Sách bài tập GDCD 8 Bài 9 (Cánh diều): Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

1.6 K

Với giải sách bài tập Giáo dục công dân 8 Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Giáo dục công dân 8. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Giáo dục công dân 8 Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

Câu 1 trang 54 sách bài tập GDCD 8: Em hãy quan sát và cho biết mỗi hình ảnh dưới đây nói về tai nạn vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại nào.

Em hãy quan sát và cho biết mỗi hình ảnh dưới đây nói về tai nạn vũ khí

Trả lời:

- Ảnh 1: cháy rừng

- Ảnh 2: cháy (do nổ bình gas)

- Ảnh 3: cháy nổ (do vứt tàn thuốc lá không đúng nơi quy định)

- Ảnh 4: ngộ độc thực phẩm (do dư lượng hóa chất trong hoa quả)

Câu 2 trang 54 sách bài tập GDCD 8: Theo em, hiện tượng nào dưới đây không phải là tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?

A. Ngộ độc thực phẩm.

B. Nổ bình ga.

C. Sử dụng hoá chất để nghiên cứu.

D. Cháy rừng.

Trả lời:

Chọn đáp án C

Sử dụng hoá chất để nghiên cứu không phải là tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

Câu 3 trang 54 sách bài tập GDCD 8: Theo em, hành vi nào dưới đây không phải là nguy cơ dẫn đến tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?

A. Vứt tàn thuốc lá không đúng nơi quy định.

B. Giao nộp bom, mìn cho cơ quan nhà nước.

C. Quên tắt bếp ga sau khi nấu ăn.

D. Tự chế pháo hoa để bán.

Trả lời:

Chọn đáp án B

Giao nộp bom, mìn cho cơ quan nhà nước không phải là nguy cơ dẫn đến tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

Câu 4 trang 55 sách bài tập GDCD 8: Theo em, nội dung nào dưới đây không nói về hậu quả của tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?

A. Gây thiệt hại về tài sản.

B. Làm suy thoái tài nguyên thiên nhiên.

C. Tổn hại đến sức khoẻ.

D. Không ảnh hưởng đến môi trường.

Trả lời:

Chọn đáp án D

- Hậu quả của tai nạn vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại:

+ Tổn hại đến sức khoẻ, tính mạng.

+ Thiệt hại về tài sản, kinh tế của cá nhân, gia đình, xã hội.

+ Gây ô nhiễm, suy thoái tài nguyên thiên nhiên, môi trường.

Câu 5 trang 55 sách bài tập GDCD 8: Theo em, để phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại, chúng ta không được làm gì?

A. Tố cáo các hành vi vi phạm quy định của pháp luật.

B. Tự ý sử dụng vũ khí khi cần thiết.

C. Sử dụng hoá chất trong sản xuất theo quy định của pháp luật.

D. Ngắt các thiết bị điện khi không sử dụng.

Trả lời:

Chọn đáp án B

Theo em, để phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại, chúng ta không được tự ý sử dụng vũ khí.

Câu 6 trang 55 sách bài tập GDCD 8: Em đồng tình với quan điểm nào dưới đây?

A. Tai nạn cháy, nổ chỉ để lại hậu quả cho bản thân cá nhân.

B. Mọi người không được sử dụng vũ khí khi chưa được cho phép.

C. Bất cứ ai cũng có quyền đi vào khu vực có chứa vật liệu cháy, nổ.

D. Chất phóng xạ không phải là chất độc hại cho con người.

Trả lời:

Chọn đáp án B

Đồng tình với quan điểm: mọi người không được sử dụng vũ khí khi chưa được cho phép.

Câu 7 trang 55 sách bài tập GDCD 8: Những ý kiến nào dưới đây là đúng hay sai theo quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?

