Sách bài tập Lịch Sử 8 Bài 15 (Kết nối tri thức): Ấn độ và Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

2.3 K

Với giải sách bài tập Lịch Sử 8 Bài 15: Ấn độ và Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch Sử 8. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Lịch Sử 8 Bài 15: Ấn độ và Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

A. Trắc nghiệm

Bài tập 1 trang 67 SBT Lịch Sử 8: Hãy xác định chỉ một phương án đúng.

Câu 1.1 trang 67 SBT Lịch Sử 8: Trong cuộc chạy đua xâm lược thuộc địa của thực dân phương Tây, cuối cùng Ấn Độ trở thành thuộc địa của nước nào? Vào thời gian nào?

A. Tây Ban Nha - cuối thế kỉ XVIII.    B. Pháp - đầu thế kỉ XIX.

C. Hà Lan - cuối thế kỉ XIX.    D. Anh - giữa thế kỉ XIX.

Lời giải:

Chọn đáp án D

Câu 1.2 trang 67 SBT Lịch Sử 8: Cuộc đấu tranh tiêu biểu nhất của nhân dân Ấn Độ chống ách thống trị thực dân nửa cuối thế kỉ XIX là

A. cuộc khởi nghĩa của nhân dân miền Bắc Ấn Độ.

B. cuộc khởi nghĩa của nhân dân miền Trung Ấn Độ

C. cuộc khởi nghĩa Xi-pay.

D. cuộc đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại.

Lời giải:

Chọn đáp án C`

Câu 1.3 trang 67 SBT Lịch Sử 8: Ý nào không phải là chính sách cai trị về chính trị của thực dân Anh ở Ấn Độ?

A. Thi hành nhiều biện pháp để áp đặt và củng cố quyền cai trị trực tiếp.

B. Điều hành trực tiếp là phó vương và một hội đồng gồm 5 ủy viên.

C. Biến Ấn Độ thành một tỉnh của Anh.

D. Nữ hoàng Anh tuyên bố đồng thời vừa là Nữ hoàng Ấn Độ.

Lời giải:

Chọn đáp án C

Câu 1.4 trang 67 SBT Lịch Sử 8: Ý nào không phải là chính sách cai trị về kinh tế của thực dân Anh ở Ấn Độ?

A. Tăng cường chiếm đoạt ruộng đất của công xã để lập đồn điền.

B. Đẩy mạnh vơ vét nguồn nguyên liệu ở thuộc địa để phục vụ cho công nghiệp chính quốc.

C. Tiến hành bóc lột nhân công để thu lợi nhuận tối đa.

D. Đầu tư phát triển công nghiệp để thu được nhiều lợi nhuận.

Lời giải:

Chọn đáp án D

Câu 1.5 trang 67 SBT Lịch Sử 8: Hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á đã bị biến thành thuộc địa của thực dân phương Tây, ngoại trừ

A. In-đô-nê-xi-a.   B. Xiêm.   C. Mã Lai.   D. Phi-lip-pin.

Lời giải:

Chọn đáp án B

Câu 1.6 trang 67 SBT Lịch Sử 8: Phong trào giải phóng dân tộc ở In-đô-nê-xi-a đầu thế kỉ XX có điểm nổi bật là

A. phong trào đấu tranh của công nhân phát triển đưa đến sự ra đời của Đảng Cộng sản.

B. giành độc lập bằng khởi nghĩa vũ trang đi liền với những cải cách duy tân đất nước.

C. xuất hiện phong trào cải cách duy tân đất nước theo gương Nhật Bản.

D. tất cả các phong trào đều đặt dưới sự lãnh đạo của các trí thức phong kiến.

Lời giải:

Chọn đáp án A

Câu 1.7 trang 67 SBT Lịch Sử 8: Kết quả của cuộc Cách mạng 1896 - 1898 ở Phi-líp-pin là

A. chính quyền thực dân phải nhượng bộ, nới rộng các quyền tự chủ cho người dân bản xứ.

B. bị chính quyền thực dân đàn áp dã man, cách mạng thất bại.

C. giành được độc lập hoàn toàn cho đất nước.

D. lật đổ ách thống trị của Tây Ban Nha đưa đến sự ra đời của nước Cộng hoà Phi-líp-pin.

Lời giải:

