Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 19 (Chân trời sáng tạo 2024): Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào

3 K

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 19: Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết cùng với 5 câu trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 6.

Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 19: Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào

A. Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 19: Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào

1. Cơ thể đơn bào

Cơ thể đơn bào là gì và có cấu tạo như thế nào?

- Cơ thể đa bào là cơ thể được cấu tạo từ một tế bào. Tế bào đó thực hiện được các chức năng của một cơ thể sống.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 19: Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào | Chân trời sáng tạo

2. Cơ thể đa bào

Cơ thể đa bào là gì và có cấu tạo như thế nào? 

- Cơ thể đa bào là cơ thể được cấu tạo từ nhiều tế bào, các tế bào khác nhau thực hiện các chức năng khác nhau trong cơ thể.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 19: Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào | Chân trời sáng tạo

B. 5 câu trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Bài 19: Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào

Câu 1: Loại tế bào nào dưới đây không phải là tế bào thực vật?

A. Tế bào biểu bì                      C. Tế bào lông hút

B. Tế bào mạch dẫn                  D. Tế bào thần kinh

Lời giải

Đáp án: D

Ở thực vật chưa có hệ thần kinh nên không có tế bào thần kinh.

Câu 2: Cho các sinh vật sau:

(1) Trùng roi

(2) Vi khuẩn lam

(3) Cây lúa

(4) Con muỗi

(5) Vi khuẩn lao

(6) Chim cánh cụt

Sinh vật nào vừa là sinh vật nhân thực, vừa có cơ thể đa bào? 

A. (1), (2), (5)                 C. (1), (4), (6)

B. (2), (4), (5)                 D. (3), (4), (6)

Lời giải

Đáp án: D

- Trùng roi là sinh vật nhân thực, đơn bào.

- Vi khuẩn lam và vi khuẩn lao là sinh vật nhân sơ, đơn bào.

Câu 3: Bào quan nào dưới đây không có ở trùng roi?

A. Ribosome                  B. Lục lạp            C. Nhân                D. Lông mao

Lời giải

Đáp án: D

Trùng roi có roi là phương tiện di chuyển chứ không phải lông mao.

Câu 4: Cơ thể nào dưới đây không phải là cơ thể đơn bào?

A. Trùng giày                 C. Vi khuẩn lam

B. Con dơi                      D. Trùng roi

Lời giải

Đáp án: B

Con dơi là cơ thể đa bào.

Câu 5: Cho các đặc điểm sau:

(1) Cơ thể được cấu tạo từ nhiều tế bào

(2) Mỗi loại tế bào thực hiện một chức năng khác nhau

(3) Một tế bào có thể thực hiện được các chức năng của cơ thể sống

(4) Cơ thể có cấu tạo phức tạp 

(5) Đa phần có kích thước cơ thể nhỏ bé

Các đặc điểm nào không phải là đặc điểm của cơ thể đa bào?

A. (1), (3)              B. (2), (4)              C. (3), (5)              D. (1), (4)

Lời giải

Đáp án: C

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 18: Thực hành quan sát tế bào sinh vật

Bài 20: Các cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào

Bài 21: Thực hành quan sát sinh vật

Bài 22: Phân loại thế giới sống

 

Đánh giá

0

0 đánh giá