Với giải sách bài tập Địa Lí 11 Bài 14: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực Tây Nam Á sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa Lí 11. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Địa Lí 11 Bài 14: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực Tây Nam Á
A. Là cầu nối của ba châu lục Á, Âu và Phi.
B. Kéo dài từ khoảng vĩ độ 12°B đến khoảng vĩ độ 42°B.
C. Án ngữ tuyến đường biển quốc tế nối Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.
D. Nằm trong khu vực có nhiều bão và áp thấp nhiệt đới nhất trên Trái Đất.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Vị trí địa lí của khu vực Tây Nam Á
+ Là cầu nối của ba châu lục Á, Âu và Phi.
+ Kéo dài từ khoảng vĩ độ 12°B đến khoảng vĩ độ 42°B.
+ Án ngữ tuyến đường biển quốc tế nối Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.
Câu 2 trang 35 SBT Địa Lí 11: Tây Nam Á tiếp giáp với các biển là:
A. Biển Đen, biển Ca-xpi, Biển Đỏ, biển A-ráp, biển Địa Trung Hải.
B. Biển Đen, Biển Đông, biển Gia-va, biển Ban-đa, Biển Chết.
C. Biển Bắc, Biển Đông, Biển Đỏ, biển Ca-xpi, biển Địa Trung Hải.
D. Biển A-ráp, biển Ca-xpi, biển Trung Hoa, biển An-đa-man, biển Ben-gan.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Tây Nam Á tiếp giáp với các biển là: Biển Đen, biển Ca-xpi, Biển Đỏ, biển A-ráp, biển Địa Trung Hải.
Câu 3 trang 35 SBT Địa Lí 11: Đặc điểm nổi bật trong vị trí địa lí của khu vực Tây Nam Á là
A. nằm trong khu vực có nhiều thiên tai nhất thế giới.
B. nằm trên đường di lưu và di cư của các luồng sinh vật.
C. nằm trên “vành đai lửa Thái Bình Dương”.
D. nằm trong khu vực có trữ lượng dầu mỏ và khí tự nhiên lớn bậc nhất thế giới.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Đặc điểm nổi bật trong vị trí địa lí của khu vực Tây Nam Á là nằm trong khu vực có trữ lượng dầu mỏ và khí tự nhiên lớn bậc nhất thế giới.
Câu 4 trang 35 SBT Địa Lí 11: Địa hình chủ yếu của khu vực Tây Nam Á là
A. đồng bằng và đồi núi.
B. núi và sơn nguyên.
C. đồi núi thấp và cao nguyên.
D. các dãy núi cao đồ sộ.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Địa hình chủ yếu của khu vực Tây Nam Á là núi và sơn nguyên.
Câu 5 trang 36 SBT Địa Lí 11: Khu vực Tây Nam Á nằm chủ yếu trong đới khí hậu
A. nhiệt đới lục địa và cận nhiệt đới.
B. cận nhiệt lục địa và ôn đới lục địa.
C. ôn đới lục địa và nhiệt đới gió mùa.
D. nhiệt đới gió mùa và cận nhiệt địa trung hải.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Khu vực Tây Nam Á nằm chủ yếu trong đới khí hậu nhiệt đới lục địa và cận nhiệt đới.
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên |
Thuận lợi |
Khó khăn |
................... |
................... |
................... |
................... |
................... |
................... |
................... |
................... |
................... |
................... |
................... |
................... |
Lời giải:
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên |
Thuận lợi |
Khó khăn |
Địa hình và đất |
Vùng đồng bằng có đất phù sa màu mỡ, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và cũng là nơi tập trung đông dân cư. |
Vùng núi không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nên nhiều nước phải đầu tư lớn cho thủy lợi để phát triển sản xuất. |
Khí hậu |
Dân cư và các hoạt động sản xuất tập trung chủ yếu ở các vùng có khí hậu thuận lợi. |
Tại các vùng nội địa, do mưa ít nên dân cư thưa thớt, trồng trọt khó khăn. |
Sông, hồ |
+ Các sông lớn bồi đắp nên vùng đồng bằng màu mỡ, cung cấp nước. + Các hồ có giá trị về du lịch |
Sông thường ngắn và ít nước, nhiều vùng rộng lớn không có dòng chảy thường xuyên. |
Biển |
Tạo thuận lợi mở rộng giao lưu với nhiều nước châu Âu và các khu vực khác của châu Á, phát triển các ngành kinh tế biển |
|
Sinh vật |
Sinh vật nghèo nàn, phân hóa khác nhau giữa các khu vực gây khó khăn trong việc khai thác tài nguyên sinh vật cho phát triển kinh tế. |
|
Khoáng sản |
+ Giàu có về khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ và khí tự nhiên. + Tiềm năng dầu mỏ và khí tự nhiên là thế mạnh trong phát triển kinh tế của nhiều quốc gia. |
Lời giải:
- Dân cư khu vực Tây Nam Á có một số đặc điểm là:
+ Ít dân, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên vẫn còn cao.
