Lý thuyết Địa lí 7 Bài 22 (Chân trời sáng tạo 2024): Vị trí địa lí, lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực

4.1 K

Với tóm tắt lý thuyết Địa lí lớp 7 Bài 22: Vị trí địa lí, lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Sử 7.

Địa lí lớp 7 Bài 22: Vị trí địa lí, lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực

Video giải Địa lí 7 Bài 22: Vị trí địa lí, lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực - Chân trời sáng tạo

A. Lý thuyết Địa lí 7 Bài 22: Vị trí địa lí, lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực

1. Vị trí địa lí

- Châu Nam Cực gồm phần lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa. Diện tích 14,1 triệu Km² lớn thứ 4 thế giới. Đại bộ phận lãnh thổ nằm trong phạm vi vòng cực nam.

- Châu Nam Cực nằm cách xa các châu lục khác, bao bọc bởi các biển và đại dương. Chia thành 2 bộ phận:

+ Phần phía đông và phía tây ( lấy kinh tuyến 00 và 1800  làm ranh giới). Phía đông có diện tích rộng hơn phía tây.

+ Phần phía tây có một bộ phận kéo dài tạo thành bán đảo Nam Cực và một số đảo, quần đảo.

Lý thuyết Địa Lí 7 Bài 22: Vị trí địa lí, lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực- Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

2. Lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực

- Là châu lục được phát hiện và nghiên cứu muộn nhất. Phát hiện ra châu Nam Cực là 2 nhà hàng hải người Nga. Đầu thế kỉ XX, các nhà thám hiểm mới đặt chân lên lục địa và sau đó tiến sâu vào các vùng nội địa

- Từ năm 1957, việc nghiên cứu châu Nam Cực được tiến hành 1 cách toàn diện

- Những hoạt động của châu Nam Cực ngày càng gia tăng đe dọa đến môi trường. Ngày 1/12/1959, Hiệp ước Nam Cực đã được 12 quốc gia kí kết thừa nhận châu Nam Cực được sử dụng cho mục đích hòa bình, không công nhận phân chia lãnh thổ, tài nguyên. Đến năm 2020, đã có 54 quốc gia thành viên.

Lý thuyết Địa Lí 7 Bài 22: Vị trí địa lí, lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực- Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trạm nghiên cứu ở châu Nam Cực

B. Bài tập trắc nghiệm Địa lí 7 Bài 22: Vị trí địa lí, lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực

Câu 1. Vì sao châu Nam Cực được phát hiện và nghiên cứu muộn nhất?

A. Nằm cách xa các châu lục khác.

B. Ít người sinh sống.

C. Kinh tế kém phát triển.

D. Không giao lưu với các châu lục khác.

Đáp án: A

Giải thích:

Châu Nam Cực nằm cách xa các châu lục khác… (SGK - trang 174).

Câu 2. Hai nhà hàng hải lần đầu tiên phát hiện ra châu Nam Cực là người của quốc gia nào?

A. Người Pháp.

B. Người Đức.

C. Người Nga.

D. Người Anh.

Đáp án: C

Giải thích:

Con người lần đầu tiên phát hiện ra châu Nam Cực là hai nhà hàng hải người Nga. (SGK - trang 174).

Câu 3. Thời điểm nào sau đây, một số nhà thám hiểm mới đặt chân lên lục địa Nam Cực và sau đó tiến sâu vào trong nội địa?

A. Đầu thế kỉ XIX.

B. Đầu thế kỉ XX.

C. Đầu thế kỉ XXI.

D. Đầu thế kỉ XVIII

Đáp án: B

Giải thích:

Đầu thế kỉ XX, một số nhà thám hiểm mới đặt chân lên lục địa Nam Cực và sau đó tiến sâu vào trong nội địa. (SGK - trang 174).

Câu 4. Châu Nam Cực được tiến hành nghiên cứu một cách toàn diện vào năm?

A. 1955.

B. 1958.

C. 1956.

D. 1957.

Đáp án: D

Giải thích:

Năm 1957, việc nghiên cứu châu Nam Cực được tiến hành một cách toàn diện (SGK - trang 174).

Câu 5. Hoạt động của con người ở châu Nam Cực ngày càng đe dọa đến yếu tố nào?

