20 câu Trắc nghiệm KHTN 8 Bài 26 (Kết nối tri thức) có đáp án: Năng lượng nhiệt và nội năng

3.6 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 8 Bài 26: Năng lượng nhiệt và nội năng sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm KHTN 8. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 26: Năng lượng nhiệt và nội năng. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm KHTN 8 Bài 26: Năng lượng nhiệt và nội năng

Phần 1: 15 câu Trắc nghiệm KHTN 8 Bài 26: Năng lượng nhiệt và nội năng

Câu 1: Nhiệt năng của một vật là

A. hiệu thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

B. hiệu động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

C. tổng thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

D. tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

Đáp án đúng là D

Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

Câu 2: Nội năng của một vật là

A. tổng động năng và thế năng của vật.

B. tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

C. tổng nhiệt lượng và cơ năng mà vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt và thực hiện công.

D. nhiệt lượng vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt.

Đáp án đúng là B

Câu 3: Tính chất nào sau đâu không phải là tính chất của nguyên tử, phân tử cấu tạo nên một vật?

A. Chuyển động không ngừng.

B. Giữa các nguyên tử, phân tử luôn có khoảng cách nhất định.

C. Nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

D. Vận tốc thay đổi thì nhiệt độ thay đổi.

Đáp án đúng là C

C – sai. Vì khi nhiệt độ thay đổi thì khoảng cách giữa các nguyên tử, phân tử thay đổi chứ không phải kích thước của chúng thay đổi.

Câu 4: Nung nóng một miếng đồng rồi thả vào một cốc nước lạnh. Trong hiện tượng này, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Nhiệt năng của miếng đồng tăng lên.

B. Nhiệt năng của cốc nước tăng lên.

C. Nhiệt năng của các vật thay đổi do thực hiện công.

D. Nhiệt năng của miếng đồng thay đổi do có sự chuyển hóa năng lượng từ cơ năng sang nhiệt năng.

Đáp án đúng là B

Nung nóng một miếng đồng rồi thả vào một cốc nước lạnh thì có sự truyền nhiệt giữa các vật làm cho nhiệt độ của miếng đồng giảm xuống, nhiệt độ của nước tăng lên.

Nhiệt năng của cốc nước tăng lên.

Câu 5: Câu nào sau đây nói về nội năng là không đúng?

A. Nội năng là một dạng năng lượng.            

B. Nội năng có thể chuyển hóa thành năng lượng khác.

C. Nội năng là nhiệt lượng.                                                      

D. Nội năng của một vật có thể tăng lên hoặc giảm đi.

Đáp án đúng là C

C sai vì nội năng của một vật là tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

Câu 6: Khi nhiệt độ của vật tăng lên thì

A. nội năng của vật giảm.

B. động năng của các phân tử cấu tạo nên vật giảm.

C. động năng của các phân tử cấu tạo nên vật tăng.

D. thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật tăng.

Đáp án đúng là C

Khi nhiệt độ của vật tăng lên, chuyển động nhiệt của các phân tử tăng, động năng của các phân tử cấu tạo nên vật tăng.

Câu 7: Chọn phát biểu sai?

A. Giữa các nguyên tử, phân tử không có khoảng cách.

B. Nguyên tử là hạt chất nhỏ nhất.

C. Phân tử là một nhóm các nguyên tử kết hợp lại.

D. Các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ riêng biệt gọi là các nguyên tử, phân tử.

Đáp án đúng là A

B, C, D – đúng.

A – sai. Vì giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.

Câu 8: Tại sao hòa tan đường trong nước nóng nhanh hơn trong nước lạnh?

A. Vì nước nóng có nhiệt độ cao hơn nước lạnh, các phân tử đường chuyển động chậm hơn nên đường dễ hòa tan hơn.

B. Vì nước nóng có nhiệt độ cao hơn nước lạnh nên làm cho các phân tử đường và nước chuyển động nhanh hơn.

C. Vì nước nóng có nhiệt độ cao hơn nước lạnh nên làm cho các phân tử nước hút các phân tử đường mạnh hơn.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là B

Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.

