Giải SBT Hoá học 10 trang 22 Chân trời sáng tạo

1.9 K

Với lời giải SBT Hoá học 10 trang 22 chi tiết trong Bài 6: Xu hướng biến đổi một số tính chất của nguyên tử các nguyên tố, thành phần và một số tính chất của hợp chất trong một chu kì và nhóm sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Hoá học 10. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Hoá học lớp 10 Bài 6: Xu hướng biến đổi một số tính chất của nguyên tử các nguyên tố, thành phần và một số tính chất của hợp chất trong một chu kì và nhóm

Bài 6.1 trang 22 SBT Hóa học 10: Dãy nguyên tố nào sau đây sắp xếp theo chiều tăng dần của bán kính nguyên tử?

A. Be, F, O, C, Mg

B. Mg, Be, C, O, F

C. F, O, C, Be, Mg

D. F, Be, C, Mg, O

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Ta có F, O, C, Be cùng thuộc chu kì 2, dựa vào quy luật biến đổi có bán kính nguyên tử: F < O < C < Be.

Lại có Be và Mg thuộc cùng nhóm IIA, dựa vào quy luật biến đổi có bán kính nguyên tử: Be < Mg.

Vậy chiều tăng dần bán kính nguyên tử là: F, O, C, Be, Mg.

Bài 6.2 trang 22 SBT Hóa học 10: Nguyên tử của nguyên tố nào có bán kính lớn nhất trong các nguyên tử sau đây?

A. Al

B. P

C. S

D. K

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Ta có Na, Al, P, S thuộc cùng chu kì 3, dựa vào quy luật biến đổi có bán kính nguyên tử:

Na > Al > P > S (1)

Lại có K và Na thuộc cùng nhóm IA, dựa vào quy luật biến đổi có bán kính nguyên tử: K > Na (2)

Từ (1) và (2) có bán kính nguyên tử K > Na > Al > P > S.

Bài 6.3 trang 22 SBT Hóa học 10: Dãy nguyên tố nào sau đây sắp xếp theo chiều tăng dần độ âm điện của nguyên tử?

A. Li, F, N, Na, C

B. F, Li, Na, C, N

C. Na, Li, C, N, F

D. N, F, Li, C, Na

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

F có độ âm điện lớn nhất nên sẽ đứng cuối cùng trong dãy → Loại A, B, D.

Bài 6.4 trang 22 SBT Hóa học 10: Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có độ âm điện lớn nhất? Cho biết nguyên tố này được sử dụng trong công nghệ hàn, sản xuất thép và methanol.

A. B

B. N

C. O

D. Mg

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Ta có Be, B, N, O thuộc cùng chu kì 2, dựa vào quy luật biến đổi có độ âm điện:

Be < B < N < O (1)

Có Be và Mg thuộc cùng nhóm IIA, dựa vào quy luật biến đổi có độ âm điện:

Be > Mg (2)

Từ (1) và (2) có độ âm điện: Mg < Be < B < N < O.

Bài 6.5 trang 22 SBT Hóa học 10: Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có tính kim loại mạnh nhất? Cho biết nguyên tố này được sử dụng trong đồng hồ nguyên tử, với độ chính xác ở mức giây trong hàng nghìn năm.

A. Hydrogen

B. Beryllium

C. Caesium

D. Phosphorus

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Dựa vào quy luật biến đổi tính kim loại, có kim loại mạnh nhất nằm ở đầu chu kì, hay nằm ở nhóm IA.

Lại có trong 1 nhóm A, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính kim loại tăng dần, nên kim loại mạnh nhất là caesium.

Bài 6.6 trang 22 SBT Hóa học 10: Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có tính phi kim mạnh nhất? Cho biết nguyên tố này có trong thành phần của hợp chất teflon, được sử dụng để tráng chảo chống dính.

A. Fluorine

B. Bromine

C. Phosphorus

D. Iodine

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Dựa vào quy luật biến đổi tính phi kim, có phi kim mạnh nhất nằm ở cuối chu kì, hay nằm ở nhóm VIIA.

Lại có trong 1 nhóm A, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính phi kim giảm dần, nên phi kim mạnh nhất nằm ở đầu nhóm VIIA.

Vậy fluorine là phi kim mạnh nhất.

Bài 6.7 trang 22 SBT Hóa học 10: Hydroxide có tính base mạnh nhất trong các hydroxide sau đây? Cho biết hợp chất này được sử dụng làm chất phụ gia cho dầu bôi trơn của động cơ đốt trong.

A. Calcium hydroxide

B. Barium hydroxide

C. Strontium hydroxide

D. Magnesium hydroxide

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Calcium hydroxide: Ca(OH)2

Barium hydroxide: Ba(OH)2

Strontium hydroxide: Sr(OH)2

Magnesium hydroxide: Mg(OH)2

Ta có Mg, Ca, Sr, Ba thuộc cùng nhóm IIA. Trong một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân tính base của hydroxide tương ứng tăng dần.

Vậy tính base: Mg(OH)2 < Ca(OH)2 < Sr(OH)2 < Ba(OH)2.

Xem thêm các bài giải sách bài tập Hoá học 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Giải SBT Hoá học 10 trang 23

Đánh giá

0

0 đánh giá