Giáo án KHTN 8 Bài 37 (Cánh diều 2024): Sinh sản ở người | Khoa học tự nhiên 8

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án KHTN 8 Bài 37: Sinh sản ở người sách Cánh diều theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Khoa học tự nhiên 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Giáo án Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 20k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Trường THCS ………….

Tổ: ………………………

Họ và tên giáo viên

BÀI 37: Sinh sản ở người

Tuần: 

Tiết:

Ngày soạn:

Thời gian thực hiện: 

 

I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài học, HS đạt được các yêu cầu sau:

1. Về năng lực

1.1. Năng lực chung

- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, sơ đồ để tìm hiểu về cấu tạo, chức năng của cơ quan sinh dục nam và nữ; hiện tượng thụ tinh thụ thai, hiện tượng kinh nguyệt và các biện pháp tránh thai; Một số bệnh lây qua đường sinh dục và biện pháp bảo vệ sức khỏe vị thành niên.

- Giao tiếp và hợp tác: Sử  dụng ngôn ngữ một cách khoa học để diễn đạt, tương tác tích cực với các thành viên trong nhóm. Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều tham gia và trình bày ý kiến khi thực hiện các nhiệm vụ được giao trong quá trình học tập.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

2.2. Năng lực khoa học tự nhiên

- Nhận thức khoa học tự nhiên:

+ Nêu được chức năng của hệ sinh dục, kể tên được các cơ quan và trình bày được chức năng của các cơ quan sinh dục nam và nữ.

+ Nêu được khái niệm thụ tinh và thụ thai, hiện tượng kinh nguyệt, cách phòng tránh thai.

+ Kể tên được một số bệnh lây truyền qua đường sinh dục và trình bày được cách phòng chống các bệnh đó.

+ Nêu được ý nghĩa và các biện pháp bảo vệ sức khỏe sinh sản vị thành niên. Vận dụng được hiểu biết về sinh sản để bảo vệ sức khỏe bản thân.

- Tìm hiểu khoa học tự nhiên: Điểu tra được sự hiểu biết của HS trong trường về sức khoẻ sinh sản vị thành niên.

- Vận dụng khoa học tự nhiên: Vận dụng được hiểu biết vê sinh sản để bảo vệ sức khoẻ bản thân.

2. Về phẩm chất

- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về hệ sinh dục.

- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ.

- Có ý thức bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của bản thân và người thân trong gia đình.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- SGK, SGV, SBT khoa học tự nhiên 8, kế hoạch bài dạy.

- Tranh ảnh về hệ sinh dục nam và nữ.

- Phiếu học tập.

- Video minh hoạ quá trình thụ tinh và thụ thai ở người.

- Tranh ảnh minh hoạ chu kì kinh nguyệt, một số phương pháp tránh thai.

- Video về thực trạng và hậu quả của việc nạo phá thai ở tuổi vị thành niên và hậu quả.

- Tranh ảnh, video vẽ một số bệnh lầy truyền qua đường sinh dục.

2. Học sinh

- SGK, SBT khoa học tự nhiên 8.

- Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài ở nhà.

- Giấy A0 và học liệu theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)

a) Mục tiêu:

- Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập, tạo tâm thế hứng thú, sẵn sàng tìm hiểu kiến thức mới.

b) Nội dung:

- GV chiếu hình ảnh, đặt vấn đề, yêu cầu học sinh thực hiện thảo luận cặp đôi, đưa ra câu trả lời cho câu hỏi: Quan sát hình 37.1, cho biết vai trò của hệ sinh dục nam và hệ sinh dục nữ.”

c) Sản phẩm:

- Các câu trả lời của HS (có thể đúng hoặc sai).

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức

Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu hình 37.1 SGK, yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: “Quan sát hình 37.1, cho biết vai trò của hệ sinh dục nam và hệ sinh dục nữ.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, định hướng, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV mời ngẫu nhiên HS báo cáo câu trả lời.

