Lý thuyết Địa lí 7 Bài 21 (Chân trời sáng tạo 2024): Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Ô-xtrây-li-a

4.7 K

Với tóm tắt lý thuyết Địa lí lớp 7 Bài 21: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Ô-xtrây-li-a sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Sử 7.

Địa lí lớp 7 Bài 21: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Ô-xtrây-li-a

Video giải Địa lí 7 Bài 21: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Ô-xtrây-li-a - Chân trời sáng tạo

A. Lý thuyết Địa lí 7 Bài 21: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Ô-xtrây-li-a

1. Phương thức khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản

- Là quốc gia dẫn đầu thế giới về sản lượng khoáng sản khai thác than đá, u-ra-ni-um, niken, chì và đứng trong nhóm 6 nước khai thác nhiều nhất về bô xít, đồng, vàng, quặng sắt, kim cương. Còn khai thác đầu mỏ và khí tự nhiên

- Ô-Xtrây-li-a đã và đang khai thác khoáng sản 1 cách có hiệu quả nhờ áp dụng các phương pháp tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế (sử dụng rô bốt để khai thác, xe tự hành để vận chuyển...). Ô-Xtrây-li-a đã thành công trong việc kết hợp hài hòa các vấn đề bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội và hiệu quả thương mại. Ngành công nghiệp khai khoáng có đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế

Lý thuyết Địa Lí 7 Bài 21: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Ô-xtrây-li-a- Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Khai thác khoáng sản ở Úc

2. Phương thức khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật

- Ô-Xtrây-li-a có tài nguyên sinh vật phong phú, do điều kiện khí hậu khô hạn kết hợp với biến đổi khí hậu đã khiến tình trạng cháy rừng ngày càng phổ biến. Điều này đã làm suy giảm số lượng loài động vật hoang dã đặc biệt các loài đặc hữu.

- Những năm gần đây Ô-Xtrây-li-a đã chú trọng trong công tác bảo vệ đa dạng sinh học bằng các biện pháp: phát triển các khu bảo tồn thiên nhiên, công viên biển, vườn quốc gia, bảo tồn các quần thể sinh vật và cảnh quan bản địa góp phần duy trì đa dạng tài nguyên sinh vật.

3. Phương thức khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất

- Do nguồn nước hạn chế phần lớn diện tích đất của Ô-Xtrây-li-a thường bị khô hạn kém màu mỡ. Với điều kiện này, ngành chăn nuôi gia súc (cừu) được chú trọng.

- Các loài cây chịu hạn được trồng theo phướng thức quảng canh. Đất dễ bị suy thái do sử dụng nhiều phân bón vô cơ để thay thế. Vì vậy, năm 1989, Ô-Xtrây-li-a triển khai chương trình quốc gia về chăm sóc đất thúc đẩy các phương pháp canh tác mới, phủ xanh đất trống, phổ biến các giải pháp kĩ thuật...đã thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển theo hướng đầy triển vọng.

Lý thuyết Địa Lí 7 Bài 21: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Ô-xtrây-li-a- Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Chăn nuôi cừu ở Ô-Xtrây-li-a

B. Bài tập trắc nghiệm Địa lí 7 Bài 21: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Ô-xtrây-li-a

Câu 1. Ô-xtrây-li-a có tài nguyên sinh vật như thế nào?

A. Nghèo nàn.

B. Phong phú.

C. Đa dạng.

D. Đặc sắc.

Đáp án: B

Giải thích:

Ô-xtrây-li-a có tài nguyên sinh vật phong phú (SGK trang 171).

Câu 2. Khí hậu khô nóng kết hợp với biến đổi khí hậu đã làm cho tình trạng gì ở Ô-xtrây-li-a trở nên phổ biến?

A. Cháy rừng.

B. Thiếu nước.

C. Khô hạn.

D. Ô nhiễm môi trường.

Đáp án: A

Giải thích:

Khí hậu khô nóng kết hợp với biến đổi khí hậu đã làm cho tình trạng cháy rừng ở Ô-xtrây-li-a trở nên phổ biến. (SGK - trang 171).

Câu 3. Nguyên nhân làm suy giảm đáng kể số lượng các loài động, thực vật hoang dã, nhất là các loài đặc hữu ở Ô-xtrây-li-a ?

A. Cháy rừng.

B. Thiếu nước.

C. Khô hạn.

D. Ô nhiễm môi trường.

Đáp án: A

Giải thích:

Khí hậu khô nóng kết hợp với biến đổi khí hậu đã làm cho tình trạng cháy rừng ở Ô-xtrây-li-a trở nên phổ biến. Điều này đã làm suy giảm đáng kể số lượng các loài động, thực vật hoang dã, nhất là các loài đặc hữu. (SGK - trang 171).

Câu 4. Ô-xtrây-li-a thực hiện những biện pháp như phát triển các khu bảo tồn thiên nhiên, công viên biển, vườn quốc gia… nhằm bảo vệ yếu tố tự nhiên nào?

A. Động vật, thực vật.

B. Tài nguyên rừng.

C. Đa dạng sinh học.

D. Tài nguyên biển.

Đáp án: C

Giải thích:

Ô-xtrây-li-a chú trọng nhiều hơn trong công tác bảo vệ đa dạng sinh học bằng những biễn pháp: phát triển các khu bảo tồn …  (SGK - trang 171).

Câu 5. Nguyên nhân làm cho phần lớn diện tích đất của Ô-xtrây-li-a thường bị khô hạn, kém màu mỡ?