Chọn đáp án D

Câu 1.8 trang 67 SBT Lịch Sử 8: Nước đế quốc mượn cớ giúp đỡ nhân dân Phi-líp-pin chống ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha, nhưng sau đó đã thôn tính nước này là

A. Pháp.    B. Nhật Bản.    C. Мỹ.    D. Anh.

Lời giải:

Chọn đáp án C

Câu 1.9 trang 67 SBT Lịch Sử 8: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân Cam-pu-chia và nhân dân Lào chống ách thống trị thực dân có điểm chung là

A. đặt dưới sự lãnh đạo của những người trong hoàng tộc.

B. các nhà sư có vai trò rất lớn trong các cuộc khởi nghĩa.

C. kéo dài nhiều năm liền, gây cho quân Pháp nhiều thiệt hại.

D. có sự đoàn kết, phối hợp chiến đấu giữa ba dân tộc Đông Dương chống kẻ thù chung.

Lời giải:

Chọn đáp án D

Bài tập 2 trang 68 SBT Lịch Sử 8: Ghép mốc thời gian ở ô bên trái với sự kiện tiêu biểu ở ô bên phải sao cho phù hợp.

Câu 2.1 trang 68 SBT Lịch Sử 8: Về quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á nửa cuối thế kỉ XIX

Về quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á nửa cuối thế kỉ XIX

Lời giải:

Ghép các thông tin theo thứ tự sau:

1 - C

2- E

3 - B

4 - A

5 - G

6 - D.

Câu 2.2 trang 68 SBT Lịch Sử 8: Về phong trào giải phóng dân tộc ở In-đô-nê-xi-a

Về phong trào giải phóng dân tộc ở In-đô-nê-xi-a

Lời giải:

Ghép các thông tin theo thứ tự sau:

1 - C

2- G

3 - A

4 - E

5 - D

6 - B

Bài tập 3 trang 70 SBT Lịch Sử 8: Hãy xác định câu đúng hoặc sai về nội dung lịch sử và sửa lại câu sai cho đúng.

1. Nửa sau thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, tất cả các nước trong khu vực Đông Nam Á đều bị thực dân phương Tây xâm chiếm.

2. Đến giữa thế kỉ XIX, thực dân Anh hoàn thành việc xâm chiếm và áp đặt ách cai trị ở nước Ấn Độ.

3. Chính sách của thực dân Anh ở Ấn Độ đã tạo điều kiện cho đất nước này phát triển mạnh mẽ theo hướng tư bản chủ nghĩa.

4. Mỹ là nước đi đầu trong cuộc xâm lược thuộc địa ở Đông Nam Á.

5. Nước vừa thoát khỏi ách thống trị của Tây Ban Nha lại trở thành thuộc địa của Mỹ là Phi-líp-pin.

6. Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Việt Nam có mối liên kết đặc biệt với cuộc chiến đấu của nhân dân Lào và nhân dân Cam-pu-chia.

Lời giải:

- Các câu đúng là: 2, 5, 6.

- Các câu sai là:

+ Câu 1 => sửa lại: Nửa sau thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á, ngoại trừ Xiêm, bị thực dân phương Tây xâm chiếm

+ Câu 3 => sửa lại: Tuy công nghiệp có chuyển biến nhất định theo hướng tư bản chủ nghĩa, nhưng chính sách cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ chỉ nhằm vơ vét nguồn nguyên liệu, bóc lột nhân công tối đa để thu lợi nhuận cho chính quốc.

+ Câu 4 => sửa lại: Tây Ban Nha, B

B. Tự luận

Bài tập 1 trang 70 SBT Lịch Sử 8: Khai thác bảng thống kê dưới đây:

Giá trị lương thực xuất khẩu

Số người chết đói

Năm

Số lượng

Năm

Số lượng

1849

858 000 livrơ

1825 - 1850

400 000

1858

3 800 000 livrơ

1850 - 1875

5 000 000

1901

9 300 000 livrơ

1875 - 1900

15 000 000

Em hãy:

Câu 1.1 trang 70 SBT Lịch Sử 8: Cho biết giá trị lương thực xuất khẩu năm 1901 tăng khoảng bao nhiêu lần so với năm 1849? Số người chết đói giai đoạn 1875 - 1900 tăng khoảng bao nhiêu lần so với giai đoạn 1825 - 1850?

