SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 17 (Chân trời sáng tạo): Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng

7.2 K

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 17: Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 7. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 17: Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng

Bài 17.1 trang 48 SBT Khoa học tự nhiên 7Ảnh ảo là

A. ảnh không thể nhìn thấy được.

B. ảnh tưởng tượng, không tồn tại trong thực tế.

C. ảnh không thể hứng được trên màn nhưng có thể nhìn thấy được.

D. ảnh luôn ngược chiều với ảnh thật.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Ảnh ảo là ảnh không thể hứng được trên màn nhưng có thể nhìn thấy được.

Bài 17.2 trang 48 SBT Khoa học tự nhiên 7Ảnh của một vật qua gương phẳng là

A. ảnh ảo, ngược chiều với vật.

B. ảnh ảo, cùng chiều với vật.

C. ảnh thật, ngược chiều với vật.

D. ảnh thật, cùng chiều với vật.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Ảnh của một vật qua gương phẳng là ảnh ảo, cùng chiều với vật.

Bài 17.3 trang 48 SBT Khoa học tự nhiên 7: Đặc điểm nào sau đây không đúng với gương phẳng?

A. Gương phẳng là mặt phẳng phản xạ ánh sáng tốt.

B. Vật đặt trước gương cho ảnh ảo có độ lớn bằng vật.

C. Khoảng cách từ vật tới gương bằng khoảng cách từ ảnh tới gương.

D. Vật đặt trước gương phẳng luôn cho ảnh ngược chiều với vật.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

D sai vì vật đặt trước gương phẳng luôn cho ảnh cùng chiều với vật.

Bài 17.4 trang 48 SBT Khoa học tự nhiên 7Chọn phát biểu đúng.

A. Ảnh của vật qua gương phẳng là ảnh ảo, vì vậy ta không nhìn thấy được ảnh này.

B. Ảnh của vật qua gương phẳng là ảnh ảo, vì vậy ta không thể dùng máy ảnh để chụp ảnh này.

C. Ảnh của vật qua gương phẳng là ảnh ảo, ta có thể nhìn thấy hoặc dùng máy ảnh chụp lại ảnh này.

D. Ảnh của vật qua gương phẳng là ảnh thật, vì vậy ta nhìn thấy được ảnh này.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

A, B, D sai vì ảnh của vật qua gương phẳng là ảnh ảo và ta có thể nhìn thấy hoặc dùng máy ảnh chụp được ảnh này.

Bài 17.5 trang 48 SBT Khoa học tự nhiên 7: Để xác định tính chất của ảnh do gương phẳng tạo ra, một nhóm học sinh đã tiến hành một thí nghiệm theo thứ tự như sau:

- Học sinh A đặt một viên phấn thứ nhất trước một tấm kính phẳng và cả nhóm cùng nhìn vào tấm kính để quan sát ảnh của viên phấn.

- Học sinh B lấy viên phấn thứ hai đúng bằng viên phấn thứ nhất, đưa ra sau tấm kính và di chuyển nó đến khi các bạn nhìn thấy có trùng khít với ảnh của viên phấn thứ nhất trong tấm kính.

Dưới đây là các kết luận của các thành viên trong nhóm. Kết luận nào là sai?

A. Ảnh hứng được trên màn đặt sau tấm kính và có kích thước bằng vật.

B. Ảnh của viên phấn thứ nhất là ảnh ảo.

C. Kích thước ảnh của viên phấn thứ nhất bằng kích thước của viên phấn thứ nhất.

D. Kích thước của ảnh bằng kích thước viên phấn thứ hai.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

A sai vì ảnh của vật qua gương phẳng không hứng được trên màn.

Bài 17.6 trang 49 SBT Khoa học tự nhiên 7: Một người đứng trước gương, cách gương 2 m.

a) Ảnh của người này cách gương bao nhiêu?

b) Nếu người này tiến đến gần gương thì ảnh di chuyển như thế nào?

Lời giải:

a) Nếu người này đứng cách gương 2 m thì ảnh của người này cách gương 2 m.

b) Nếu người tiến đến gần gương thì ảnh cũng tiến đến gần gương.