A. Do khí hậu.

B. Do nguồn nước hạn chế.

C. Do lớp đất bề mặt mỏng.

D. Do địa hình phức tạp.

Đáp án: B

Giải thích:

Do nguồn nước hạn chế, phần lớn diện tích đất của Ô-xtrây-li-a thường bị khô hạn, kém màu mỡ. (SGK-trang 172).

Câu 6. Ô-xtrây-li-a dẫn đầu thế giới về sản lượng khai thác khoáng sản gì trong những khoáng sản dưới đây?

A. Đồng.

B. Dầu mỏ.

C. Than đá.

D. Khí tự nhiên.

Đáp án: C

Giải thích:

Ô-xtrây-li-a dẫn đầu thế giới về sản lượng khai thác than đá… (SGK - trang 171).

Câu 7. Nguyên nhân nào sau đây giúp Ô-xtrây-li-a khai thác khoáng sản một cách hiệu quả?

A. Khai thác với số lượng ít.

B. Phương pháp khai thác tiên tiến.

C. Kĩ thuật thăm dò hiện đại.

D. Lao động có trình độ cao.

Đáp án: B

Giải thích:

Ô-xtrây-li-a đã và đang tiến hành khai thác khoáng sản một cách hiệu quả nhờ áp dụng các phương pháp khai thác tiên tiến… (SGK - trang 171).

Câu 8. Ngành công nghiệp nào của Ô-xtrây-li-a thành công trong việc kết hợp hài hòa các vấn đề bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội và hiệu quả thương mại?

A. Ngành công nghiệp nặng.

B. Ngành công nghiệp chế biến.

C. Ngành công nghiệp khai khoáng.

D. Ngành công nghiệp hóa chất.

Đáp án: C

Giải thích:

Ô-xtrây-li-a thành công trong việc kết hợp hài hòa các vấn đề bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội và hiệu quả thương mại. Ngành công nghiệp khai khoáng đã có nhiều đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế. (SGK - trang 171).

Câu 9. Ngành công nghiệp nào của Ô-xtrây-li-a có đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế của quốc gia này?

A. Ngành công nghiệp nặng.

B. Ngành công nghiệp chế biến.

C. Ngành công nghiệp khai khoáng.

D. Ngành công nghiệp hóa chất.

Đáp án: C

Giải thích:

Ô-xtrây-li-a thành công trong việc kết hợp hài hòa các vấn đề bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội và hiệu quả thương mại. Ngành công nghiệp khai khoáng đã có nhiều đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế. (SGK - trang 171).

Câu 10. Diện tích rừng của Ô-xtrây-li-a năm 2020 là?

A. 129,5 triệu ha.

B. 130,7 triệu ha.

C. 133,1 triệu ha.

D. 134,0 triệu ha.

Đáp án: D

Giải thích:

Năm 2020, Diện tích rừng của Ô-xtrây-li-a là 134,0 triệu ha (bảng số liệu Diện tích rừng của Ô-xtrây-li-a giai đoạn 1990-2020. (SGK - trang 171).

Câu 11. Vật nuôi nào được chú trọng phát triển ở Ô-xtrây-li-a ?

A. Bò.

B. Trâu.

C. Dê.

D. Cừu.

Đáp án: D

Giải thích:

Ngành chăn nuôi gia súc (đặc biệt là cừu) được chú trọng phát triển. (SGK-trang 172).

Câu 12. Các loài cây chịu hạn ở Ô-xtrây-li-a tập được trồng theo hình thức canh tác nào?

A. Đa canh.

B. Quảng canh.

C. Thâm canh.

D. Luân canh.

Đáp án: B

Giải thích:

Các loài cây chịu hạn ở Ô-xtrây-li-a tập được trồng theo hình thức quảng canh. (SGK - trang 172).

Câu 13. Nguyên nhân làm đất trồng ở Ô-xtrây-li-a dễ bị suy thoái?

A. Do khô hạn.

B. Do trồng nhiều vụ.

C. Do sử dụng nhiều thuốc trừ sâu.

D. Do sử dụng nhiều phân bón vô cơ.

Đáp án: D

Giải thích:

Đất dễ bị suy thoái do phải sử dụng nhiều phân bón vô cơ để thay thế. (SGK - trang 172).

Câu 14. Chương trình quốc gia về chăm sóc đất được Ô-xtrây-li-a triển khai năm bao nhiêu?

A. 1989.

B. 1998.

C. 1999.

D. 2000.

Đáp án: A

Giải thích:

Năm 1989, Ô-xtrây-li-a triển khai Chương trình quốc gia về chăm sóc đất… (SGK - trang 172).

Câu 15. Ô-xtrây-li-a đã triển khai chương trình gì để thúc đẩy các phương pháp canh tác mới, phủ xanh đất trống, phổ biến các giải pháp kĩ thuật,..?

A. Chương trình trồng rừng.

B. Chương trình vệ sinh môi trường.

C. Chương trình bảo vệ tài nguyên đất.

D. Chương trình quốc gia về chăm sóc đất.

Đáp án: D

Giải thích:

Ô-xtrây-li-a đã triển khai chương trình quốc gia về chăm sóc đất để thúc đẩy các phương pháp canh tác mới, phủ xanh đất trống, phổ biến các giải pháp kĩ thuật… (SGK - trang 172).

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Địa lí 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 20: Dân cư, xã hội Ô-xtrây-li-a

Bài 22: Vị trí địa lí, lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực

Bài 23: Thiên nhiên châu Nam Cực

Chủ đề chung 1: Các cuộc đại phát kiến địa lí

Đánh giá

0

0 đánh giá