Lời giải:

- Giá trị lương thực xuất khẩu năm 1901 tăng 10,8 lần so với năm 1849.

- Số người chết đói giai đoạn 1875 - 1900 tăng khoảng 37,5 lần so với giai đoạn 1825 - 1850.

Câu 1.2 trang 70 SBT Lịch Sử 8: Từ đó em có nhận xét gì? Nguyên nhân chính dẫn đến tình hình đó là gì?

Lời giải:

Nhận xét:

- Giá trị lương thực xuất khẩu của Ấn Độ ngày càng tăng (trong khoảng 50 năm giá trị lương thực xuất khẩu tăng gần 11 lần).

- Tuy nhiên, tỉ lệ người chết đói ở Ấn Độ trong vòng hơn 70 năm tăng hơn 37 lần. Nguyên nhân của tình trạng đó chính do là chính sách vơ vét, bóc lột tối đa đối với Ấn Độ để thu lợi nhuận của thực dân Anh.

Bài tập 2 trang 71 SBT Lịch Sử 8: Hoàn thành bảng (theo mẫu sau) về một số cuộc đấu tranh tiêu biểu của nhân dân Đông Nam Á chống chủ nghĩa thực dân.

Nước

Cuộc đấu tranh tiêu biểu

Thời gian diễn ra

In-đô-nê-xi-a

.............................

.............................

Phi-líp-pin

.............................

.............................

Việt Nam

.............................

.............................

Lào

.............................

.............................

Cam-pu-chia

.............................

.............................

Lời giải:

Nước

Cuộc đấu tranh tiêu biểu

Thời gian diễn ra

In-đô-nê-xi-a

Cuộc đấu tranh của nhân dân A-chê chống lại thực dân Hà Lan.

Tháng 10/1873

Khởi nghĩa của nhân dân ở phía Tây đảo Xu-ma-tơ-ra

1873 - 1909

Khởi nghĩa của nhân dân vùng Ba Tắc

1878 - 1907

Khởi nghĩa của nhân dân vùng Ca-li-man-tan.

1884 - 1886

Cuộc khởi nghĩa do Sa-min lãnh đạo

Năm 1890

Phi-líp-pin

Nhân dân thành phố Ca-vi-tô nổi dậy khởi nghĩa

Năm 1872

Cuộc cách mạng năm 1896 - 1898 đã lật đổ ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha.

1896 - 1898

Việt Nam

Phong trào Cần vương

1885 - 1896

Khởi nghĩa nông dân Yên Thế

1884 - 1913

Phong trào Đông Du

1905 - 1908

Cuộc vận động Duy tân

Đầu thế kỉ XX

Lào

Khởi nghĩa của Pha-ca-đuốc lãnh đạo

1901

Khởi nghĩa ở cao nguyên Bô-lô-ven

1901 - 1907

Cam-pu-chia

Khởi nghĩa do A-cha Xoa lãnh đạo

1864 - 1865

Khởi nghĩa của nhà sư Pu-côm-bô

1866 - 1867

Khởi nghĩa do Hoàng thân Xi-vô-tha

1885 - 1895

Bài tập 3 trang 71 SBT Lịch Sử 8: Theo em, vì sao liên minh chiến đấu giữa nhân dân ba nước Việt Nam - Lào - Cam-pu-chia được hình thành ngay từ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?

Lời giải:

Giải thích: Nhân dân ba nước Đông Dương có mối quan hệ lịch sử, văn hoá lâu đời, đến cuối thế kỉ XIX đều trở thành thuộc địa của thực dân Pháp → sớm hình thành khối đoàn kết chiến đấu chống kẻ thù chung.

