Khoa học tự nhiên 8 (ảnh 2)

Câu 2: Từ khóa “Bình acquy”

Giáo án KHTN 8 Bài 22 (Cánh diều 2023): Tác dụng của dòng điện | Khoa học tự nhiên 8 (ảnh 3)

Câu 3: Từ khóa “Dây nối”

Giáo án KHTN 8 Bài 22 (Cánh diều 2023): Tác dụng của dòng điện | Khoa học tự nhiên 8 (ảnh 4)

- GV đặt câu hỏi mở bài:

? Tia sét, hình 22.1, được tạo ra là kết quả của dòng hạt mang điện chuyển động. Khi sét đánh, dòng điện trong tia sét có tác dụng phát sáng và tác dụng nhiệt rất mạnh. Tuy nhiên, dòng điện của tia sét chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Làm thế nào để tạo ra và duy trì dòng điện để từ đó khai thác các tác dụng của dòng điện?

Giáo án KHTN 8 Bài 22 (Cánh diều 2023): Tác dụng của dòng điện | Khoa học tự nhiên 8 (ảnh 5)

*Thực hiện nhiệm vụ học tập

Cá nhân học sinh thực hiện nhiệm vụ.

*Báo cáo kết quả và thảo luận

Giáo viên mời đại diện 1 số học sinh nêu ý kiến.

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Giáo viên nhận xét, chuẩn hóa câu trả lời của học sinh.

- GV dẫn dắt vào bài mới: Để tạo ra và duy trì dòng điện, từ đó khai thác các tác dụng của dòng điện ta cần có nguồn điện như: pin, acquy, máy phát điện. Chúng ta cùng vào bài mới hôm nay để tìm hiểu về nguồn điện và các tác dụng của dòng điện.

Bài 22. Tác dụng của dòng điện

2. Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1. Tìm hiểu nguồn điện

a. Mục tiêu: Nêu được nguồn điện có khả năng cung cấp năng lượng điện và liệt kê được một số nguồn điện thông thường trong đời sống.

b. Nội dung: GV cho học sinh làm việc cá nhân và trả lời mốt số câu hỏi sau:

- Nguồn điện là gì?

- Liệt kê được một số nguồn điện thông thường trong đời sống.

- Nêu sự chuyển hoá năng lượng ở các thiết bị dùng pin, acquy khi tạo ra dòng điện

c. Sản phẩm: Đáp án của học sinh.

................................................

................................................

................................................

Tài liệu có 13 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án KHTN 8 Cánh diều Bài 22: Tác dụng của dòng điện.

Xem thêm Giáo án Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Để mua Giáo án Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ Mua tài liệu có đáp án, Ấn vào đây

Đánh giá

0

0 đánh giá