A. Sinh vật.

B. Khí hậu.

C. Môi trường.

D. Băng tan.

Đáp án: C

Giải thích:

Hoạt động của con người ở châu Nam Cực ngày càng đe dọa đến môi trường. (SGK-trang 174).

Câu 6. Đại bộ phận lãnh thổ lục địa Nam Cực nằm trong?

A. Phạm vi vòng cực Bắc.

B. Phạm vi vòng cực Nam.

C. Phạm vi chí tuyên Bắc.

D. Phạm vi Chí tuyến Nam.

Đáp án: B

Giải thích:

Đại bộ phận lãnh thổ lục địa Nam Cực nằm trong phạm vi vòng cực Nam. (SGK - trang 174).

Câu 7. Châu Nam Cực có diện tích là?

A. 14,4 triệu km2.

B. 14,3 triệu km2.

C. 14,2 triệu km2.

D. 14,1 triệu km2.

Đáp án: D

Giải thích:

Đây là châu lục có diện tích lớn thứ tư thế giới với 14,1 triệu km2. (SGK - trang 174).

Câu 8. Châu Nam Cực được bao bọc xung quanh bởi?

A. Các dãy núi.

B. Các lục địa.

C. Các biển và đại dương.

D. Các sơn nguyên băng.

Đáp án: C

Giải thích:

Châu Nam Cực được bao bọc xung quanh bởi các biển và đại dương. (SGK - trang 174).

Câu 9. Châu Nam Cực được chia làm mấy bộ phận?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Đáp án: B

Giải thích:

Châu Nam Cực được chia làm hai bộ phận : Phần phía đông và phần phía tây. (SGK - trang 174).

Câu 10. Bán đảo Nam Cực nằm ở phần nào của lục địa Nam Cực?

A. Phía bắc.

B. Phía nam.

C. Phía đông.

D. Phía tây.

Đáp án: D

Giải thích:

Phần phía tây có một bộ phận kéo dài tạo thành bán đảo Nam Cực… (SGK - trang 174).

Câu 11. Hiệp ước Nam Cực được kí kết vào ngày tháng năm nào?

A. 01/12/1858.

B. 12/12/1858.

C. 12/01/1858.

D. 01/12/1859.

Đáp án: D

Giải thích:

01/12/1859, “Hiệp ước Nam Cực”đã được 12 quốc gia kí kết. (SGK - trang 174-175).

Câu 12. Có bao nhiêu quốc gia tham gia kí kết Hiệp ước Nam Cực?

A. 10.

B. 11.

C. 12.

D. 13.

Đáp án: C

Giải thích:

01/12/1859, “Hiệp ước Nam Cực”đã được 12 quốc gia kí kết. (SGK - trang 174-175).

Câu 13. Theo Hiệp ước Nam Cực, châu Nam Cực phải được sử dụng cho mục đích gì?

A. Phân chia lãnh thổ.

B. Nơi định cư mới cho con người.

C. Hòa bình.

D. Khai thác tài nguyên.

Đáp án: C

Giải thích:

… thừa nhận châu Nam Cực phải được sử dụng cho mục đích hòa bình… (SGK trang 175).

Câu 14. Tính đến năm 2020Hiệp ước Nam Cực có tổng cộng bao nhiêu quốc gia thành viên?

A. 52.

B. 51.

C. 53.

D. 54.

Đáp án: D

Giải thích:

năm 2020Hiệp ước Nam Cực có tổng cộng 54 quốc gia thành viên. (SGK - trang 175).

Câu 15. Tại các trạm nghiên cứu khoa học ở châu Nam Cực, tiến hành nghiên cứu tổng hợp các điều kiện tự nhiên bằng các?

A. Máy đo nhiệt độ.

B. Máy khoan băng.

C. Phương tiện kĩ thuật hiện đại.

D. Tàu phá băng.

Đáp án: C

Giải thích:

Châu Nam Cực có một mạng lưới các trạm nghiên cứu khoa học, đang tiến hành nghiên cứu tổng hợp các điều kiện tự nhiên bằng các phương tiện kĩ thuật hiện đại. (SGK-trang 175).

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Địa lí 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 21: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Ô-xtrây-li-a

Bài 23: Thiên nhiên châu Nam Cực

Chủ đề chung 1: Các cuộc đại phát kiến địa lí

Chủ đề chung 2: Đô thị: Lịch sử và hiện tại

Đánh giá

0

0 đánh giá