Người ta đặt các hạt đậu tương lấy từ một giống vào ba đĩa petri chứa đầy đủ

406

Với giải Bài 2.20 trang 10 SBT Sinh học 11 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 2: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Sinh học 11 . Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Sinh học 11 Bài 2: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật

Bài 2.20 trang 10 SBT Sinh học 11: Người ta đặt các hạt đậu tương lấy từ một giống vào ba đĩa petri chứa đầy đủ các thành phần khoáng cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây đậu tương, trừ nguyên tố nitrogen. Bổ sung vi khuẩn Rhizobium vào đĩa I, vi khuẩn Bacillus subtilis vào đĩa II và vi khuẩn Anabaena azollae lấy từ bèo hoa dâu vào đĩa III. Sau vài ngày, tất cả các hạt đều nảy mầm. Biết rằng trong suốt quá trình thí nghiệm, tất cả các đĩa luôn được giữ ẩm và đặt trong điều kiện môi trường như nhau. Hãy dự đoán sự sinh trưởng tiếp theo của các cây trong cả ba đĩa thí nghiệm. Giải thích.

Lời giải:

Ở đĩa I, cây vẫn sinh trưởng bình thường do vi khuẩn Rhizobium có khả năng cố định nitrogen phân tử thành NH4+, mà thực vật có thể hấp thụ.

Ở đĩa II, vi khuẩn Bacillus subtilis là vi khuẩn hoá dị dưỡng, không có khả năng cố định nitrogen nên cây chết vì thiếu nitrogen.

Ở đĩa III, vi khuẩn Anabaena azollae có khả năng cố định nitrogen khi cộng sinh với bèo hoa dâu nhưng không cộng sinh với cây họ Đậu nên cây chết do thiếu nitrogen.

Đánh giá

0

0 đánh giá