+ Cơ cấu dân số trẻ, tỉ lệ dân số ở nhóm 0 - 14 tuổi khá cao, tỉ lệ dân số ở nhóm từ 65 tuổi trở lên thấp.
+ Tỉ lệ dân thành thị khá cao.
Lời giải:
- Dân cư khu vực Đông Nam Á phần lớn theo đạo Hồi, trang phục và lễ hội nhiều nét độc đáo. Ví dụ: Trang phục cổ truyền của phụ nữ Hồi giáo có tên gọi là A-bay-a. Nó thường được mặc với một chiếc khăn trùm đầu, rất kín đáo, dài tay và dài tới chân, màu phổ biến là màu đen.
Xem thêm lời giải Sách bài tập Địa lí lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 13: Thực hành : Tìm hiểu về hoạt động du lịch và kinh tế đối ngoại của khu vực Đông Nam Á
Bài 14: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực Tây Nam Á
Bài 15: Thực hành: Viết báo cáo về vấn đề dầu mỏ ở khu vực Tây Nam Á
Bài 16: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Hoa Kỳ
Lý thuyết Địa lí 11 Bài 14: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực Tây Nam Á
I. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên
1. Vị trí địa lí
♦ Đặc điểm
- Phạm vi lãnh thổ: Khu vực Tây Nam Á có diện tích khoảng 7 triệu km2, bao gồm: bán đảo Tiểu Á, bán đảo A-ráp, đồng bằng Lưỡng Hà và một phần nội địa châu Á.
- Vị trí địa lí
+ Tây Nam Á nằm ở phía tây nam của châu Á; là cầu nối của ba châu lục Á, Âu và Phi; phần đất liền kéo dài từ khoảng vĩ độ 12°B đến khoảng vĩ độ 42°B, có đường chí tuyến Bắc chạy qua phía nam của khu vực.
+ Khu vực này tiếp giáp với Địa Trung Hải, Biển Đen, biển Ca-xpi, Biển Đỏ, biển A-ráp, vịnh Péc-xích, vịnh Ô-man, vịnh A-đen.
+ Tây Nam Á nằm án ngữ con đường biển nối Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương, nằm trong khu vực có trữ lượng dầu mỏ và khí tự nhiên lớn bậc nhất thế giới.
♦ Ảnh hưởng
- Vị trí địa lí đã tạo thuận lợi cho Tây Nam Á mở rộng giao lưu để phát triển kinh tế với nhiều nước, khu vực trên thế giới; thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển, các ngành công nghiệp dầu khí.
- Tuy nhiên, vị trí này cũng làm cho khu vực gặp nhiều khó khăn do sự khắc nghiệt của thời tiết, khí hậu và những xung đột, tranh chấp về biên giới lãnh thổ, tài nguyên.
2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
a) Địa hình, đất
- Địa hình khu vực Tây Nam Á chủ yếu là núi và sơn nguyên.
+ Núi phân bố ở phía bắc, đông bắc của khu vực và một phần phía tây nam của bán đảo A-ráp; nhiều dãy núi cao do được vận động kiến tạo nâng lên mạnh.
+ Các sơn nguyên phân bố ở vùng trung tâm khu vực và phần lớn bán đảo A-ráp. Trong các sơn nguyên còn có các hoang mạc cát. Khu vực này có đất xám, đất cát hoang mạc,... không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nên nhiều nước Tây Nam Á đã phải đầu tư lớn cho thuỷ lợi để phát triển sản xuất.
