Giải SBT Lịch sử 11 Bài 1 (Kết nối tri thức): Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản

4.5 K

Với giải sách bài tập Lịch sử 11 Bài 1: Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch sử 11. Mời các bạn đón xem:

Sách bài tập Lịch sử 11 Bài 1: Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản

Bài tập 1 trang 5 SBT Lịch Sử 11: Hãy xác định chỉ một ý trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 12 dưới đây.

Câu 1 trang 5 SBT Lịch Sử 11: Cách mạng tư sản là

A. cuộc cách mạng do liên minh giữa giai cấp tư sản và quý tộc tư sản hoá lãnh đạo.

B. cuộc cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo.

C. cuộc cách mạng do liên minh giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân lãnh đạo.

D. cuộc cách mạng do liên minh giữa giai cấp tư sản và nông dân lãnh đạo.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 2 trang 5 SBT Lịch Sử 11: Cuộc cách mạng tư sản nhằm

A. thiết lập hình thái Nhà nước vô sản và mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

B. thiết lập hình thái Nhà nước tư sản và mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

C. thiết lập hình thái Nhà nước vô sản và mở đường cho chủ nghĩa xã hội phát triển.

D. thiết lập hình thái Nhà nước quân chủ lập hiến và mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu 3 trang 5 SBT Lịch Sử 11: Ý nào đúng khi nói về tiền đề đưa đến sự bùng nổ của cách mạng tư sản

A. Cách mạng tư sản chỉ có thể xảy ra khi các tiền đề về kinh tế, xã hội, tư tưởng, chính trị và triết học chín muồi.

B. Cách mạng tư sản chỉ có thể xảy ra khi các tiền đề về kinh tế, xã hội, tư tưởng, chính trị chín muồi.

C. Cách mạng tư sản chỉ có thể xảy ra khi các tiền đề về kinh tế, xã hội, tư tưởng chín muồi.

D. Cách mạng tư sản chỉ có thể xảy ra khi các tiền đề về xã hội, tư tưởng và hành chính trị chín muồi.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu 4 trang 5 SBT Lịch Sử 11: Ý nào không phản ánh đúng tình trạng kinh tế nước Anh trước khi cách mạng tư sản bùng nổ?

A. Nội thương và ngoại thương nước Anh phát triển rất mạnh mẽ.

B. Quan hệ tiền tệ đã thâm nhập vào nông thôn nước Anh, làm thay đổi cơ cấu kinh tế và cách thức kinh doanh.

C. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Anh đã phát triển cả trong công nghiệp, nông nghiệp và thương nghiệp.

D. Nền sản xuất nước Anh đã sử dụng máy móc và máy hơi nước.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Câu 5 trang 5 SBT Lịch Sử 11: Ý nào không phản ánh đúng tình trạng kinh tế của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ trước khi chiến tranh với chính quốc Anh bùng nổ?

A. Nền kinh tế của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ phát triển ngang bằng với chính quốc.

B. Không có quyền tự do buôn bán với các nước, phải thông qua chính quốc.

C. Sản xuất trong các công trường thủ công phát triển, nhiều trung tâm công nghiệp hình thành ở miền Bắc, miền Trung.

D. Phải nộp nhiều loại thuế khác nhau cho chính quốc.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 6 trang 5 SBT Lịch Sử 11: Ý nào không phản ánh đúng tình trạng kinh tế nước Pháp trước khi cách mạng tư sản bùng nổ?

A. Nền kinh tế Pháp ở thế kỉ XVIII đã phát triển khá mạnh, nhất là về công nghiệp và thương nghiệp.

B. Mậu dịch nước Pháp rất phát triển, nước Pháp chiếm một nửa số tiền tệ của toàn châu Âu.

C. Nông nghiệp nước Pháp phát triển mạnh theo hướng sản xuất tư bản chủ nghĩa, hỗ trợ cho công nghiệp.

D. Máy hơi nước và máy móc đã xuất hiện ở Pháp, nhưng chưa được áp dụng phổ biến.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 7 trang 5 SBT Lịch Sử 11: Ý nào phản ánh đúng về quyền lực của vua Anh trước khi cách mạng tư sản bùng nổ?