Bài 17.7 trang 49 SBT Khoa học tự nhiên 7: Điền từ/ cụm từ thích hợp vào chỗ trống.

a) Gương phẳng là mặt phẳng (1) … ánh sáng tốt.

b) Ảnh của vật qua gương phẳng có độ lớn (2) … vật.

c) Khoảng cách từ vật đến ảnh bằng (3) … lần khoảng cách từ vật đến gương.

d) Ảnh của vật qua gương luôn là ảnh (4) … vì không hứng được trên màn.

Lời giải:

a) (1) phản xạ.

b) (2) bằng.

c) (3) hai.

d) (4) ảo.

Bài 17.8 trang 49 SBT Khoa học tự nhiên 7: Quan sát hình dưới đây và giải thích vì sao ta có thể quan sát được ảnh của một vật qua gương phẳng.

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 17: Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Lời giải:

Ta có thể quan sát được ảnh của một vật qua gương phẳng vì ánh sáng xuất phát từ vật đến gương phản xạ đến mắt, mắt nhìn theo đường thẳng của tia phản xạ có cảm giác như có tia sáng xuất phát từ vật sau gương đến mắt.

Bài 17.9 trang 49 SBT Khoa học tự nhiên 7: Một ngọn nến cao 10 cm được đặt trước một gương phẳng thẳng đứng và cách gương 1,5 m. Xác định chiều cao của ảnh ngọn nến trong gương và khoảng cách từ nến đến ảnh của nó.

Lời giải:

Ảnh ngọn nến cao bằng vật và bằng 10 cm.

Khoảng cách từ nến đến ảnh của nó gấp 2 lần khoảng cách từ nến đến gương và bằng 3 m.

Bài 17.10 trang 49 SBT Khoa học tự nhiên 7: Trước khi chọn mua một cặp kính phù hợp tại một cửa hàng kính mắt, khách hàng thường phải trải qua một cuộc kiểm tra thị lực. Trong quá trình kiểm tra, người này cần đọc các chữ cái và con số trên một bảng đo thị lực từ một khoảng cách tiêu chuẩn.

Khi việc kiểm tra thị lực được thực hiện trong một căn phòng nhỏ, người ta thường sử dụng gương phẳng để làm cho các chữ cái và số trên bảng đo thị lực xuất hiện xa mắt hơn.

Quan sát hình dưới đây để tính khoảng cách từ mắt người khách hàng đến ảnh của các chữ cái và con số mà người này nhìn thấy qua gương phẳng.

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 17: Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Lời giải:

Từ đề bài ta có:

- Khoảng cách từ mắt người đến gương là 3 m.

- Con số cách gương là 3,5 m   ảnh của các con số cách gương là 3,5 m.

Vậy khoảng cách từ mắt người khách hàng đến ảnh của các chữ cái và con số là

3 + 3,5 = 6,5 m.

Xem thêm các bài giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 16: Sự phản xạ ánh sáng

Bài 17: Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng

Bài 18: Nam châm

Bài 19: Từ trường

Bài 20: Từ trường Trái Đất - sử dụng la bàn

Lý thuyết KHTN 7 Bài 17: Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng

1. Tính chất ảnh tạo bởi gương phẳng

Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng là ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn, có độ lớn bằng vật, khoảng cách từ ảnh đến gương phẳng bằng khoảng cách từ vật đến gương phẳng.

2. Dựng ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.

- Dựng ảnh của điểm sáng S:

+ Bước 1: Từ S, kẻ hai tia sáng tới SI và SK đến gặp mặt gương tại I và K.

+ Bước 2: Vẽ pháp tuyến IN và KN’. Từ đó, vẽ hai tia phản xạ tương ứng IR và KR’ sao cho các góc phản xạ bằng các góc tới tương ứng (theo định luật phản xạ ánh sáng).

+ Bước 3: Kéo dài IR và KR’ cắt nhau ở S’; S’ là ảnh ảo của S.

- Dựng ảnh của một vật sáng: Ta có 2 cách dựng

+ Cách 1: Vận dụng các bước tương tự như dựng ảnh của điểm sáng S, ta dựng cho ảnh của điểm A và ảnh của điểm B lần lượt là A’ và B’.

+ Cách 2: Dựa vào tính chất đối xứng của ảnh của vật tạo bởi gương phẳng. Ta cũng dựng được ảnh của A, B lần lượt là A’ và B’.

Sau đó nối hai điểm A’, B’ lại ta được ảnh của vật AB.

Đánh giá

0

0 đánh giá