Vở thực hành KHTN 8 Bài 18: Tác dụng làm quay của lực. Moment lực | Kết nối tri thức

1.4 K

Với giải Vở thực hành Khoa học tự nhiên 8 Bài 18: Tác dụng làm quay của lực. Moment lực sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VTH Khoa học tự nhiên 8. Mời các bạn đón xem:

Giải VTH Khoa học tự nhiên 8 Bài 18: Tác dụng làm quay của lực. Moment lực

Bài 18.1 trang 56 Vở thực hành KHTN 8: Tại sao khi đẩy cửa, tay ta đặt xa các bản lề của cánh cửa thì mở cửa sẽ dễ dàng hơn khi đặt tay gần bản lề?

Lời giải:

Khi đẩy nhẹ cửa, tay ta đặt xa các bản lề của cánh cửa thì mở cửa sẽ dễ dàng hơn khi đặt tay gần bản lề vì giá của lực càng cách xa trục quay, moment lực càng lớn và tác dụng làm quay càng lớn.

Bài 18.2 trang 56 Vở thực hành KHTN 8: Từ kết quả thí nghiệm ở Hình 18.1 SGK KHTN 8, trả lời các câu hỏi sau.

Từ kết quả thí nghiệm ở Hình 18.1 SGK KHTN 8

1. Treo quả nặng vào vị trí nào thì thanh quay, vào vị trí nào thì thanh không quay?

2. Mô tả tác dụng làm quay của lực khi treo quả nặng vào điểm A, điểm C.

Lời giải:

1.

- Treo quả nặng vào vị trí A, C thì thanh quay.

- Treo quả nặng vào vị trí vào vị trí O thì thanh không quay.

2. Khi treo quả nặng vào điểm A thanh quay ngược chiều kim đồng hồ quanh trục O.

Khi treo quả nặng vào điểm C thanh quay cùng chiều kim đồng hồ quanh trục O.

Bài 18.3 trang 57 Vở thực hành KHTN 8: Lấy tay tác dụng vào cánh cửa các lực khác nhau theo chiều mũi tên biểu diễn như ở Hình 18.2 SGK KHTN 8. Trường hợp nào lực có thể làm quay cánh cửa?

Lấy tay tác dụng vào cánh cửa các lực khác nhau

Lời giải:

Trường hợp 18.2c lực tác dụng có giá không song song và không cắt trục quay có tác dụng làm quay cánh cửa.

Bài 18.4 trang 57 Vở thực hành KHTN 8: 1. Tác dụng lực vào vị trí nào trong Hình 18.3 SGK KHTN 8 có thể làm cho tay nắm cửa quay quanh trục của nó? Vị trí nào làm tay nắm cửa không quay quanh trục của nó?

Tác dụng lực vào vị trí nào trong Hình 18.3 SGK KHTN 8

2. Lực tác dụng ở vị trí nào có thể làm cho tay nắm cửa quay dễ dàng hơn?

Lời giải:

1.- Vị trí tác dụng lực ở điểm B và C trong Hình 18.3 có thể làm cho tay nắm cửa quay quanh trục của nó.

- Vị trí tác dụng lực ở điểm A trong Hình 18.3 làm tay nắm cửa không quay quanh trục của nó.

2. Lực tác dụng ở vị trí C làm cho tay nắm cửa quay dễ dàng quanh trục hơn ở vị trí B vì vị trí C ở xa trục quay hơn vị trí B.

Bài 18.5 trang 58 Vở thực hành KHTN 8: Từ kết quả thí nghiệm về moment lực, hoàn thành Bảng 18.1 và trả lời các câu hỏi.

Bảng 18.1

Từ kết quả thí nghiệm về moment lực, hoàn thành Bảng 18.1

1. Tác dụng làm quay của lực phụ thuộc vào độ lớn của lực như thế nào?

2. Giá của lực càng xa trục quay thì tác dụng làm quay của lực thay đổi như thế nào?

Lời giải:

Bảng 18.1

Từ kết quả thí nghiệm về moment lực, hoàn thành Bảng 18.1

1. Độ lớn của lực càng lớn thì tác dụng làm quay của lực càng lớn.

2. Giá của lực càng xa trục quay thì tác dụng làm quay của lực càng lớn.

Bài 18.6 trang 58 Vở thực hành KHTN 8: So sánh moment của lực F1, moment của lực F2 trong các Hình 18.4a và Hình 18.4b SGK KHTN 8.

So sánh moment của lực F1, moment của lực F2

Ở hình a: ……..

Ở hình b: ……..

Lời giải:

- Ở hình a moment của lực F2 lớn hơn moment của lực F1 vì F1 = F2 nhưng giá của lực F2 cách xa trục quay hơn lực F1 nên tác dụng làm quay của lực F2 lớn hơn.

- Ở hình b moment của lực F2 lớn hơn moment của lực F1 vì giá của lực F2 cách trục quay bằng giá của lực F1 cách trục quay nhưng F2 > F1 nên tác dụng làm quay của lực F2 lớn hơn.

Bài 18.7* trang 59 Vở thực hành KHTN 8: Tác dụng làm quay của lực được đặc trưng bởi đại lượng nào? Đại lượng đó phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Lời giải:

Tác dụng làm quay của lực được đặc trưng bởi đại lượng moment lực.

Đại lượng đó phụ thuộc vào độ lớn của lực và khoảng cách từ trục quay tới giá của lực.

Đánh giá

0

0 đánh giá