A. Vua Anh nắm mọi quyền lực, cai trị độc đoán.

B. Vua Anh nắm quyền hành pháp, đứng đầu Chính phủ.

C. Vua Anh nắm quyền lập pháp, thao túng Quốc hội.

D. Vua Anh không có quyền can thiệp vào hoạt động của Toà án.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 8 trang 5 SBT Lịch Sử 11: Khai thác Tư liệu 2 (tr. 8, SGK) và cho biết ý nào không phản ánh đúng quyền lực của vua Pháp trước khi cách mạng bùng nổ?

A. Vua có quyền hành chuyên chế và vô hạn.

B. Vua có quyền quyết định cao nhất mọi công việc đối nội và đối ngoại của quốc gia.

C. Vua ban hành nhiều "mật lệnh" nhằm khủng bố nhân dân khiến hàng trăm người bị bắt, bị tù đày.

D. Vua tôn trọng quyền quyết định của Quốc hội trong xây dựng luật pháp.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Câu 9 trang 5 SBT Lịch Sử 11: Nửa cuối thế kỉ XIX, nhiệm vụ cấp thiết đặt ra cho nước Đức và I-ta-li-a là gì?

A. Thoát khỏi ách thống trị của nước ngoài.

B. Thành lập chính quyền của giai cấp tư sản.

C. Xoá bỏ tình trạng phân tán về chính trị, thống nhất đất nước.

D. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 10 trang 5 SBT Lịch Sử 11: Ý nào không phản ánh đúng ý nghĩa của Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII?

A. Cách mạng tư sản Anh có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của xã hội loài người trong buổi đầu chuyển từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản.

B. Cách mạng tư sản Anh thắng lợi đã đặt dấu mốc cho sự xác lập chủ nghĩa do gnúo márin née tư bản ở Anh.

C. Cách mạng tư sản Anh đã lật đổ chế độ phong kiến.

D. Cách mạng tư sản Anh được ví như "cái chổi khổng lồ" quét sạch mọi rác rưởi của chế độ phong kiến.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Câu 11 trang 5 SBT Lịch Sử 11: Ý nào không phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ?

A. Giải phóng nhân dân các thuộc địa Anh khỏi ách thống trị thực dân.

B. Đưa đến sự thành lập của nhà nước tư sản đầu tiên ở ngoài châu Âu.

C. Thúc đẩy phong trào đấu tranh giành độc lập ở nhiều nước trên thế giới.

D. Là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất trong lịch sử.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Câu 12 trang 5 SBT Lịch Sử 11: Ý nào không phản ánh đúng ý nghĩa của Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVII?

A. Cách mạng tư sản Pháp đã xoá bỏ chế độ quân chủ chuyên chế, thiết lập nền dân chủ tư sản.

B. Cách mạng tư sản Pháp đã mở đường cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ hơn.

C. Cách mạng tư sản Pháp đã mở ra thời đại thắng lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản trên thế giới.

D. Cách mạng tư sản Pháp đã đáp ứng quyền lợi của đông đảo quần chúng nhân dân lao động.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Bài tập 2 trang 8 SBT Lịch Sử 11: Hãy xác định câu đúng hoặc sai về tiền đề, mục tiêu và nhiệm vụ của các cuộc cách mạng tư sản.

1. Những biến đổi về kinh tế làm mâu thuẫn xã hội ở Tây Âu và Bắc Mỹ ngày càng gay gắt.

2. Càng giàu có về kinh tế, giai cấp tư sản và đồng minh lại càng khao khát có quyền chính trị tương ứng.

3. Giai cấp tư sản tìm mọi cách để thuyết phục nhà vua tạo điều kiện thuận lợi cho họ kinh doanh.

4. Dẫn đường cho các cuộc cách mạng tư sản là tư tưởng của Giáo hội Thiên Chúa.

5. Khi chưa có hệ tư tưởng dân chủ tư sản, tư tưởng của Giáo hội Thiên Chúa giáo là ngọn cờ tập hợp quần chúng làm cách mạng.