- Các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

- Từ câu trả lời của HS, GV đặt vấn đề cho bài mới.

- Các câu trả lời của HS.

* Gợi ý:

- Hệ sinh dục nam và hệ sinh dục nữ đều có vai trò tiết hormone sinh dục và thực hiện chức năng sinh sản đảm bảo duy trì nòi giống qua các thế hệ. Trong đó:

- Vai trò của hệ sinh dục nam: Sản sinh ra tinh trùng và tiết hormone sinh dục nam.

- Vai trò của hệ sinh dục nữ: Sản xuất trứng, tiết hormone sinh dục nữ và là nơi diễn ra quá trình thụ tinh, phát triển phôi thai.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu cấu tạo và chức năng của hệ sinh dục

a) Mục tiêu:

- Nêu được chức năng của hệ sinh dục, kể tên được các cơ quan và trình bày được chức năng của các cơ quan sinh dục nam và nữ.

b) Nội dung:

- GV hướng dẫn HS quan sát hình 37.2 và 37.3 SGK, tìm hiểu các cơ quan trong hệ sinh dục nam và nữ. Học sinh quan sát hình ảnh, thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập 1.

c) Sản phẩm:

- Đáp án phiếu học tập số 1.

Phiếu học tập số 1

1. Nêu tên cơ quan và chức năng của các cơ quan thuộc hệ sinh dục nữ, hệ sinh dục nam:

Hệ sinh dục nữ

Hệ sinh dục nam

Cơ quan

Chức năng

Cơ quan

Chức năng

Buồng trứng

- Sản xuất trứng và tiết hormone sinh dục nữ.

Ống dẫn tinh

Vận chuyển tinh trùng đến túi tinh.

Âm đạo

- Có tuyến tiết ra chất nhờn mang tính acid giúp giảm ma sát và ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập.

- Tiếp nhận tinh trùng.

- Là đường ra của trẻ sơ sinh.

Tuyến tiền liệt

Tiết dịch màu trắng hòa lẫn với tinh trùng từ túi tinh phóng ra tạo thành tinh dịch.

Ống dẫn trứng

- Đón trứng.

- Là nơi diễn ra sự thụ tinh.

- Vận chuyển trứng hoặc hợp tử xuống tử cung.

Tuyến hành

Tiết dịch nhờn có tác dụng rửa niệu đạo và làm giảm tính acid của dịch âm đạo, đảm bảo sự sống sót của tinh trùng.

Tử cung

- Tiếp nhận trứng hoặc hợp tử.

- Nuôi dưỡng phôi thai.

Túi tinh

Dự trữ tinh trùng, tiết một ít dịch.

Âm hộ

- Bảo vệ cơ quan sinh dục.

Tinh hoàn

Sản xuất tinh trùng và hormone sinh dục nam.

 

Mào tinh hoàn

Nơi tinh trùng phát triển toàn diện.

Dương vật

Có niệu đạo vừa là đường dẫn nước tiểu vừa là đường dẫn tinh.

2. Lập sơ đồ đường đi của tinh trùng trong hệ sinh dục nam.

Sơ đồ đường đi của tinh trùng trong hệ sinh dục nam: Tinh hoàn → Mào tinh hoàn → Ống dẫn tinh → Túi tinh → Niệu đạo trong dương vật.

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 19 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án KHTN 8 Cánh diều Bài 37: Sinh sản ở người.

Xem thêm Giáo án Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Giáo án Bài 36: Da và điều hoà thân nhiệt ở người

Giáo án Bài 37: Sinh sản ở người

Giáo án Bài 38: Môi trường và các nhân tố sinh thái

Giáo án Bài 39: Quần thể sinh vật

Giáo án Bài 40: Quần xã sinh vật

Để mua Giáo án Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ Mua tài liệu có đáp án, Ấn vào đây

Đánh giá

0

0 đánh giá