- Đồng bằng ít, phân bố ở giữa khu vực và ven các biển.
+ Đồng bằng Lưỡng Hà có diện tích lớn nhất, địa hình thấp và khá bằng phẳng; phần phía bắc của đồng bằng có độ cao trung bình khoảng 200 - 400 m, phần phía nam thấp hơn với độ cao dưới 100 m.
+ Các đồng bằng bồi tụ do sông có đất phù sa màu mỡ, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và cũng là nơi dân cư tập trung đông.
b) Khí hậu
- Tây Nam Á có khí hậu nhiệt đới lục địa và cận nhiệt. Đây là khu vực có khí hậu nóng và khô hạn bậc nhất thế giới.
- Khí hậu có sự phân hoá theo chiều bắc - nam.
+ Ở vùng núi phía bắc, nhiệt độ trung bình năm khoảng 15 - 20 °C; lượng mưa lớn hơn phía nam, tại các sườn đón gió có lượng mưa lên tới trên 2 000 mm/năm.
+ Ở phía nam, lượng mưa thấp, thường dưới 1.000 mm/năm. Tại một số địa điểm ở hoang mạc, vào mùa hạ nhiệt độ có thể lên đến 45 - 50 °C và rất ít mưa.
- Khí hậu có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và các hoạt động kinh tế của người dân.
+ Dân cư và các hoạt động sản xuất tập trung chủ yếu ở các vùng có khí hậu thuận lợi.
+ Tại các vùng nội địa, do mưa ít nên dân cư thưa thớt, trồng trọt khó khăn.
c) Sông, hồ
- Sông ngòi:
+ Sông thường ngắn, ít nước, nhiều vùng rộng lớn không có dòng chảy thường xuyên.
+ Nguồn cung cấp nước chủ yếu là băng và tuyết tan trên các vùng núi cao.
+ Hai sông lớn nhất khu vực là sông Ti-grơ và Ơ-phrát, bồi đắp nên đồng bằng Lưỡng Hà, cung cấp nước cho trồng trọt, chăn nuôi; từ đây, đã hình thành nên nền văn minh Lưỡng Hà.
- Khu vực này có một số hồ như: hồ Van, hồ U-mi-a, Biển Chết,... có giá trị về du lịch.
d) Biển
- Vùng biển của Tây Nam Á thuộc các biển như: Biển Đỏ, biển Địa Trung Hải, Biển Đen, biển Ca-xpi và các đại dương lớn là Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương đã tạo thuận lợi để Tây Nam Á mở rộng giao lưu với nhiều nước châu Âu và các khu vực khác của châu Á, phát triển các ngành kinh tế biển (du lịch, khai thác khoáng sản, hải sản,...).
e) Sinh vật
- Hệ sinh vật nghèo nàn, chủ yếu là các loài chịu được hạn.
- Cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc là nét điển hình của khu vực này.
- Ở ven bờ Địa Trung Hải, phía tây của các dãy núi có mưa nhiều nên rừng và cây bụi lá cứng địa trung hải phát triển; phía đông mưa ít nên chỉ có các cây bụi thấp và thưa.
g) Khoáng sản
- Tây Nam Á là khu vực giàu có về khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ và khí tự nhiên.
+ Dầu mỏ có trữ lượng rất lớn, chiếm khoảng 1/2 trữ lượng của thế giới, phân bố dọc theo vịnh Péc-xích và đồng bằng Lưỡng Hà.
+ Khí tự nhiên chiếm khoảng 40 % trữ lượng của thế giới.
- Ngoài ra, khu vực này còn có các loại khoáng sản khác như: đồng, sắt, than, crôm,...
II. Dân cư và xã hội
1. Dân cư
- Quy mô dân số: Tây Nam Á là khu vực ít dân, số dân năm 2020 là 402,5 triệu người, chiếm khoảng 5,1 % dân số thế giới.
- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của Tây Nam Á khoảng gần 1,6 % (năm 2020).
+ Một số quốc gia có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên vẫn còn cao là: Pa-le-xtin (2,6 %), I-rắc (2,3 %), Áp-ga-ni-xtan (2,6 %).