Ý kiến

Đúng

Sai

A. Cá nhân được sở hữu vũ khí, vật liệu nổ.

   

B. Cá nhân bảo quản vũ khí phải được đào tạo, huấn luyện.

   

C. Cá nhân được sản xuất các chất nguy hiểm về cháy, nổ.

   

D. Cá nhân sử dụng thuốc trừ sâu phải theo danh mục quy định của cơ quan nhà nước.

   

E. Cá nhân không cất giữ các hoá chất nguy hiểm.

   

G. Cá nhân được sử dụng các hoá chất độc hại trong bảo quản thực phẩm.

   

Trả lời:

Ý kiến

Đúng

Sai

A. Cá nhân được sở hữu vũ khí, vật liệu nổ.

 

x

 

B. Cá nhân bảo quản vũ khí phải được đào tạo, huấn luyện.

x

 

 

C. Cá nhân được sản xuất các chất nguy hiểm về cháy, nổ.

 

x

 

D. Cá nhân sử dụng thuốc trừ sâu phải theo danh mục quy định của cơ quan nhà nước.

x

 

 

E. Cá nhân không cất giữ các hoá chất nguy hiểm.

x

 

 

G. Cá nhân được sử dụng các hoá chất độc hại trong bảo quản thực phẩm.

 

x

Câu 8 trang 56 sách bài tập GDCD 8: Những hành vi, việc làm nào dưới đây là vi phạm hay không vi phạm quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?

Hành vi, việc làm

Vi phạm

Không vi phạm

A. Sử dụng điện thoại tại cây bán xăng.

   

B. Tổ chức bắn pháo hoa vào ngày lễ lớn của đất nước.

   

C. Báo cháy khi thấy xuất hiện đám cháy

   

D. Buôn bán vũ khí, vật liệu nổ.

   

E. Cho người khác mượn vũ khí khi được Nhà nước giao.

   

G. Cưa bom để lấy thuốc đi bán.

   

H. Sử dụng thuốc trừ sâu một cách bừa bãi.

   

Trả lời:

Hành vi, việc làm

Vi phạm

Không vi phạm

A. Sử dụng điện thoại tại cây bán xăng.

x

 

 

B. Tổ chức bắn pháo hoa vào ngày lễ lớn của đất nước.

 

x

 

C. Báo cháy khi thấy xuất hiện đám cháy

 

x

 

D. Buôn bán vũ khí, vật liệu nổ.

x

 

 

E. Cho người khác mượn vũ khí khi được Nhà nước giao.

x

 

 

G. Cưa bom để lấy thuốc đi bán.

x

 

 

H. Sử dụng thuốc trừ sâu một cách bừa bãi.

x

 

Câu 9 trang 56 sách bài tập GDCD 8Thông tin

BUỔI SÁNG KINH HOÀNG

Một buổi sáng mùa hè năm 2000, nắng như dát vàng lên vùng cát thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Lai lúc đó 10 tuổi, cùng ba người em họ đi dọc triền cát gần nhà nhặt phế liệu để đổi kem.

Cả nhóm đang thoải bước thì nhìn thấy một vật kim loại hình tròn, gỉ sét, nằm lộ thiên trên cát. Lai vốn dạn dĩ nên tiến lại gần, nhặt lên ngó thử rồi bất ngờ gõ mạnh vật kia vào đá. Một tiếng nổ chát chúa vang lên, xoá tan sự tĩnh lặng vốn có nơi miền biển này. Cả người Lai nóng ran, mắt không nhìn thấy, chân lẫn tay như bị một khối nặng vô hình ghì lấy. Nằm trên cát, Lai nghe tiếng bước chân ngày một gần hơn. Mùi tanh của máu, mùi thuốc súng cứ lờm lợm trong cổ họng. Rồi tiếng khóc, tiếng kêu gào thảng thốt của người thân bên tai Lai.

Vụ nổ bom bi năm ấy đã khiến hai người em họ của Lai chết thương tâm, người em còn lại bị thương nhẹ. Riêng Lai bị cụt gần nửa cánh tay phải, tay trái bị bom “tiện” mất ngón cái. Chân phải của Lai “rụng” ngang gối, chân trái mất bàn chân. Những hạt bi sắt trong quả bom bị còn khiến mắt phải của Lai bị hỏng, mắt trái tổn thương thị lực chỉ còn 3/10. Trong nổ này, sức khoẻ của Lai bị tổn hại đến 86%.

a) trang 56 sách bài tập GDCD 8: Em nhận xét thế nào về hành vi của Lai? Hành vi đó đã gây ra hậu quả gì cho Lai và mọi người xung quanh?

