SBT Khoa học tự nhiên 6 Bài 30 (Chân trời sáng tạo): Thực hành phân loại thực vật

2.1 K

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 Bài 30: Thực hành phân loại thực vật sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 6. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 30: Thực hành phân loại thực vật

Bài 30.1 trang 99 sách bài tập KHTN 6: Cho các thực vật sau: cây bợ nước, cây hoa tigon, cây vạn tuế, cây thông hai lá, cây dâu tằm, cây bắt ruồi, cây hồ tiêu, cây dưa leo, cây hoa quỳnh, cây rêu tường, dây tơ hồng, cây hành tây.

Sắp xếp các đại diện sinh vật trên vào các nhóm thực vật đã học theo mẫu sau:

Bài 30: Thực hành phân loại thực vật

Lời giải:

Nhóm thực vật

Đại diện

Rêu

Rêu tường

Dương xỉ

Cây bợ nước

Hạt trần

Cây thông 2 lá, cây vạn tuế

Hạt kín

Cây hoa tigon, cây dâu tằm, cây bắt ruồi, cây hồ tiêu, cây dưa leo, cây hoa quỳnh, dây tơ hồng, cây hành tây

Bài 30.2 trang 99 sách bài tập KHTN 6: Cho các thực vật sau:cây bợ nước, cây hoa tigon, cây vạn tuế, cây thông hai lá, cây dâu tằm, cây bắt ruồi, cây hồ tiêu, cây dưa leo, cây hoa quỳnh, cây rêu tường, dây tơ hồng, cây hành tây.

Cho biết các đại diện trên sống ở những môi trường nào bằng cách điền vào bảng theo mẫu sau:

Bài 30: Thực hành phân loại thực vật

Lời giải:

Đại điện sinh vật

Môi trường sống

Rêu tường

Ẩm ướt

Cây bợ nước

Nước

Cây thông 2 lá, cây vạn tuế, cây hoa tigon, cây dâu tằm, cây bắt ruồi, cây hồ tiêu, cây dưa leo, cây hoa quỳnh, dây tơ hồng, cây hành tây

Cạn

Bài 30.3 trang 99 sách bài tập KHTN 6: Cho các thực vật sau:cây bợ nước, cây hoa tigon, cây vạn tuế, cây thông hai lá, cây dâu tằm, cây bắt ruồi, cây hồ tiêu, cây dưa leo, cây hoa quỳnh, cây rêu tường, dây tơ hồng, cây hành tây.

Trong các nhóm sinh vật trên, nhóm nào đa dạng nhất?

Lời giải:

Trong các nhóm sinh vật trên, thực vật hạt kín đa dạng nhất vì chúng chiếm ưu thế trên các dạng môi trường sống và trở thành nhóm chiếm ưu thế nhất trong giới thực vật.

Bài 30.4 trang 99 sách bài tập KHTN 6: Hãy tìm xung quanh em một số thực vật có rễ, thân, lá biến dạng.

Lời giải:

- Rễ biến dạng:

+ Rễ củ: khoai lang, sắn, cà rốt,…

+ Rễ móc: trầu không, vạn niên thanh,…

+ Rễ thở: vẹt, sú, đước,…

+ Rễ giác mút: tầm gửi, dây tơ hồng,…

- Lá biến dạng:

+ Lá bắt mồi: cây nắp ấm, cây gọng vó,…

+ Lá biến thành gai: xương rồng

+ Lá mọng nước: nha đam, sen đá,…

+ Lá biến thành vảy: dong ta,…

- Thân biến dạng: 

+ Thân củ: su hào, khoai tây,…

+Thân rễ: dong ta, gừng,…

+ Thân mọng nước: xương rồng,…

Bài 30.5 trang 99 sách bài tập KHTN 6: Hãy xây dựng khóa lưỡng phân cho các thực vật sau: cây hoa phượng, cây hoa mười giờ, cây hoa hồng gai, cây thông.

Lời giải:

Bài 30: Thực hành phân loại thực vật

Lý thuyết Bài 30: Thực hành phân loại thực vật

1. Chuẩn bị

- Dụng cụ: kính lúp, kéo, bút chì, nhãn dán,…

- Mẫu vật: thực vật có sẵn ở địa phương, đầy đủ các đại diện thuộc các nhóm: Rêu, Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kín

- Bộ tranh/ảnh đại diện các nhóm thực vật

2. Cách tiến hành

Thực hành phân loại các nhóm thực vật

- Bước 1: Quan sát và xác định các đặc điểm đặc trưng của mẫu vật: rễ, thân, lá, hoa, quả.

- Bước 2: Phân loại mẫu vật theo nhóm.

- Bước 3: Xây dựng sơ đồ khóa lưỡng phân.

Báo cáo kết quả thực hành

- Hoàn thành báo cáo thực hành theo mẫu

Đánh giá

0

0 đánh giá