Ta hòa tan đường trong nước nóng nhanh hơn trong nước lạnh vì: Nước nóng có nhiệt độ cao hơn nước lạnh nên làm cho các phân tử đường và nước chuyển động nhanh hơn.

Câu 9: Khi chuyển động nhiệt của phân tử cấu tạo nên vật nhanh lên thì đại lượng nào sau đây của vật không thay đổi?

A. Nhiệt năng.

B. Khối lượng.

C. Động năng.

D. Nhiệt độ.

Đáp án đúng là B

Khi chuyển động nhiệt của phân tử cấu tạo nên vật nhanh lên thì:

+ Nhiệt độ của vật tăng, động năng tăng và nhiệt năng cũng tăng.

+ Khối lượng của vật không thay đổi.

Câu 10: Tính chất nào sau đây không phải của phân tử chất khí?

A. Chuyển động không hỗn độn.

B. Chuyển động không ngừng.

C. Chuyển động càng chậm thì nhiệt độ của khí càng thấp.

D. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của khí càng cao.

Đáp án đúng là A

B, C, D – đúng.

A – sai. Vì các phân tử khí luôn chuyển động hỗn độn không ngừng

Phần 2: Lý thuyết KHTN 8 Bài 26: Năng lượng nhiệt và nội năng

I. Một số tính chất của phân tử, nguyên tử

- Nhiệt độ của vật càng cao, chuyển động hỗn loạn của các phân tử, nguyên tử cấu tạo nền vật càng nhanh.

- Giữa các phân tử, nguyên tử có lực hút và lực đẩy, gọi là lực tương tác phân tử, nguyên tử.

Lý thuyết KHTN 8 Bài 26 (Kết nối tri thức): Năng lượng nhiệt và nội năng (ảnh 1)

II. Khái niệm năng lượng nhiệt

- Chuyển động nhiệt là chuyển động hỗn loạn của các phân tử, nguyên tử trong vật.

- Năng lượng mà vật có được nhờ chuyển động nhiệt được gọi là năng lượng nhiệt hoặc nhiệt năng.

- Mọi vật đều có nhiệt năng do được cấu tạo từ các phân tử, nguyên tử chuyển động hỗn loạn.

- Khi tăng nhiệt độ của vật thì nhiệt năng của vật tăng và ngược lại.

III. Khái niệm nội nâng

- Động năng và thế năng của phân tử, nguyên tử:

- Động năng: Phân tử, nguyên tử có động năng do chuyển động hỗn loạn. Động năng càng lớn khi chúng chuyển động càng nhanh.

- Thế năng: Vật có thế năng do tương tác với các vật khác. Ví dụ, thế năng hấp dẫn được tích lũy nhờ lực hấp dẫn giữa vật và Trái Đất. Thế năng phân tử, nguyên tử được tích lũy nhờ lực tương tác giữa chúng và có độ lớn phụ thuộc vào khoảng cách giữa chúng.

- Nội năng: Tổng động năng và thế năng của các nguyên tử, phân tử trong vật.

- Sự tăng, giảm nội năng: Thả một quả cầu kim loại ở nhiệt độ trong phòng vào một cốc nước nóng, nhiệt độ của quả cầu tăng lên do nhận thêm nhiệt năng từ nước nóng, còn nhiệt độ của nước nóng giảm đi do truyền bớt nhiệt năng cho quả cầu.

Sơ đồ tư duy KHTN 8 Bài 26: Năng lượng nhiệt và nội năng

Lý thuyết KHTN 8 Bài 26 (Kết nối tri thức): Năng lượng nhiệt và nội năng (ảnh 1)

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Bài 24: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế

Trắc nghiệm Bài 26: Năng lượng nhiệt và nội năng

Trắc nghiệm Bài 28: Sự truyền nhiệt

Trắc nghiệm Bài 29: Sự nở vì nhiệt

Trắc nghiệm Bài 30: Khái quát về cơ thể người

Trắc nghiệm Bài 31: Hệ vận động ở người

Đánh giá

0

0 đánh giá