Với giải sách bài tập Địa lí 7 Bài 6: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa lí 7. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Địa lí lớp 7 Bài 6: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á
Bài tập 1 trang 31 SBT Địa lí 7: Dựa vào bảng số liệu dưới đây:
Dân số, tỉ lệ gia tăng tự nhiên và mật độ dân số châu Á, giai đoạn 2000 - 2020
Năm |
Dân số (tỉ người) |
Tỉ lệ gia tăng tự nhiên (%) |
Mật độ dân số (người/km2) |
2000 |
3,74 |
1,31 |
121 |
2005 |
3,98 |
1,19 |
128 |
2010 |
4,21 |
1,10 |
136 |
2015 |
4,43 |
1,00 |
143 |
2020 |
4,64 |
0,86 |
150 |
Hãy hoàn thành bảng sau:
Giai đoạn |
Số dân tăng thêm (tỉ người) |
Tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm đi (%) |
Mật độ dân số tăng thêm (người/km2). |
2000 - 2005 |
|
|
|
2005 - 2010 |
|
|
|
2010 - 2015 |
|
|
|
2015 - 2020 |
|
|
|
- Nhận xét về sự gia tăng dân số châu Á trong giai đoạn 2000 - 2020.
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của châu Á có xu hướng thay đổi như thế nào?
- Mật độ dân số của châu Á có xu hướng thay đổi như thế nào?
Trả lời:
- Hoàn thành bảng:
Giai đoạn |
Số dân tăng thêm (tỉ người) |
Tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm đi (%) |
Mật độ dân số tăng thêm (người/km2). |
2000 - 2005 |
0,24 |
0,12 |
7 |
2005 - 2010 |
0,23 |
0,09 |
8 |
2010 - 2015 |
0,22 |
0,1 |
7 |
2015 - 2020 |
0,21 |
0,14 |
7 |
- Nhận xét: trong giai đoạn 2000 – 2020, dân số châu Á có xu hướng tăng liên tục.
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của châu Á có xu hướng giảm.
- Mật độ dân số của châu Á có xu hướng tăng liên tục qua các năm.
Bài tập 2 trang 32 SBT Địa lí 7: Dựa vào hình 6.1 trong SGK, hãy hoàn thành bảng dưới đây:
Mật độ dân số (người/km2) |
Quốc gia |
Trên 100 người/km2 |
|
Từ 51 đến 100 người/km2 |
|
Từ 25 đến 50 người/km2 |
|
Dưới 25 người/km2 |
|
Trả lời:
Mật độ dân số (người/km2) |
Quốc gia |
Trên 100 người/km2 |
Trung Quốc, Ấn Độ, In đô nê xi a, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kì, Li Bang, Xi ri, Việt Nam.. |
Từ 51 đến 100 người/km2 |
Ma ni na, I ran, Ap-ga-ni-xtan, U-dơ-bê-ki-xtan, I-rắc |
Từ 25 đến 50 người/km2 |
Lào, Tajikittan |
Dưới 25 người/km2 |
Liên Bang Nga, Ả rập xê út |
Trả lời:
Ghép nối:
1. Châu Á là nơi ra đời của các tôn giáo lớn, bao gồm Ki-tô giáo, Hồi giáo.
Sửa lại: ...................................................................................................................
2. Châu Á đứng đầu thế giới về số lượng các đô thị có quy mô dân số lớn.
Sửa lại: ...................................................................................................................
3. Ki-tô giáo và Hồi giáo đều ra đời trên vùng đất Nam Á.
Sửa lại: ...................................................................................................................
4. Cơ cấu dân số theo giới của các nước châu Á thường có tỉ lệ nam cao hơn nữ.
Sửa lại: ...................................................................................................................
Trả lời:
1. Châu Á là nơi ra đời của các tôn giáo lớn, bao gồm Ki-tô giáo, Hồi giáo. => Đúng
2. Châu Á đứng đầu thế giới về số lượng các đô thị có quy mô dân số lớn => Đúng
3. Ki-tô giáo và Hồi giáo đều ra đời trên vùng đất Nam Á => Sai
Sửa lại: Ki-tô giáo và Hồi giáo đều ra đời trên vùng đất Tây Nam Á
4. Cơ cấu dân số theo giới của các nước châu Á thường có tỉ lệ nam cao hơn nữ => Đúng.
Bài tập 5 trang 33 SBT Địa lí 7: Hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng.