6. Đạo Tin lành ở Hà Lan và Thanh giáo ở Anh dẫn đường cho giai cấp tư sản và quần chúng ở các nước này đấu tranh chống phong kiến, tiến hành cách mạng tư sản.

7. Cách mạng tư sản nhằm xoá bỏ những rào cản kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

8. Cách mạng tư nhằm củng cố quyền lực của quý tộc phong kiến và tăng lữ.

Lời giải:

- Các câu đúng là: 1, 2, 6, 7;

- Các câu sai là: 3, 4, 5, 8.

Bài tập 3 trang 8 SBT Lịch Sử 11: Hãy chọn từ hoặc cụm từ phù hợp về nhiệm vụ của cách mạng tư sản để hoàn thiện đoạn thông tin dưới đây.

Cách mạng tư sản bao gồm hai nhiệm vụ cơ bản: …….(1). Nhiệm vụ…….. (2) nhằm xoá bỏ tình trạng cát cứ phong kiến, phân tán về chính trị, chia cắt về lãnh thổ, hình thành…….. (3) thống nhất, hoặc……….(4) dân tộc. Nhiệm vụ……... (5) nhằm xoá bỏ chế độ phong kiến chuyên chế, xác lập nền dân chủ ………. (6). Mục tiêu và nhiệm vụ của các cuộc ……....(7) dù diễn ra dưới hình thức nào, đều nhằm……….. (8) những rào cản kìm hãm sự phát triển của ……….(9) tư bản chủ nghĩa,………..(10) cho sự thống trị của giai cấp………... (11).

Lời giải:

Cách mạng tư sản bao gồm hai nhiệm vụ cơ bản: (1) dân tộc và dân chủ. Nhiệm vụ (2) dân tộc nhằm xoá bỏ tình trạng cát cứ phong kiến, phân tán về chính trị, chia cắt về lãnh thổ, hình thành (3) thị trường dân tộc thống nhất, hoặc (4) giải phóng dân tộc. Nhiệm vụ (5) dân chủ nhằm xoá bỏ chế độ phong kiến chuyên chế, xác lập nền dân chủ (6) tư sản. Mục tiêu và nhiệm vụ của các cuộc (7) cách mạng tư sản dù diễn ra dưới hình thức nào, đều nhằm (8) xoá bỏ những rào cản kìm hãm sự phát triển của (9) nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, (10) mở đường cho sự thống trị của giai cấp (11) tư sản.

Bài tập 4 trang 9 SBT Lịch Sử 11: Ghép các ý ở cột A với các ý ở cột B sao cho phù hợp về giai cấp lãnh đạo, động lực của một số cuộc cách mạng tư sản.

Ghép các ý ở cột A với các ý ở cột B sao cho phù hợp về giai cấp lãnh đạo

Lời giải:

Ghép các thông tin theo thứ tự sau:

1 - g

2 - d

3 - b

4 - c

5 - e

6 - a

Bài tập 5 trang 9 SBT Lịch Sử 11: Hãy lập và hoàn thành bảng tóm tắt nội dung chính về một số cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu trong các thế kỉ XVII - XVIII.

Tên cuộc cách mạng tư sản Cách mạng tư sản

Mục tiêu và nhiệm vụ

Giai cấp

lãnh đạo

Động lực

Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII

 

 

 

Cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ cuối thế kỉ XVIII

 

 

 

Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII

 

 

 

Lời giải:

Tên cuộc cách mạng tư sản Cách mạng tư sản

Mục tiêu và nhiệm vụ

Giai cấp

lãnh đạo

Động lực

Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII

- Mục tiêu: chống chế độ phong kiến chuyên chế.

- Nhiệm vụ:

Xóa bỏ tình trạng cát cứ phong kiến, hình thành thị trường dân tộc thống nhất.

+ Xóa bỏ chế độ phong kiến chuyên chế, xác lập nền dân chủ tư sản.

