Với giải sách bài tập Lịch Sử 8 Bài 12: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) và cách mạng tháng mười Nga năm 1917 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch Sử 8. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Lịch Sử 8 Bài 12: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) và cách mạng tháng mười Nga năm 1917
A. Trắc nghiệm
Bài tập 1 trang 54 SBT Lịch Sử 8: Hãy xác định chỉ một phương án đúng.
A. tranh giành thuộc địa.
B. sự phát triển không đều của chủ nghĩa đế quốc.
C. mâu thuẫn giữa các nước đế quốc trong chính sách cai trị thuộc địa.
D. tranh giành quyền sở hữu các công ti độc quyền lớn.
Lời giải:
Chọn đáp án A
A. Các nước đế quốc mâu thuẫn gay gắt với nhau vì thị trường và thuộc địa.
B. Anh - Đức tranh chấp nhau quyết liệt về quyền lợi ở Trung Quốc.
C. Thái tử Áo - Hung bị ám sát ở Xéc-bi. bus man prürin
D. Đức tuyên chiến với Nga, sau đó là Pháp.
Lời giải:
Chọn đáp án C
Câu 1.3 trang 54 SBT Lịch Sử 8: Chiến tranh nhanh chóng trở thành cuộc chiến tranh thế giới vì
A. chiến tranh lan rộng nhiều nước châu Âu.
B. cuộc chiến tranh đã lôi cuốn 38 nước trên thế giới tham chiến và nhiều thuộc địa cũng bị lôi cuốn vào vòng khói lửa.
C. nhiều loại vũ khí hiện đại trên thế giới lúc bấy giờ đều được sử dụng trong chiến tranh.
D. tham gia chiến tranh có một số nước châu Âu và cả nước Mỹ ở phía tây bán cầu.
Lời giải:
Chọn đáp án B
A. Cách mạng dân chủ tư sản lần thứ hai ở Nga (2 - 1917) giành thắng lợi.
B. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 thành công, nước Nga Xô viết ra đời.
C. Cách mạng tháng 11 - 1918 ở Đức đã lật đổ chế độ quân chủ, thiết lập chế độ cộng hoà.
D. Phong trào cách mạng dâng cao ở nhiều nước châu Âu, châu Á, kết thành làn sóng mạnh mẽ.
Lời giải:
Chọn đáp án B
Câu 1.5 trang 54 SBT Lịch Sử 8: Ý nào không phải là hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Khoảng 1,5 tỉ người bị lôi cuốn vào vòng khói lửa.
B. Khoảng 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương.
C. Nền kinh tế các nước châu Âu trở nên kiệt quệ vì chiến tranh.
D. Cách mạng tháng Mười Nga (1917) thành công, chặt đứt khâu yếu nhất của chủ nghĩa đế quốc.
Lời giải:
Chọn đáp án D
Câu 1.6 trang 54 SBT Lịch Sử 8: Chiến tranh thế giới thứ nhất mang tính chất
A. một cuộc nội chiến để giải quyết những vấn đề trong nội bộ các nước đế quốc.
B. một cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa với cả hai bên tham chiến.
C. một cuộc chiến tranh cách mạng vì dẫn đến sự ra đời của nước Nga Xô viết.
D. một cuộc chiến tranh giải phóng với sự ra đời một số quốc gia mới sau sự sụp đổ của đế quốc Áo - Hung.
Lời giải:
Chọn đáp án B
Câu 1.7 trang 54 SBT Lịch Sử 8: Tình hình nước Nga sau cuộc Cách mạng tháng Hai năm 1917 là
A. Nga hoàng đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh với Nhật Bản.
B. Nga hoàng đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh với Đức và các nước đồng minh của Đức.
C. phong trào phản đối chiến tranh, đòi lật đổ chế độ Nga hoàng lan rộng.
D. chế độ chuyên chế Nga hoàng bị lật đổ, nhưng nỗi khổ cực vẫn đè nặng lên các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là công nhân, nông dân.
Lời giải:
Chọn đáp án D
A. bộ máy chính quyền của giai cấp công nhân, nông dân và binh lính được thiết lập.
B. chế độ quân chủ chuyên chế bị lật đổ, chế độ cộng hoà tư sản được thiết lập.
C. hai chính quyền song song tồn tại - Chính phủ lâm thời tư sản và các xô viết đại biểu của công nhân, nông dân và binh lính.
