Em thấy thực sự hứng thú với hiện tượng tự nhiên nào? Hãy viết đoạn văn (khoảng 10 – 15 câu

283

Với giải Bài tập 2 trang 33 SBT Ngữ Văn lớp 8 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 9: Hôm nay và ngày mai giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 8. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 8 Bài 9: Hôm nay và ngày mai

Bài tập 2 trang 33 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Em thấy thực sự hứng thú với hiện tượng tự nhiên nào? Hãy viết đoạn văn (khoảng 10 – 15 câu) giải thích về hiện tượng tự nhiên đó.

Trả lời:

Chọn hiện tượng tự nhiên khiến em hứng thú và có thể giải thích được (bằng kiến thức vốn có hoặc bằng việc tra cứu những tài liệu có thể tìm kiếm được). Chú ý định danh hiện tượng bằng một cụm từ khái quát. Nội dung tiếp đó được triển khai theo trình tự sau:

– Miêu tả những đặc điểm nổi bật của hiện tượng.

– Giải thích hiện tượng bằng căn cứ xác đáng và lập luận thuyết phục.

* Đoạn văn mẫu tham khảo:

Lũ lụt là một hiện tượng tự nhiên gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng. Lũ lụt được hiểu một cách đơn giản là hiện tượng mực nước trên sông, hồ quá lớn, quá mức quy định dẫn đến tình trạng ngập úng, nước tràn hoặc gây vỡ đê, trực tiếp tràn vào khu dân cư. Lũ được chia thành các loại khác nhau như lũ ống, lũ quét, lũ sông,… Lũ lụt xuất hiện bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau, gây nên những thiệt hại cho người dân cả về sức khỏe lẫn tài sản. Một số nguyên nhân đáng kể như do bão hoặc triều cường, do hiện tượng mưa lớn kéo dài, do các thảm họa sóng thần, thủy triều hay do sự tác động của con người,… Lũ lụt tác động trực tiếp đến con người, đến hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người dân, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng như gây thiệt hại về vật chất, gây thương vong về con người, tác động xấu đến môi trường nước, là nguyên nhân của nhiều loại mầm bệnh, ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế địa phương, đất nước,… Để nhằm giảm thiểu các thiệt hại do lũ lụt gây ra, chúng ta nên thực hiện kết hợp nhiều biện pháp như: di dời người dân ra khỏi vùng lũ, cập nhật thường xuyên thông tin diễn biến lũ lụt đến đại chúng; xây dựng đê điều chắn bão lũ kiên cố; nâng cao hệ thống điều tiết nước, hệ thống cảnh báo, xả lũ hiện đại, hiệu quả; tổ chức các buổi diễn tập phòng tránh khi có sự cố xảy ra tới người dân; tổ chức trồng cây gây rừng, bảo vệ rừng chống xói mòn, sạt lở đất; nâng cao ý thức bảo vệ môi trường bằng việc hạn chế xả rác thái, xử lí rác thông minh; ngăn chặn tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng diễn ra mạnh mẽ,…

Đánh giá

0

0 đánh giá