Bài tập 4 trang 71 SBT Lịch Sử 8: Theo em, vì sao phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á giai đoạn này đều thất bại?

Lời giải:

- Giải thích:

+ Kẻ thù là các nước thực dân có sức mạnh kinh tế, quân sự rất mạnh, rất hung hãn trong việc thực hiện mưu đồ xâm chiếm thuộc địa.

+ Trong khi nền thống trị phong kiến ở hầu hết các nước Đông Nam Á đều trong tình trạng khủng hoảng trầm trọng, tiềm lực đất nước bị suy kiệt. Phong trào chống xâm lược diễn ra tự phát, lẻ tẻ, dưới ngọn cờ phong kiến.

→ Các cuộc khởi nghĩa không đủ sức đương đầu trước họa xâm lăng.

Xem thêm lời giải Sách bài tập Lịch sử lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 14: Trung Quốc và Nhật Bản từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

Bài 15: Ấn độ và Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

Bài 16: Việt Nam dưới thời Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX)

Bài 17: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1858 đến năm 1884

Bài 18: Phong trào chống Pháp trong những năm 1885 - 1896

Lý thuyết Lịch Sử 8 Bài 15: Ấn độ và Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ

1. Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX

a) Ấn Độ bị xâm lược

- Từ đầu thế kỉ XVIII, cuộc tranh giành quyền lực giữa các chúa phong kiến trong nước đã làm cho Ấn Độ suy yếu. Lợi dụng cơ hội này, Anh và Pháp đua tranh xâm lược Ấn Độ.

- Đến giữa thế kỉ XIX, thực dân Anh hoàn thành việc xâm chiếm và áp đặt ách cai trị ở nước này.

Lý thuyết Lịch Sử 8 Kết nối tri thức Bài 15: Ấn độ và Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

Thực dân Anh xâm lược Ấn Độ (tranh vẽ)

b) Chính sách cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ

- Về chính trị:

+ Áp đặt và củng cố quyền cai trị trực tiếp ở Ấn Độ.

+ Nhượng bộ tầng lớp trên của phong kiến bản xứ, biến bộ phận này thành tay sai;

+ Tìm cách khơi sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo,... ở Ấn Độ.

- Về kinh tế: tiến hành cuộc khai thác Ấn Độ một cách quy mô, ra sức vơ vét nguồn nguyên liệu và bóc lột nhân công để thu lợi nhuận tối đa.

+ Trong nông nghiệp: chính quyền thực dân Anh tăng cường chiếm đoạt ruộng đất để lập đồn điền.

+ Công nghiệp cũng có những chuyển biến nhất định như: đẩy mạnh khai thác hầm mỏ, phát triển công nghiệp chế biến, mở mang hệ thống đường giao thông, nhiều thành phố và hải cảng mới xuất hiện.

- Về xã hội: thi hành chính sách "ngu dân", khuyến khích những tập quán lạc hậu và phản động.

c) Phong trào đấu tranh chống thực dân Anh ở Ấn Độ

- Nguyên nhân: mâu thuẫn giữa nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh ngày càng sâu sắc.

- Các cuộc đấu tranh tiêu biểu:

+ Khởi nghĩa Xi-pay (1857 - 1859).

+ Phong trào đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại trong những năm 1905 - 1908.

Lý thuyết Lịch Sử 8 Kết nối tri thức Bài 15: Ấn độ và Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

Binh đoàn Xi-pay tấn công quân đội Anh tại trận Can-pua vào năm 1857

2. Phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

a) Tình hình Đông Nam Á nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

- Vào nửa sau thế kỉ XIX, ngoài Xiêm vẫn giữ được nền độc lập tương đối thì các nước khác trong khu vực Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây.

+ Năm 1885, Anh hoàn thành quá trình xâm chiếm Miến Điện, biến nước này thành một tỉnh của Ấn Độ (thuộc Anh).

+ Đầu thế kỉ XX, Mã Lai cũng trở thành thuộc địa của Anh.

+ Từ nửa sau thế kỉ XIX, thực dân Tây Ban Nha tiếp tục củng cố ách thống trị ở Phi-líp-pin. Đến năm 1898, đế quốc Mỹ xâm lược và biến nước này thành thuộc địa.

