SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 14 (Chân trời sáng tạo): Phản xạ âm

7.1 K

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 14: Phản xạ âm sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 7. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 14: Phản xạ âm

Bài 14.1 trang 42 SBT Khoa học tự nhiên 7: Những vật liệu mềm, mịn, nhiều bọt xốp có khả năng hấp thụ âm và ngăn chặn sự truyền âm được gọi là

A. vật liệu cách âm.

B. vật liệu thấu âm.

C. vật liệu truyền âm.

D. vật liệu phản xạ âm.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Những vật liệu mềm, mịn, nhiều bọt xốp có khả năng hấp thụ âm và ngăn chặn sự truyền âm được gọi là vật liệu cách âm.

Bài 14.2 trang 42 SBT Khoa học tự nhiên 7Vật liệu nào sau đây phản xạ âm kém nhất?

A. Gỗ.

B. Thép.

C. Len.

D. Đá.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Len là vật mềm, xốp, gồ ghề nên phản xạ âm kém.

Bài 14.3 trang 42 SBT Khoa học tự nhiên 7Khi em nghe được tiếng nói của mình vang lại trong hang động nhiều lần, điều đó có ý nghĩa gì?

A. Trong hang động có mi nguy hiểm.

B. Có người ở trong hang cũng đang nói to.

C. Tiếng nói của em gặp vật cản bị phản xạ và lặp lại.

D. Sóng âm truyền đi trong hang quá nhanh.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Khi em nghe được tiếng nói của mình vang lại trong hang động nhiều lần, điều đó có ý nghĩa là tiếng nói của em gặp vật cản bị phản xạ và lặp lại.

Bài 14.4 trang 42 SBT Khoa học tự nhiên 7Ghép đôi các nội dung có mối liên quan mật thiết tương ứng ở cột A với cột B.

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 14: Phản xạ âm - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Lời giải:

1 – G; 2 – C; 3 – D; 4 – E; 5 – A; 6 – B.

Bài 14.5 trang 42 SBT Khoa học tự nhiên 7: Kể tên ba vật liệu phản xạ âm tốt và ba vật liệu phản xạ âm kém.

Lời giải:

- Ba vật liệu phản xạ âm tốt: thủy tinh, đá, bê tông.

- Ba vật liệu phản xạ âm kém: tấm xốp bọt biển, len, thảm sợi.

Bài 14.6 trang 42 SBT Khoa học tự nhiên 7: Điền từ/ cụm từ thích hợp vào chỗ trống.

a) Khi sóng âm gặp vật cản, nó có thể bị (1) … hoặc (2) …

b) Tiếng vang được hình thành bởi sự (3) … của sóng âm.

c) Để ngăn chặn sự truyền âm, người ta sử dụng (4) …

d) Hiện tượng tiếng ồn quá to và kéo dài, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hoạt động của con người được gọi là (5) …

Lời giải:

a) (1) phản xạ, (2) hấp thụ.

b) (3) phản xạ.

c) (4) vật liệu cách âm.

d) (5) ô nhiễm tiếng ồn.

Bài 14.7 trang 43 SBT Khoa học tự nhiên 7a) Kể tên một con vật sống ở dưới nước, một con vật sống ở trên cạn và một con vật biết bay có khả năng sử dụng sóng âm để định hướng hoặc giao tiếp với đồng loại.

b) Mô tả ngắn gọn cách sử dụng sóng âm để định hướng của một trong ba con vật trên.

Lời giải:

a) - Sống dưới nước: cá heo.

- Sống trên cạn: tê giác.

- Biết bay: dơi.

b) Miệng của loài dơi là bộ phận phát ra sóng siêu âm (tần số trên 20 000 Hz), cứ một khoảng thời gian lại phát ra sóng siêu âm một lần. Tai dơi là bộ phận bắt sóng siêu âm cực nhạy. Thông qua việc phát và thu sóng siêu âm như thế, loài dơi xác định được phương hướng để bay và vị trí của con mồi. Vì thế, nó có thể bay trong những hang động tăm tối và săn mồi trong bóng đêm.