- Tư sản và quý tộc mới.

- Tư sản, quý tộc mới, nông dân, công nhân, bình dân thành thị,…

Cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ cuối thế kỉ XVIII

- Mục tiêu: tiêu giải phóng dân tộc, lập nên quốc gia mới.

- Nhiệm vụ:

+ Giải phóng dân tộc.

Xác lập nền dân chủ tư sản.

- Tư sản và chủ nô.

- Tư sản, chủ nô, nông dân, công nhân, bình dân thành thị, nô lệ…

Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII

- Mục tiêu: lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế.

- Nhiệm vụ:

Xóa bỏ tình trạng cát cứ phong kiến, hình thành thị trường dân tộc thống nhất.

+ Xóa bỏ chế độ phong kiến chuyên chế, xác lập nền dân chủ tư sản.

- Tư sản.

- Tư sản , nông dân, công nhân, bình dân thành thị,…

Bài tập 6 trang 9 SBT Lịch Sử 11: Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc Anh ở Bắc Mỹ có thể coi là cuộc chiến tranh chính nghĩa không? Vì sao?

Lời giải:

- Cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ là một cuộc chiến tranh chính nghĩa vì:

+ Đã giải phóng nhân dân các thuộc địa Anh khỏi ách áp bức, bóc lột của thực dân, đưa đến sự thành lập Nhà nước tư sản đầu tiên ở ngoài châu Âu.

+ Thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Mỹ La-tinh phát triển và có ảnh hưởng tích cực đến phong trào giành độc lập ở nhiều nơi trên thế giới vào cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX.

Bài tập 7 trang 9 SBT Lịch Sử 11: Hãy viết một đoạn văn (khoảng 300 chữ) để làm rõ kết quả và ý nghĩa của một cuộc cách mạng tư sản thời cận đại mà em ấn tượng nhất.

Lời giải:

(*) Lựa chọn: Kết quả và ý nghĩa của Cách mạng tư sản Pháp (cuối thế kỉ XVIII)

- Kết quả: lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập chế độ Cộng hòa.

- Ý nghĩa:

+ Lật đổ và xóa bỏ mọi tàn dư của chế độ phong kiến.

+ Nông dân được giải phóng, vấn đề ruộng đất được giải quyết; những cản trở đối với công thương nghiệp bị xóa bỏ,.. tạo điều kiện cho chỗ nghĩa tư bản phát triển.

+ Làm cho chế độ phong kiến bị lung lay trên khắp châu Âu.

+ Mở ra thời đại mới: thời đại thắng lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản ở các nước Âu - Mỹ.

+ Tư tưởng dân chủ tư sản có ảnh hưởng lớn đối với phong trào cách mạng và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

Xem thêm các bài giải SBT Lịch sử lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 1: Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản

Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản

Bài 3: Sự hình thành Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết

Bài 4: Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay

Bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á

Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 1: Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản

I. Tiền đề của cách mạng tư sản

- Cách mạng tư sản là cuộc cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo nhằm chống lại chế độ phong kiến, thiết lập nhà nước tư sản, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

- Cách mạng tư sản có thể bùng nổ và giành được thắng lợi dựa trên các tiền đề về kinh tế, chính trị, xã hội và tư tưởng.

1. Kinh tế

- Kinh tế tư bản chủ nghĩa ra đời và phát triển trong lòng chế độ phong kiến hoặc chế độ thuộc địa.

- Tuy nhiên, sự phát triển đó gặp phải nhiều rào cản của nhà nước phong kiến hay chính sách cai trị hà khắc của chính quốc ở thuộc địa.

=> Để mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, cần phải xóa bỏ những rào cản đó.

2. Chính trị

- Chính sách cai trị của nhà nước phong kiến gây ra sự bất mãn ngày càng lớn cho giai cấp tư sản và các tầng lớp khác trong xã hội. Mâu thuẫn chính trị gay gắt dẫn tới sự bùng nổ các cuộc cách mạng tư sản. Ví dụ:

+ Ở Anh, nhà vua nắm mọi quyền lực, cai trị độc đoán và tiến hành đàn áp các tín đồ Thanh giáo, lập ra các toà án để buộc tội những người chống đối.