D. nhân dân Nga ủng hộ chính quyền mới tiếp tục tham gia chiến tranh thế giới nhằm giành lại những vùng lãnh thổ đã mất.
Lời giải:
Chọn đáp án C
A. V. I. Lê-nin bí mật từ Phần Lan về nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng.
B. dưới sự chỉ huy trực tiếp của V. I. Lê-nin, quân khởi nghĩa đã chiếm được Thủ đô Pê-tơ-rô-grát, bao vây Cung điện Mùa Đông.
C. Chính phủ lâm thời sụp đổ, khởi nghĩa giành thắng lợi ở Thủ đô.
D. cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi ở Mát-xcơ-va.
Lời giải:
Chọn đáp án C
Câu 1.10 trang 54 SBT Lịch Sử 8: Ý nào sau đây không phải là ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười Nga?
A. Giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc trong đế quốc Nga được giải phóng khỏi ách áp bức, bóc lột.
B. Đã đập tan bộ máy nhà nước cũ của giai cấp tư sản và địa chủ, thành lập bộ máy nhà nước mới đại diện cho quyền lợi của người lao động.
C. Đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng thế giới, đồng thời mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.
D. Tạo điều kiện cho V. I. Lê-nin thành lập tổ chức quốc tế của giai cấp công nhân thế giới.
Lời giải:
Chọn đáp án D
1. Nếu không xảy ra sự kiện Thái tử Áo-Hung bị sát hại tại Xéc-bi thì cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất không thể xảy ra. bara.
2. Pháp tuy là nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất nhưng bị thiệt hại nặng nề.
3. Mỹ tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất muộn, giai đoạn đầu chỉ đóng vai tin trò cung cấp vũ khí cho hai bên tham chiến để thu lợi nhuận.
4. Là một thuộc địa của Pháp, nhưng do ở xa chiến trường chính châu Âu nên Việt Nam không bị tác động nhiều bởi chiến tranh.
Lời giải:
- Các câu đúng là: 2, 3
- Các câu sai là:
+ Câu 1 => sửa lại: Thái tử Áo - Hung bị sát hại chỉ là cái cớ để phe Đức - Áo - Hung gây chiến
+ Câu 4 => sửa lại: Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề bởi chiến tranh: là nơi cung cấp lương thực, nguyên liệu cho nước Pháp tham gia chiến tranh, nhiều người Việt cũng bị bắt đi lính và đưa sang chiến trường châu Âu,...
Lời giải:
Ghép các thông tin theo thứ tự sau:
1 - C |
2 - D |
3 - E |
4 - A |
5 - B |
Trái Đất, Mặt Trời, chưa từng, thức tỉnh, năm châu
“Giống như ...(1) chói lọi, Cách mạng tháng Mười chiếu sáng khắp ...(2), ...(3) hàng triệu, hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên ...(4). Trong lịch sử loài người ...(5) có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế”
(Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 12, NXB Chính trị quốc gia, 1996, tr. 300)
Lời giải:
“Giống như Mặt Trời chói lọi, Cách mạng tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu, hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên Trái Đất. Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế”
Lời giải:
Điền các thông tin theo thứ tự sau:
(1) không đều |
(2) kinh tế |
(3) các nước đế quốc |
(4) mâu thuẫn |
(5) vấn đề thuộc địa |
(6) chiến tranh bùng nổ |
B. Tự luận
Bài tập 1 trang 58 SBT Lịch Sử 8: Khai thác bảng số liệu dưới đây.
Nước |
Thiệt hại về người (triệu người) |
Nước |
Thiệt hại về người (triệu người) |
Nga |
2,3 |
Mỹ |
0,08 |
Pháp |
1,4 |
Đức |
2 |
Anh |
0,7 |
Áo - Hung |
1,4 |
Em hãy:
1.1. Nêu nhận xét về con số thiệt hại về người của Nga, Đức, Pháp, Áo-Hung, Anh, Mỹ trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.
1.2. Từ đó, hãy giải thích vì sao.
Lời giải:
- Nhận xét và giải thích:
+ Các nước trực tiếp tham chiến và là chiến trường chính của chiến tranh (Nga, Đức, Pháp, Áo-Hung) con số thiệt hại về người rất lớn;
+ Nước Anh là một quốc đảo, địa thế tách khỏi lục địa châu Âu nên thiệt hại về chiến tranh ít hơn nhiều so với các nước khác,...
+ Nước Mỹ giai đoạn đầu không trực tiếp tham chiến, lại ở xa chiến trường châu Âu nên mức độ thiệt hại về người ít nhất.