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 14: Phản xạ âm - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Bài 14.8 trang 43 SBT Khoa học tự nhiên 7a) Ở khu vực nhà em có bị ô nhiễm tiếng ồn không? Nếu có, hãy kể ra các nguồn âm gây ô nhiễm tiếng ồn.

b) Đề xuất một vài giải pháp chống ô nhiễm tiếng ồn ở khu vực dân cư.

Lời giải:

a) Một số nguồn âm gây ô nhiễm tiếng ồn như: tiếng xe cộ lưu thông, tiếng hát karaoke nhà hàng xóm, tiếng khoan cắt bê tông, tiếng la hét nô đùa của trẻ em, …

b) Một vài giải pháp chống ô nhiễm tiếng ồn ở khu vực dân cư:

- Đi nhẹ nói khẽ ở khu vực hành lang, nơi sinh hoạt chung.

- Mở âm lượng của các thiết bị âm thanh vừa đủ nghe.

- Xây hàng rào bao quanh, trồng nhiều cây xanh và thảm cỏ, ...

Bài 14.9 trang 43 SBT Khoa học tự nhiên 7Một người hét to trước một vách đá và nghe được tiếng hét của mình vọng lại sau 1,2 s. Người đó đứng cách vách đá bao xa? Biết rằng tốc độ truyền âm trong không khí là 343 m/s.

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 14: Phản xạ âm - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Lời giải:

Trong khoảng thời gian t = 1,2 s, sóng âm phải truyền đi và truyền về quãng đường tổng cộng là 2 d, với d là khoảng cách từ người đó đến vách đá.

Ta có: d=v.t2=343.1,22206m .

Bài 14.10 trang 43 SBT Khoa học tự nhiên 7: Một tàu chiến sử dụng sonar (máy phát và thu tín hiệu sóng âm dưới nước) để phát hiện sự xuất hiện của một tàu ngầm trong bùng biển lân cận. Giả sử tàu thu được tín hiệu sonar phản hồi có thời gian truyền khứ hồi (từ tàu chiến đến tàu ngầm và ngược lại) là 3,6 s. Khi đó, tàu ngầm ở cách tàu chiến bao xa? Biết tốc độ truyền sóng âm trong nước biển là 1 500 m/s.

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 14: Phản xạ âm - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Lời giải:

Khoảng cách giữa tàu chiến và tàu ngầm là

d=v.t2=1500.3,62=2700  m

Xem thêm các bài giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 13: Độ to và độ cao của âm

Bài 14: Phản xạ âm

Bài 15: Ánh sáng, tia sáng

Bài 16: Sự phản xạ ánh sáng

Bài 17: Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng

Lý thuyết KHTN 7 Bài 14: Phản xạ âm

1. Sự phản xạ âm

Khi gặp vật cản, sóng âm bị phản xạ. Thông thường, những vật phản xạ âm tốt là vật cứng, có bề mặt nhẵn. Còn các vật mềm, xốp, bề mặt gồ ghề thì phản xạ âm kém.

Ví dụ: Vật phản xạ âm kém là a) và d), vật phản xạ âm tốt là b) và c).

2. Một số hiện tượng về sóng âm

- Sóng âm dội lại khi gặp vật cản được gọi là âm phản xạ.

- Tiếng vang hình thành khi âm phản xạ nghe được chậm hơn âm truyền trực tiếp đến tai ít nhất là 115  giây.

Tìm hiểu về ô nhiễm tiếng ồn

- Tiếng ồn gây ô nhiễm là những tiếng ồn to và kéo dài, gây tác động xấu đến sức khỏe và hoạt động bình thường của con người. Ô nhiễm tiếng ồn còn tác động xấu tới thế giới động vật.

- Để chống ô nhiễm tiếng ồn, người ta thực hiện một số nhóm biện pháp như:

+ Tác động vào nguồn âm: giảm độ to nguồn âm, cấm bóp còi, …

+ Làm phân tán âm trên đường truyền, tức là làm cho âm phản xạ ra nhiều hướng khác nhau.

+ Ngăn chặn đường truyền âm bằng cách sử dụng vật liệu cách âm.

Đánh giá

0

0 đánh giá