+ Chính sách của chính quốc (Anh) đối với các thuộc địa ở Bắc Mỹ đã tác động tiêu cực đến quyền lợi của các tầng lớp nhân dân.

3. Xã hội

- Những biến đổi về kinh tế làm cho mâu thuẫn xã hội ở Tây Âu và Bắc Mỹ ngày càng gay gắt.

- Giai cấp tư sản và đồng minh của họ (quý tộc mới ở Anh, chủ nổ ở Bắc Mỹ,...) tuy giàu có về kinh tế nhưng không có quyền lực về chính trị tương xứng. Vì vậy, họ đã tìm cách tập hợp quần chúng nhân dân để làm cách mạng.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Kết nối tri thức Bài 1: Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản

4. Tư tưởng

- Để tập hợp quần chúng nhân dân, giai cấp tư sản cần có hệ tư tưởng để chống lại hệ tư tưởng phong kiến bảo thủ.

- Với các cuộc cách mạng nổ ra sớm (Nê-đéc-lan, Anh), khi chưa có hệ tư tưởng của riêng mình, tư sản và đồng minh đã mượn ngọn cờ tôn giáo cải cách để tập hợp quần chúng (đạo Tin Lành ở Hà Lan, Thanh giáo ở Anh).

- Ở Pháp, nền tảng của hệ tư tưởng dân chủ tư sản chính là Triết học Ánh sáng với đại diện tiêu biểu là Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rút-xô.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Kết nối tri thức Bài 1: Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản

II. Mục tiêu, nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo, động lực của cách mạng tư sản

1. Mục tiêu và nhiệm vụ

- Mục tiêu: xoá sự những rào cản kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Ví dụ:

+ Ở Anh: tầng lớp quý tộc mới và giai cấp tư sản đấu tranh chống chế độ phong kiến chuyên chế.

+ Tại 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ: nhân dân 13 thuộc địa hướng tới mục tiêu giải phóng dân tộc, lập nên quốc gia mới.

+ Ở Pháp: nhân dân Pháp mong muốn lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế.

- Nhiệm vụ:

+ Nhiệm vụ dân tộc: nhằm xóa bỏ tình trạng cát cứ phong kiến, hình thành thị trường dân tộc thống nhất (hoặc giải phóng dân tộc).

+ Nhiệm vụ dân chủ: nhằm xóa bỏ chế độ phong kiến chuyên chế, xác lập nền dân chủ tư sản.

2. Giai cấp lãnh đạo và động lực cách mạng

- Giai cấp lãnh đạo: giai cấp tư sản và đồng minh của họ (chủ nô, quý tộc phong kiến tư sản hóa,…). Ví dụ:

+ Cách mạng tư sản Anh: diễn ra dưới sự lãnh đạo của liên minh tư sản và quý tộc mới, song vai trò quan trọng lại thuộc về quý tộc mới.

+ Cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ diễn ra dưới sự lãnh đạo của liên minh tư sản và chủ nô.

+ Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII, giai cấp tư sản giành độc quyền lãnh đạo cách mạng.

- Động lực của cách mạng:

+ Giai cấp lãnh đạo và quần chúng nhân dân giữ vai trò quan trọng và là động lực của cách mạng.

+ Khi quần chúng nhân dân tham gia đông đảo, liên tục thì thắng lợi của cách mạng càng triệt để, tiêu biểu như Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Kết nối tri thức Bài 1: Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản

Nhân dân Pa-ri tấn công ngục Ba-xti trong cách mạng tư sản Pháp (tranh vẽ)

III. Kết quả và ý nghĩa của các cuộc cách mạng tư sản

- Thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản đã lật đổ nền quân chủ chuyên chế hoặc giành độc lập dân tộc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

- Đầu thập kỉ 70 của thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới.

Đánh giá

0

0 đánh giá