+ Số liệu người chết của nước Nga cũng lí giải tại sao nước Nga suy yếu và nhân dân Nga bất mãn tột độ với Chính phủ Nga hoàng khi đẩy nước Nga trở thành một bên tham chiến. Đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự bùng nổ của Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga.
Lời giải:
- Hậu quả:
+ Lôi cuốn 70 quốc gia (trong đó có 38 nước trực tiếp tham chiến) và hàng triệu dân thường vào vòng khói lửa.
+ Khiến 10 triệu người chết và khoảng 20 triệu người bị thương
+ Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, nhà máy bị phá huỷ...
+ Thiệt hại về vật chất ước tính khoảng 388 tỉ USD.
- Liên hệ: trách nhiệm của bản thân trong việc chống chiến tranh và bảo vệ hoà bình thế giới hiện nay:
+ Ủng hộ xây dựng môi trường hoà bình để phát triển kinh tế, văn hoá, phản đối chiến tranh;
+ Ủng hộ nhân dân các nước trong cuộc đấu tranh bảo vệ hoà bình, bảo vệ độc lập dân tộc;
+ Chống chiến tranh xâm lược dưới mọi hình thức,...
Lời giải:
(*) Tham khảo: Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga (1917) và sự ra đời của nước Nga Xô viết đã tác động sâu sắc tới sự lựa chọn con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc, mở đầu quá trình giải quyết tình trạng khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo cho cách mạng Việt Nam (Nguyễn Ái Quốc đã từng nhận xét: “trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là thành công và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc, tự do, bình đẳng thật...”).
Xem thêm lời giải Sách bài tập Lịch sử lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 12: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) và cách mạng tháng mười Nga năm 1917
Bài 13: Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX
Bài 14: Trung Quốc và Nhật Bản từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
Bài 15: Ấn độ và Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
Lý thuyết Lịch Sử 8 Bài 12: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) và cách mạng tháng mười Nga năm 1917
1 Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)
a) Nguyên nhân
* Nguyên nhân sâu xa:
- Sự phát triển không đều về kinh tế đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc.
- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa ngày càng gay gắt, dẫn đến sự hình thành hai khối quân sự đối đầu nhau ở châu Âu:
+ Các nước ít thuộc địa là Đức, Áo - Hung và I-ta-li-a, hình thành nên khối Liên minh vào năm 1882
+ Các nước có nhiều thuộc địa là Anh, Pháp và Nga hình thành nên khối Hiệp ước vào năm 1907.
=> Cả hai khối quân sự này đều ra sức kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chạy đua vũ trang, tìm cớ gây chiến tranh để phân chia lại thị trường, thuộc địa.
* Nguyên nhân trực tiếp
- Ngày 28/6/1914, Thái tử Áo - Hung bị nhóm dân tộc chủ nghĩa Xéc-bi ám sát. Nhân cơ hội này, ngày 28/7/1914, Áo - Hung tuyên chiến với Xéc-bi; Đức tuyên chiến với Nga (1/8/1914),..
=> Chiến tranh bùng nổ và nhanh chóng lan rộng thành chiến tranh thế giới.
b) Diễn biến chính
- Giai đoạn 1 (1914 - 1916)
+ Chiến sự diễn ra chủ yếu ở châu Âu
+ Thời gian đầu, ưu thế nghiêng về phía phe Liên minh; từ cuối năm 1915, hai Phe Liên minh và Hiệp ước duy trì thế cầm cự.
+ Đến cuối năm 1916, Đức, Áo - Hung buộc phải chuyển sang thế phòng ngự.
- Giai đoạn 2 (1916 - 1918)
+ Tháng 4/1917, Mỹ tham chiến, đứng về phía phe Hiệp ước.
+ Tháng 11/1197, Cách mạng tháng Mười Nga thành công. Sau đó, Nga rút khỏi cuộc chiến.
+ Từ giữa năm 1918, phe Hiệp ước tiến hành phản công trên khắp các mặt trận; phe Liên minh liên tiếp thất bại.
+ Tháng 11/1918, Đức kí Hiệp ước đầu hàng. Chiến tranh kết thúc
c) Hậu quả và tác động, tính chất:
* Hậu quả:
- Lôi cuốn 70 quốc gia (trong đó có 38 nước trực tiếp tham chiến) và hàng triệu dân thường vào vòng khói lửa.
- Khiến 10 triệu người chết và khoảng 20 triệu người bị thương
- Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, nhà máy bị phá huỷ...
- Thiệt hại về vật chất ước tính khoảng 388 tỉ USD.