+ Đến cuối thế kỉ XIX, ba nước Đông Dương (Việt Nam, Cam-pu-chia và Lào) chính thức trở thành thuộc địa của thực dân Pháp.

- Sự xâm lược và đô hộ của đế quốc, thực dân đã dẫn tới phong trào đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân Đông Nam Á giành độc lập và tiến bộ xã hội.

b) Phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á

* In-đô-nê-xi-a và Phi-líp-pin

- Ở In-đô-nê-xi-a

+ Tháng 10/1873, nhân dân A-chê anh dũng chiến đấu chống 3.000 quân Hà Lan đổ bộ lên vùng này.

+ 1873 - 1909, Khởi nghĩa nổ ra ở Tây Xu-ma-tơ-ra.

+ 1878 - 1907, Khởi nghĩa nổ ra ở Ba Tắc.

+ 1884 - 1886, Khởi nghĩa nổ ra ở Ca-li-man-tan.

+ Năm 1890, nổ ra cuộc khởi nghĩa do Sa-min lãnh đạo.

+ Đầu thế kỉ XX, phong trào đấu tranh của công nhân phát triển với sự ra đời của Hiệp hội công nhân đường sắt (1905), Hiệp hội công nhân xe lửa (1908), Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a (1920)

- Ở Phi-líp-pin:

+ Năm 1872, nhân dân thành phố Ca-vi-tô nổi dậy khởi nghĩa chống thực dân Tây Ban Nha, làm chủ thành phố này trong 3 ngày. Cuối cùng, cuộc khởi nghĩa thất bại.

+ Cuối thế kỉ XIX, trong phong trào giải phóng dân tộc đã xuất hiện hai xu hướng: cải cách của Hô-xê Ri-đan và xu hướng bạo động của Bô-ni-pha-xi-ô. Cả hai xu  hướng này đều khơi dậy ý thức dân tộc, chuẩn bị tiến để cho cao trào cách mạng sau này.

+ 1896 - 1898, cuộc cách mạng bùng nổ, lật đổ ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha, đưa đến sự ra đời nước Cộng hòa Phi-lip-pin, nhưng sau đó lại bị Mỹ thôn tính.

Lý thuyết Lịch Sử 8 Kết nối tri thức Bài 15: Ấn độ và Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

* Ba nước Đông Dương

- Ở Việt Nam:

+ Cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược nổ ra ngay từ giữa thế kỉ XIX, nổi bật là phong trào Cần vương (1885 - 1896), khởi nghĩa nông dân Yên Thế (1884 - 1913).

+ Đầu thế kỉ XX, phong trào giải phóng dân tộc theo khuynh hướng dân chủ tư sản với hai xu hướng chính là bạo động và cải cách.

Lý thuyết Lịch Sử 8 Kết nối tri thức Bài 15: Ấn độ và Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

Một số thủ lĩnh nông dân của cuộc khởi nghĩa Yên Thế ở Việt Nam

- Ở Cam-pu-chia: nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân đã nổ ra, tiêu biểu là:

+ Khởi nghĩa do A-cha Xoa lãnh đạo (1864 - 1865),

+ Khởi nghĩa của nhà sư Pu-côm-bô (1866 - 1867).

+ Khởi nghĩa do Hoàng thân Xi-vô-tha đứng đầu (1885 - 1895).

- Ở Lào: nhân dân đã nổi dậy đấu tranh chống Pháp, tiêu biểu:

+ Khởi nghĩa của nhân dân Xa-van-na-khét do Pha-ca-đuốc lãnh đạo (1901).

+ Khởi nghĩa ở cao nguyên Bô-lô-ven (1901 - 1907).

- Nhân dân Việt Nam ở Nam Bộ và Tây Nguyên đã đoàn kết, phối hợp chiến đấu với nhân dân Cam-pu-chia, Lào chống Pháp. Đây là những biểu hiện bước đầu của liên minh chiến đấu ba dân tộc chống kẻ thù chung.

 
Đánh giá

0

0 đánh giá