Giáo án KHTN 8 Bài 35 (Cánh diều 2024): Hệ nội tiết ở người | Khoa học tự nhiên 8

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án KHTN 8 Bài 35: Hệ nội tiết ở người sách Cánh diều theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Khoa học tự nhiên 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Giáo án Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 20k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Trường THCS ………….

Tổ: ………………………

Họ và tên giáo viên

BÀI 35: Hệ nội tiết ở người

Tuần: 

Tiết:

Ngày soạn:

Thời gian thực hiện: 

 

I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài học, HS đạt được các yêu cầu sau:

1. Về năng lực

1.1. Năng lực chung

Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân và nhóm khi tìm hiểu về các tuyến nội tiết trong cơ thể người; một số bệnh liên quan đến hệ nội tiết trong cơ thể.

Giao tiếp và hợp tác: Chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; biết lắng nghe và phản hồi tích cực trong khi tìm hiểu về chức năng của các tuyến nội tiết trong cơ thể người; một số bệnh liên quan đến hệ nội tiết.

Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức học được về hệ nội tiết ở người để giải thích một số vấn đề xong thực tiễn; đề xuất được các biện pháp phòng tránh các bệnh về hệ nội tiết.

1.2. Năng lực khoa học tự nhiên

Nhận thức khoa học tự nhiên:

+ Nêu được tên và chức năng của các tuyến nội tiết.

+ Nêu được một số bệnh liên quan đến hệ nội tiết và cách phòng chống các bệnh đó.

Tìm hiểu tự nhiên: Lập được kế hoạch và tiến hành điều tra một số bệnh vệ hệ nội tiết thường gặp ở địa phương, đề xuất các biện pháp phòng chống bệnh hệ nội tiết dựa theo gợi ý phiếu điều tra.

Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Vận dụng được hiểu biết về các tuyến nội tiết để đề xuất các biện pháp bảo vệ sức khỏe bản thân và người thân trong gia đình.

2. Về phẩm chất

- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về hệ nội tiết ở người.

- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ.

- Chăm sóc sức khỏe của bản thân và người thân trong gia đình.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)

a) Mục tiêu:

- Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập, tạo tâm thế hứng thú, sẵn sàng tìm hiểu kiến thức mới.

b) Nội dung:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: “Quan sát hình 35.1 và cho biết người có triệu chứng trong hình đang mắc bệnh gì? Nguyên nhân của bệnh này là gì?”

c) Sản phẩm:

- Câu trả lời của học sinh (có thể đúng hoặc sai).

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV đặt vấn đề, yêu cầu học sinh thực hiện thảo luận cặp đôi, đưa ra câu trả lời cho vấn đề: “Quan sát hình 35.1 và cho biết người có triệu chứng trong hình đang mắc bệnh gì? Nguyên nhân của bệnh này là gì?”

Giáo án KHTN 8 Bài 35 (Cánh diều 2023): Hệ nội tiết ở người (ảnh 1)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh chú ý theo dõi, kết hợp kiến thức của bản thân, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, định hướng.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV gọi 2 – 3 HS trình bày câu trả lời.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, ghi nhận các ý kiến của HS.

- GV chưa chốt kiến thức mà dẫn dắt vào bài học mới: Để giải thích câu hỏi này đầy đủ và chính xác, chúng ta cùng đi vào bài học ngày hôm nay.

- Câu trả lời của HS.

* Gợi ý:

- Người có triệu chứng được thể hiện trong hình đang mắc bệnh bướu cổ.

- Nguyên nhân gây bệnh bướu cổ:

+ Nguyên nhân chủ yếu là do cơ thể thiếu iodine dẫn đến hormone thyroxin của tuyến giáp không được tiết ra, khi đó tuyến yên sẽ tiết ra TSH để tăng cường hoạt động của tuyến giáp, gây phì đại tuyến giáp.

+ Một số nguyên nhân khác có thể gây bướu cổ là ăn các loại thức ăn hoặc dùng thuốc khiến chức năng tổng hợp hormone tuyến giáp bị ức chế; do rối loạn hoạt động tuyến giáp bẩm sinh;…

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về các tuyến nội tiết

a) Mục tiêu:

- Nêu được tên và chức năng của các tuyến nội tiết.

b) Nội dung:

- GV chia lớp thành các nhóm, hướng dẫn HS quan sát Hình 35.2, tìm hiểu thông tin SGK từ đó thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập số 1.

c) Sản phẩm:

- Đáp án phiếu học tập số 1.

Tuyến nội tiết

Vị trí

Chức năng

Tuyến tùng

Nằm gần trung tâm của não.

- Điều hòa chu kì thức ngủ (melatonin).

Tuyến giáp

Nằm ở cổ, trước thanh quản và phần trên của khí quản.

- Điều hòa sinh trưởng, phát triển (T3, T4).

- Tăng cường trao đổi chất, sinh nhiệt (T3, T4).

- Điều hòa calcium máu (Calcitonin).

Tuyến cận giáp

Nằm ở cổ, phía sau tuyến giáp.

- Điều hòa lượng calcium máu (PTH).

Tuyến ức

Nằm trong lồng ngực, phía sau xương ức.

- Kích thích sự phát triển của các tế bào limpho T (Thymosin).

Tuyến sinh dục

- Ở nam: Tinh hoàn.

- Ở nữ: Buồng trứng.

- Hình thành đặc điểm sinh dục thứ cấp.

- Kích thích sinh trưởng, phát triển.

- Điều hòa chu kì sinh dục.

Vùng dưới đồi

Nằm trong não bộ, giữa tuyến yên và đồi thị.

- Điều hòa hoạt động tuyến yên (CRH, TRH, GnRH).

- Điều hòa áp suất thẩm thấu (ADH).

- Kích thích quá trình đẻ (oxytocin).

Tuyến yên

Nằm trong nền sọ.

- Kích thích sinh trưởng (GH).

- Điều hòa hình thành và tiết sữa (prolactin).

- Điều hòa hoạt động tuyến giáp (TSH), tuyến trên thận (ACTH), tuyến sinh dục (FSH, LH).

Tuyến tụy

Nằm trong khoang bụng, phía sau dạ dày.

- Chức năng nội tiết: Điều hòa lượng đường máu (insulin và glucagon).

Tuyến trên thận

Nằm ở cực trên của mỗi thận.

- Điều hòa huyết áp, thể tích máu (aldosterone).

- Điều hòa trao đổi chất, năng lượng (cortisol).

- Chống stress (adrenalin, noradrenalin, cortisol).

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 12 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án KHTN 8 Cánh diều Bài 35: Hệ nội tiết ở người.

Xem thêm Giáo án Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Giáo án Bài 34: Hệ thần kinh và các giác quan ở người

Giáo án Bài 35: Hệ nội tiết ở người

Giáo án Bài 36: Da và điều hoà thân nhiệt ở người

Giáo án Bài 37: Sinh sản ở người

Giáo án Bài 38: Môi trường và các nhân tố sinh thái

Để mua Giáo án Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ Mua tài liệu có đáp án, Ấn vào đây

Đánh giá

0

0 đánh giá