Nêu những câu hỏi khác của bản thân em về hiện tượng chim di cư và tìm lời giải đáp

0.9 K

Với giải Câu 4 trang 31 SBT Ngữ Văn lớp 8 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 9: Hôm nay và ngày mai giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 8. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 8 Bài 9: Hôm nay và ngày mai

Bài tập 6 trang 30, 31 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Nhiều loài chim có tập tính di cư và sẽ di chuyển nơi ở đều đặn theo mùa, theo những đường bay cụ thể. Vậy tại sao một số loài chim lại có tập tính di cư này, thay vì sống cố định một chỗ?

Trước đây, các nhà khoa học cho rằng chim di cư để tránh sự lạnh giá của mùa đông và tìm nơi ấm áp hơn để vượt qua mùa đông. Tuy nhiên, quan điểm này đã trở nên lỗi thời và dần bị bác bỏ. Những nghiên cứu mới nhất cho thấy rằng chim di cư để đi theo chuỗi thức ăn của chúng, vốn sẽ trở nên khan hiếm vào mùa đông. Các loài chim di cư sẽ đi theo sâu, bọ hoặc các loài động vật cỡ nhỏ... là nguồn thức ăn chính của chúng, để tránh việc khan hiếm thức ăn khiến chúng không thể vượt qua được mùa đông.

Chim di cư xác định phương hướng như thế nào?

Có hai kĩ năng mà tất cả các loài chim di cư đều phải có; định hướng và điều hướng. Định hướng là khả năng xác định hướng đang đi. Loài chim không có la bàn hoặc thiết bị GPS, nhưng chúng có thể tự định hướng bằng cách quan sát vị trí của Mặt Trời vào ban ngày và các vì sao vào ban đêm. Một số loài chim như bồ câu có thể tự định hướng nhờ vào từ trường của Trái Đất.

Có một số giả thuyết đối với việc điều hướng của loài chim, nhưng không có cấu trả lời nào chắc chắn. Một số loài chim được cho rằng đã “lái” từ điểm này sang tiếp theo bằng cách sử dụng những mốc lớn như đường bờ biển, dãy núi và thậm chí cả đường cao tốc của con người. Các loài chim khác thì tìm đường để di trú bằng cách theo dõi những chú chim già hơn đã từng thực hiện các chuyến đi đó.

Các loài chim bay cao như diều hậu và bồ nông hầu hết đều bay trong ngày đề tận dụng các luồng gia nhiệt. Các loài chim nhỏ hơn chủ yếu bay vào ban đêm khi bầu khí quyển ổn định hơn.

(Nhi Nguyễn, Bạn có biết: Tại sao một số loài chim lại phải đi di cư?, báo điện tử Dân trí, ngày 13/11/2020)

Câu 4 trang 31 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Nêu những câu hỏi khác của bản thân em về hiện tượng chim di cư và tìm lời giải đáp trong các tài liệu khoa học đáng tin cậy.

Trả lời:

- Tại sao đàn chim di cư lại bay theo đội hình chữ V?

- Giải đáp:

Các nhà khoa học Anh đã tìm ra câu trả lời sau khi tiến hành thực nghiệm trên mười bốn con cò đen đầu hói bằng cách đeo thiết bị để xác định vị trí đường bay, tốc độ và nhịp cánh của mỗi chú cò.

Đội hình chữ V được xem là đội hình tối ưu về mặt khí động lực học', con chim bay ở đầu mũi tên hay hình chữ V thường là chim đầu đàn và khoẻ hơn hẳn những con phía sau. Khi bay theo đội hình như vậy, các chú chim thường tận dụng luồng không khí đi qua đôi cánh của chúng bao gồm: luồng khí hướng lên (có lợi) từ phía dưới lên mép sau của đôi cánh giữ cho chúng ở trên không trung mà không phải quạt cánh vất vả và luồng không khí hướng xuống (không có lợi) từ phía trên đến mép sau đôi cánh. Khi bay, con chim dẫn đầu vỗ cánh làm cho không khí hai bên cánh chuyển động, luồng khí này truyền ra phía sau. Những con chim bay phía sau sẽ nhận luồng khí có lợi từ con đầu đàn và giảm thiểu luồng khí hướng xuống bất lợi nhằm hạn chế việc hao tốn sức lực trong suốt thời gian dài. Đó là mục đích chính của đội hình bay chữ V:

“Những con chim bay sau chỉ đơn giản cảm nhận được đâu là vị trí của luồng không khí hướng lên và đâu là vị trí của luồng không khí hướng xuống. Từ đó, chúng sẽ xác định được vị trí thích hợp để không phải mất nhiều sức lực khi bay”. Nhờ sự liên kết khí động lực học này mà hiếm có con chim nào phải rời đàn vì kiệt sức, nếu con đầu đàn không còn sức thì lập tức sẽ có một con to khoẻ khác thay thế ngay.

Theo một nghiên cứu năm 2001, những con bồ nông trắng khi bay theo đội hình chữ V có nhịp tim và nhịp vỗ cánh thấp hơn 14% khi chúng bay một mình. Nghiên cứu từ những năm 1970 cho thấy, khi bay thành đàn, chim có thể bay nhanh hơn khi bay đơn độc đến 71% nên con chim đầu đàn phải có sức khoẻ và ý chí cao hơn những con chim còn lại.

Ngoài ra, việc bay theo đội hình chữ V còn giúp đàn chim giữ liên lạc tốt hơn vì những con chim bay sau dễ dàng nhìn thấy những con chim phía trước. Điều này giúp chúng không bị lạc đàn mỗi khi chim đầu đàn ra tín hiệu dừng lại để nghỉ, tìm thức ăn hoặc đổi hướng bay.

Con người cũng có thể học cách bay theo đội hình chữ V của loài chim vì tiết kiệm được năng lượng khi bay theo đội hình, hình thức này khá phổ biến với cả phi công dân sự và quân sự. Tờ báo chuyên công bố kết quả của những nghiên cứu mới nhất – Nây-chơ (Nature) cho biết: “Bằng cách giữ đầu mũi cánh trong vùng xoáy của máy bay phía trước, mỗi chiếc bay sau có thể tiết kiệm tối đa 18% lượng nhiên liệu.”

Đánh giá

0

0 đánh giá