Câu 1 trang 33 SBT Địa lí 7: Năm 2020, châu Á (chưa tính Liên bang Nga) có mật độ dân số là
A. 143 người/km2.
B. 147 người/km2.
C. 149 người/km2.
D. 150 người/km2.
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Câu 2 trang 33 SBT Địa lí 7: Dân cư châu Á thuộc chủng tộc nào là chủ yếu?
A. Môn-gô-lô-it
B. Ơ-rô-nê-ô-it
C. Ô-xtra-lô-it
D. Nê-grô-it
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Câu 3 trang 33 SBT Địa lí 7: Phật giáo ra đời ở quốc gia nào của châu Á?
A. Ấn Độ
B. Trung Quốc
C. Thái Lan
D. Lào
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Câu 4 trang 33 SBT Địa lí 7: Quốc gia có dân số đông thứ hai ở châu Á (năm 2020) là
A. Ấn Độ.
B. Trung Quốc.
C. Inđônêxia.
D. Nhật Bản.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Câu 5 trang 33 SBT Địa lí 7: Đa số các quốc gia châu Á có
A. Cơ cấu dân số già là chủ yếu.
B. Cơ cấu dân số trẻ là chủ yếu.
C. Cơ cấu dân số bước vào giai đoạn già hoá.
D. Cơ cấu dân số bước vào giai đoạn dân số vàng.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Xem thêm các bài giải SBT Địa lí 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 7: Bản đồ chính trị châu Á, các khu vực của châu Á
Bài 8: Thực hành: Tìm hiểu các nền kinh tế lớn và kinh tế mới nổi ở châu Á
Lý thuyết Địa lí 7 Bài 6: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á
1. Đặc điểm dân cư
a. Quy mô và cơ cấu dân số
- Năm 2020, dân số châu Á là 4,64 tỉ người (không tính dân số của Liên Bang Nga), chiếm 60% dân số thế giới. Hai quốc gia đông dân nhất châu Á là Trung Quốc (1,44 tỉ người) và Ấn Độ (1,39 tỉ người)
- Tỉ suất tăng dân số tự nhiên của châu Á đang có xu hướng giảm chỉ còn 0,86% vào năm 2020.
- Châu Á có cơ cấu dân số trẻ. Tuy nhiên, cũng có quốc gia có dân số già như Nhật Bản. Một số quốc gia khác có xu hướng già hóa dân số như Hàn Quốc, Trung Quốc...
- Cơ cấu dân số theo giới của các nước châu Á thường có tỉ lệ nam cao hơn nữ trong tổng số dân.
- Dân cư châu Á chủ yếu thuộc các chủng tộc Môngôlôit, Ơrôpêôit, và 1 số ít là Oxtrâylôit.
b. Phân bố dân cư
- Năm 2020, châu Á (không tính Liên Bang Nga) có mật độ dân số cao nhất trong các châu lục (150 người/km2)
- Dân cư phân bố không đồng đều giữa các quốc gia và khu vực do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội khác nhau.
c. Đô thị hóa
- Năm 2020, châu Á đứng đầu thế giới về số lượng các đô thị có quy mô dân số lớn.
- Tỉ lệ dân thành thị của châu Á là 50,9% và đang có xu hướng tăng nhanh.
Các đô thị lớn ở châu Á thường tập trung ở ven biển, nơi có điều kiện thuận lợi cho đời sống và sản xuất, trao đổi, buôn bán với các nước.
Quang cảnh một góc thành phố Bắc Kinh (Trung Quốc)
2. Tôn giáo ở châu Á
- Châu Á là nơi ra đời nhiều tôn giáo lớn: Phật giáo, Hồi giáo, Ki-tô giáo, Ấn Độ giáo.
- Tôn giáo ảnh hưởng lớn đến văn hóa, kiến trúc, du lịch và lễ hội của các nước Đông Nam Á.