* Tác động:
- Bản đồ chính trị thế giới có sự thay đổi với sự tan rã của các đế quốc: Đức, Nga, Áo - Hung, Ốt-tô-man; hàng loạt các quốc gia mới ra đời ở châu Âu;…
- Làm thay đổi so sánh lực lượng giữa các nước tư bản:
+ Mỹ trở thành quốc gia giàu mạnh nhất trong thế giới tư bản
+ Nhật Bản được nâng cao vị thế ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
+ Đức bị mất hết thuộc địa và một phần diện tích lãnh thổ; đồng thời phải gánh chịu những khoản bồi thường chiến phí khổng lồ,…
+ Các nước châu Âu khác (Anh, Pháp,…) bị tàn phá nặng nề, kinh tế kiệt quệ, nhiều nước trở thành con nợ của Mỹ.
- Một trật tự thế giới mới được thiết lập, thường gọi là “hệ thống Vécxai - Oasinhtơn”
- Sự suy yếu của các nước tư bản (trừ Mĩ) sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tạo những điều kiện khách quan thuận lợi thúc đẩy sự phát triển của cao trào cách mạng ở các nước tư bản (1918 - 1923) và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, phụ thuộc.
- Thành công của cách mạng tháng Mười Nga và việc thành lập nhà nước Xô viết đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới.
Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai (đêm 25/10/1917)
* Tính chất: chiến tranh đế quốc phi nghĩa ở các hai bên tham chiến.
2. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917
a) Nguyên nhân và diễn biến chính
* Nguyên nhân:
- Sau cách mạng tháng Hai, chế độ quân chủ chuyên chế ở Nga đã bị lật đổ, nhưng những vấn đề về “hoà bình, ruộng đất, bánh mì, tự do” của nhân dân Nga vẫn không được đáp ứng.
- Mặt khác, sau Cách mạng tháng Hai, hai chính quyền đại diện cho lợi ích của các giai cấp khác nhau được thành lập và tồn tại song song ở Nga, đó là: Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và Xô viết của đại biểu công nhân và binh lính.
=> Vấn đề cấp bách đặt ra cho nước Nga:
+ Chấm dứt tình trạng hai chính quyền song song tồn tại.
+ Đưa đất nước ra khỏi cuộc chiến tranh và tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- Trước tình hình đó, Lê-nin và đảng Bôn-sê-vích đã chuẩn bị kế hoạch tiếp tục làm cách mạng nhằm lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời, giành chính quyền về tay người lao động.
* Diễn biến chính:
- Tháng 7/1917, khi Chính phủ tư sản lâm thời công khai đàn áp các phong trào quần chúng, khủng bố các xô viết, Đảng Bôn-sê-vích đã lãnh đạo giai cấp công nhân, nông dân, binh lính chuẩn bị đấu tranh vũ trang giành chính quyền.
- Tháng 10/1917, các đội Cận vệ đỏ được thành lập.
- Đêm 24/10/1917 (tức ngày 6/11), dưới sự chỉ huy trực tiếp của Lê-nin, quân khởi nghĩa đã chiếm được nhiều vị trí then chốt ở thủ đô Pê-tơ-rô-grát
- Đêm 25/10/1917 (tức ngày 7/11), Cung điện Mùa Đông bị chiếm, Chính phủ tư sản lâm thời sụp đổ. Ngay trong đêm 25/10/1917 , Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai khai mạc. Chính quyền Xô viết thành lập tại Pê-tơ-rô-grát.
- Đầu năm 1918, cách mạng giành thắng lợi hoàn toàn trên toàn nước Nga.
Cuộc tấn công vào Cung điện mùa Đông
b) Ý nghĩa lịch sử và tác động
* Ý nghĩa lịch sử:
- Đối với nước Nga:
+ Lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản và địa chủ.
+ Thiết lập nền chuyên chính vô sản, đưa nhân dân lao động Nga lên nắm chính quyền.
- Đối với thế giới:
+ Cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng của giai cấp công nhân quốc tế.
+ Mở ra một con đường giải phóng dân tộc cho nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc ở châu Á, châu Phi và Mỹ La-tinh (con đường cách mạng vô sản).
* Tác động: Cách mạng tháng Mười Nga đã tác động sâu sắc đến tiến trình lịch sử và cục diện thế giới:
+ Chặt đứt một khâu yếu nhất trong hệ thống đế quốc chủ nghĩa.
+ Tạo ra chế độ xã hội đối lập với xã hội tư bản chủ nghĩa.