Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 30 (Chân trời sáng tạo 2024): Thực hành phân loại thực vật

2.5 K

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 30: Thực hành phân loại thực vật sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết cùng với 10 câu trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 6.

Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 30: Thực hành phân loại thực vật

A. Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 30: Thực hành phân loại thực vật

1. Chuẩn bị

- Dụng cụ: kính lúp, kéo, bút chì, nhãn dán,…

- Mẫu vật: thực vật có sẵn ở địa phương, đầy đủ các đại diện thuộc các nhóm: Rêu, Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kín

- Bộ tranh/ảnh đại diện các nhóm thực vật

2. Cách tiến hành

Thực hành phân loại các nhóm thực vật

- Bước 1: Quan sát và xác định các đặc điểm đặc trưng của mẫu vật: rễ, thân, lá, hoa, quả.

- Bước 2: Phân loại mẫu vật theo nhóm.

- Bước 3: Xây dựng sơ đồ khóa lưỡng phân.

Báo cáo kết quả thực hành

- Hoàn thành báo cáo thực hành theo mẫu

B. 10 câu trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Bài 30: Thực hành phân loại thực vật

Câu 1: Ở dương xỉ, ổ túi bào tử thường nằm ở đâu?

A. Trên đỉnh ngọn          C. Mặt trên của lá

B. Trong kẽ lá                 D. Mặt dưới của lá

Lời giải

Đáp án: D

Ở dương xỉ, các ổ túi bào tử thường nằm ở mặt dưới của lá.

Câu 2: Cho các vai trò sau:

(1) Cung cấp thức ăn, nơi ở cho một số loài động vật

(2) Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người

(3) Cung cấp nguyên liệu, vật liệu cho các ngành sản xuất

(4) Cân bằng hàm lượng oxygen và carbon dioxide trong không khí

(5) Làm cảnh

(6) Chứa độc tố gây hại cho sức khỏe con người

Đâu là những vai trò của thực vật trong đời sông?

A. (1), (3), (5)                 C. (2), (3), (5)

B. (2), (4), (6)                 D. (1), (4), (6)

Lời giải

Đáp án: C

(1) là vai trò của thực vật trong tự nhiên

(4) là vai trò của thực vật với môi trường

(6) là tác hại của thực vật với con người

Câu 3: Nhóm thực vật nào dưới đây có đặc điểm có mạch, không noãn, không hoa?

A. Rêu                  B. Dương xỉ                    C. Hạt kín             D. Hạt trần

Lời giải

Đáp án: B

Dương xỉ là ngành thực vật có rễ thật, có mạch, không có noãn hay hoa, sinh sản bằng bào tử.

Câu 4: Hành động nào dưới đây góp phần bảo vệ thực vật?

A. Du canh du cư                               C. Trồng cây gây rừng

B. Phá rừng làm nương rẫy                 D. Xây dựng các nhà máy thủy điện

Lời giải

Đáp án: C

A, B, D sai vì đây là các hành động chặt phá rừng, gây tổn thất nhiều về số lượng và sự đa dạng của các loài thực vật.

Câu 5: Loại thực vật nào dưới đây có chứa chất độc gây hại đến sức khỏe của con người?

A. Cây trúc đào              C. Cây tam thất

B. Cây gọng vó               D. Cây giảo cổ lam

Lời giải

Đáp án: A

Nhựa cây trúc đào có chứa chất glucoside. Khi chất này đi vào cơ thể sẽ gây ra các triệu chứng như nôn, người mệt lả, nhức đầu, chóng mặt, đau bụng, cso thể gây ra trụy tim, tụt huyết áp, hôn mê, rối loạn nhịp tim.

Câu 6: Đại diện nào dưới đây không thuộc ngành Thực vật?

A. Rêu tường                 C. Tảo lục   

B. Dương xỉ                    D. Rong đuôi chó

Lời giải

Đáp án: C

Tảo lục thuộc ngành Nguyên sinh vật.

Câu 7: Cơ quan sinh sản của ngành Hạt trần được gọi là gì?

A. Bào tử              B. Nón                  C. Hoa                  D. Rễ

Lời giải

Đáp án: B

Ngành Hạt trần chưa có hoa và quả, cơ quan sinh sản là nón.

Câu 8: Đại diện nào dưới đây không thuộc ngành hạt kín?

A. Bèo tấm           C. Rau bợ    

B. Nong tằm          D. Rau sam

Lời giải

Đáp án: C

Rau bợ có rễ thật và hệ mạch, sinh sản bằng bào tử, là đại diện của ngành Dương xỉ.

Câu 9: Đặc điểm nào dưới đây không phải của các thực vật thuộc ngành Hạt kín?

A. Sinh sản bằng bào tử            C. Có hoa và quả

B. Hạt nằm trong quả               D. Thân có hệ mạch dẫn hoàn thiện

Lời giải

Đáp án: A

Cơ quan sinh sản của thực vật hạt kín là hoa, không phải là bào tử.

Câu 10: Cây rêu thường mọc ở nơi có điều kiện như thế nào?

A. Nơi khô ráo               C. Nới thoáng đãng

B. Nơi ẩm ướt                 D. Nơi nhiều ánh sáng

Lời giải

Đáp án: B

Vì rêu chưa có hệ mạch và rễ thật nên chúng cần sống ở những nơi ẩm ướt để có thể hấp thụ nước một cách tốt nhất.

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 29: Thực vật

Bài 31: Động vật

Bài 32: Thực hành quan sát và phân loại động vật ngoài thiên nhiên

Bài 33: Đa dạng sinh học

Đánh giá

0

0 đánh giá