SBT Khoa học tự nhiên 6 Bài 19 (Chân trời sáng tạo): Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào

2.6 K

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 Bài 19: Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 6. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 19: Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào

Bài 19.1 trang 65 sách bài tập KHTN 6: Quan sát hình ảnh trùng roi và trả lời các câu hỏi.

Bài 19: Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào

a) Thành phần cấu trúc x (có màu xanh) trong hình bên là gì?

A. Lục lạp.                     B. Nhân tế bào.

C. Không bào.                D. Thức ăn.

b) Chức năng của thành phần cấu trúc x là gì?

A. Hô hấp.                     B. Chuyển động.

C. Sinh sản.                    D. Quang hợp.

Lời giải:

a) A

Lục lạp là bào quan có màu xanh nằm trong cơ thể trùng roi.

b) D

Lục lạp là bào quan có chức năng quang hợp.

Bài 19.2 trang 65 sách bài tập KHTN 6: Quan sát hình ảnh bên về trùng biến hình.

Bài 19: Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào

a) Hoàn thành cấu trúc tế bào trùng biến hình bằng cách gọi tên các số (1), (2), (3).

b) Cơ thể trùng biến hình được cấu tạo từ bao nhiêu tế bào?

c) Trùng biến hình thuộc nhóm tế bào động vật hay tế bào thực vật? Giải thích.

d) Dự đoán chân giả của trùng biến hình dùng để làm gì.

Lời giải:

a) 

(1) Thành tế bào

(2) Tế bào chất

(3) Nhân tế bào

b) Cơ thể trùng biến hình được hình thành từ một tế bào.

c) Trùng biến hình thuộc nhóm tế bào động vật vì trong tế bào của trùng biến hình chưa có lục lạp nên không thể quang hợp.

d) Chân giả của trùng biến hình dùng để di chuyển và lấy thức ăn.

Bài 19.3 trang 65 sách bài tập KHTN 6:

Bài 19: Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào

a) Hoàn thành cấu trúc của tế bào vi khuẩn bằng cách gọi tên các số (1), (2), (3).

b) Tế bào vi khuẩn thuộc nhóm tế bào nhân sơ hay nhân thực? Giải thích.

c) Dự đoán lông và roi trong cấu trúc tế bào vi khuẩn dùng để làm gì.

d) So sánh cấu trúc tế bào trùng biến hình và tế bào vi khuẩn.

Lời giải:

a) 

(1) Màng tế bào

(2) Chất tế bào

(3) Nhân tế bào

b) Tế bào vi khuẩn thuộc nhóm tế bào nhân sơ.

c) Lông và roi giúp tế bào vi khuẩn di chuyển.

d) So sánh trùng biến hình và vi khuẩn:

- Giống: đều là cơ thể đơn bào (được cấu tạo từ một tế bào)

- Khác: 

+ Trùng biến hình thuộc nhóm tế bào nhân thực 

+ Vi khuẩn thuộc nhóm tế bào nhân sơ

Bài 19.4 trang 65 sách bài tập KHTN 6: Hãy chọn một đáp án đúng.

a) Cơ thể đơn bào là cơ thể được cấu tạo từ:

A. Hàng trăm tế bào.                B. Hàng nghìn tế bào.

C. Một tế bào.                          D. Một số tế bào.

b) … cơ thể đơn bào có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

A. Không có.                  B. Tất cả.

C. Đa số.                        D. Một số ít.

c) Cơ thể nào sau đây là cơ thể đơn bào?

A. Con chó.          B. Trùng biến hình.             C. Con ốc sên.            D. Con cua.

Lời giải:

a) C

Cơ thể đơn bào là cơ thể được cấu tạo từ một tế bào

b) D

Cơ thể đơn bào rất nhỏ bé, tuy nhiên vẫn có một số đại diện có thể quan sát (vd: tảo bong bóng)

c) B

Con chó, con ốc sên, con cua đều là cơ thể đa bào.

Bài 19.5 trang 66 sách bài tập KHTN 6: Cho hai hình cơ thể đơn bào dưới đây, hãy nêu điểm khác biệt giữa chúng.

Bài 19: Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào

 

Lời giải:

Bài 19: Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào

Bài 19.6 trang 66 sách bài tập KHTN 6: Quan sát hình dưới đây về trùng biến hình và cho biết đây là quá trình nào.

Bài 19: Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào

Lời giải:

Hình trên mô tả quá trình sinh sản của trùng biến hình. Từ một tế bào mẹ ban đầu tạo ra hai tế bào con mới.

Bài 19.7 trang 66 sách bài tập KHTN 6: Vật sống nào sau đây không có cấu tạo cơ thể là đa bào?

A. Hoa hồng.                           B. Hoa mai.

C. Hoa hướng dương.               D. Tảo lục.

Lời giải:

Đáp án: D

Hoa hồng, hoa mai, hoa hướng dương là các cơ thể đa bào.

Bài 19.8 trang 66 sách bài tập KHTN 6: Cho các sinh vật sau: vi khuẩn lao, chim bồ câu, vi khuẩn E.coli, đà điểu, cây thông, trùng roi, cây táo, trùng biến hình, tảo lục đơn bào. Hãy sắp xếp các đại diện trên vào đúng vị trí trên sơ đồ dưới đây:

Bài 19: Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào

Lời giải:

Bài 19: Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào

Bài 19.9 trang 67 sách bài tập KHTN 6: Hoàn thành các câu sau:

Cơ thể sinh vật được tạo thành từ …(1)… hay …(2)…

…(3)… như trùng roi, trùng biến hình, …(4)… có kích thước hiển vi và số lượng cá thể nhiều.

…(5)… có cấu tạo nhiều hơn một tế bào, ví dụ: động vật, thực vật,…

Lời giải:

(1) một tế bào                 (4) vi khuẩn

(2) nhiều tế bào              (5) cơ thể đa bào

(3) cơ thể đơn bào

Bài 19.10 trang 67 sách bài tập KHTN 6: Hãy hoàn thành các yêu cầu sau:

a) Nêu hai đặc điểm khi nói về cơ thể đơn bào.

b) Nêu hai đặc điểm khi nói về cơ thể đa bào.

c) Nêu điểm giống nhau giữa cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào.

Lời giải:

a) Hai đặc điểm khi nói về cơ thể đơn bào: 

- Cơ thể được cấu tạo từ một tế bào

- Tế bào có thể là nhân sơ hoặc nhân thực

b) Hai đặc điểm khi nói về cơ thể đa bào:

- Cơ thể được cấu tạo từ nhiều tế bào

- Tế bào nhân thực

c) Điểm giống nhau:

- Đều là vật sống

- Đơn vị cấu tạo nên tế bào gồm ba thành phần chính: màng tế bào, chất tế bào và vật chất di truyền (nhân hoặc vùng nhân)

 

Đánh giá

0

0 đánh giá