+ Hằng năm, Tây Nam Á đón nhận số lượng lao động lớn từ các vùng khác tới, ảnh hưởng tới mức tăng dân số của khu vực.
- Cơ cấu dân số có sự thay đổi theo hướng giảm tỉ lệ dân số ở nhóm từ 0 - 14 tuổi, tăng tỉ lệ dân số ở nhóm tuổi từ 65 tuổi trở lên.
- Phân bố dân cư có sự chênh lệch lớn giữa các nước và các vùng.
+ Dân cư tập trung đông ở các đô thị lớn và vùng ven Địa Trung Hải, đồng bằng Lưỡng Hà.
+ Dân cư thưa thớt ở khu vực núi cao và hoang mạc.
- Thành phần dân cư:
+ Dân cư chủ yếu là người Ả-rập;
+ Ngoài ra còn có các dân tộc khác như: Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Tư, Do Thái,... và các bộ tộc khác.
- Đô thị hóa:
+ Trong thế kỉ XX, quá trình đô thị hoá đã phát triển mạnh mẽ ở nhiều quốc gia.
+ Tỉ lệ dân thành thị ở khu vực Tây Nam Á khá cao. Năm 2020, hầu hết các nước trong khu vực có tỉ lệ dân thành thị trên 70 %.
+ Khu vực này có nhiều đô thị đông dân như: Bát-đa (I-rắc), E Ri-át (A-rập Xê-út),...
+ Dân cư có sự khác biệt rất lớn trong lối sống giữa nông thôn và thành thị.
2. Xã hội
- Tây Nam Á có nền văn hoá mang những nét đặc thù và nguyên tắc riêng trong trang phục, ẩm thực, sinh hoạt, lễ hội,...
- Ở một số nước trong khu vực, người dân có mức sống cao, y tế và giáo dục được đầu tư phát triển. HDI của khu vực khá cao nhưng vẫn có sự chênh lệch giữa các nước.
- Tây Nam Á là khu vực có nhiều tôn giáo: Hồi giáo, Cơ đốc giáo, Do Thái giáo,... Phần lớn dân cư ở khu vực này là người Ả-rập và theo đạo Hồi.
- Hiện nay, khu vực này vẫn còn xảy ra nhiều bất ổn, xung đột biên giới, sắc tộc, tôn giáo,... gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội.
III. Tình tình phát triển kinh tế
- Trước khi ngành công nghiệp khai khoáng phát triển, hầu hết dân cư trong khu vực Tây Nam Á sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp, buôn bán nhỏ và nghề thủ công.
- Từ giữa thế kỉ XX đến nay, công nghiệp khai thác, chế biến và xuất khẩu dầu mỏ là động lực chính cho sự phát triển kinh tế.
- Năm 2020, GDP của khu vực đạt khoảng hơn 3000 tỉ USD và có sự chênh lệch lớn giữa các nước. Nhiều nước có GDP/người cao hàng đầu thế giới, như: I-xra-en, Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất,…
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế có sự khác nhau giữa các giai đoạn và các nước trong khu vực. Nguyên nhân chủ yếu là do sự biến động của giá dầu, xung đột vũ trang, dịch bệnh và nhiều nguyên nhân khác.
- Trong cơ cấu kinh tế:
+ Ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất nhờ vào các hoạt động thương mại, giao thông vận tải phát triển mạnh do có vị trí địa lí quan trọng và hoạt động xuất khẩu dầu mỏ. Hiện nay, một số nước đã chú trọng đến phát triển du lịch.
+ Công nghiệp có tỉ trọng khá cao nhờ các ngành công nghiệp khai thác dầu mỏ, khí tự nhiên; công nghiệp lọc và hoá dầu phát triển.
+ Nông nghiệp có tỉ trọng đóng góp thấp do điều kiện tự nhiên không thuận lợi, chi phí cho nông nghiệp khá cao.
- Hiện nay, nhiều nước ở Tây Nam Á đang đầu tư đổi mới công nghệ, đa dạng ngành nghề, phát triển các ngành đòi hỏi kĩ thuật cao, đổi mới chính sách để hạn chế sự phụ thuộc vào nước ngoài,... nhằm thúc đẩy nhanh kinh tế khu vực.