Trả lời:

- Hành vi của bạn Lai đã vi phạm quy định pháp luật về phòng, chống tai nạn vũ khí, cháy, nổ,… gây nhiều hậu quả đáng tiếc, như:

+ Khiến 2 người em họ của Lai thiệt mạng.

+ Lai bị thương tật, tổn hại sức khỏe đến 86%.

b) trang 56 sách bài tập GDCD 8: Em rút ra bài học gì cho bản thân sau khi đọc thông tin trên?

Trả lời:

Bài học: nghiêm túc tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng, chống tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

Câu 10 trang 57 sách bài tập GDCD 8Thông tin

Ngày 21/7/22, Phòng Cảnh sát hình sự (PC02), Công an thành phố H cho biết, đơn vị vừa phát hiện và bắt giữ K có hành vi tàng trữ, mua bán trái phép vũ khí quân dụng (các loại súng K54, K59, Shotgun, các loại súng có sức sát thương tương tự,...) cho các đối tượng ở tỉnh H, tỉnh Q và các tỉnh lân cận. Ngoài ra, K còn có biểu hiện chế tạo trái phép các loại súng quân dụng.

Cụ thể, ngày 17/7, lực lượng công an bắt quả tang tại khu vực trước cửa nhà trên đường N thuộc tỉnh H một chiếc xe máy do M điều khiển chở K. Lúc này, K đang ôm một bao dứa bên trong có để 2 khẩu súng (dạng súng K59) và một vỏ bao thuốc lá Thăng Long bên trong có hai viên đạn.

Tại cơ quan công an, K khai nhận: Do cần tiền nên K nảy sinh ý định chế tạo vũ khí (súng quân dụng) để bán kiếm tiền. K đã lên mạng YouTube để nghiên cứu, tìm hiểu các video dạy cách chế tạo súng và rủ H - người có máy hàn và có nghề hàn cùng tham gia. Theo thoả thuận, K sẽ trả cho H từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng sau khi chế tạo và bán được súng.

Tiếp đó, K đến chợ tìm mua những nguyên, vật liệu, dụng cụ phục vụ hoạt động chế tạo súng như máy mài, máy cắt, inox, lò xo, Ê tô, mũi khoan,... và mang đến nhà H để cùng gia công, chế tạo súng.

Quá trình chế tạo, K vẽ mô hình súng ra giấy và miếng inox để tạo các phôi sau đó ráp lại các vật liệu phôi chế tác thành cấu tạo khẩu súng, còn H hàn các mối hàn, phôi ráp lại chi tiết khẩu súng. Sau khi chế tạo súng hoàn thành, K dùng giấy ráp đánh bóng khẩu súng và cất giấu tại nhà của M.

a) trang 57 sách bài tập GDCD 8: Xác định các biểu hiện về hành vi tàng trữ, mua bán trái phép vũ khí quân dụng, chế tạo trái phép các loại súng quân dụng của K và H trong thông tin trên.

Trả lời:

Biểu hiện hành vi vi phạm pháp luật của K và H:

+ K tàng trữ, mua bán trái phép vũ khí quân dụng (các loại súng K54, K59, Shotgun, các loại súng có sức sát thương tương tự,...)

+ K và H chế tạo trái phép các loại súng quân dụng.

b) trang 57 sách bài tập GDCD 8: Em rút ra bài học gì cho bản thân mình?

Trả lời:

Bài học: nghiêm túc tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng, chống tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

Câu 11 trang 58 sách bài tập GDCD 8H thường nấu cơm giúp bố mẹ sau khi tan học. Dù được bố mẹ và mọi người nhắc nhở rất nhiều lần khi nấu ăn bằng bếp ga cần phải đứng cạnh bếp để theo dõi, nhưng H không nghe lời. Vì vậy, khi đang nấu ăn, H đã chạy lên nhà xem ti vi dẫn tới khí ga rò rỉ không được xử lí kịp thời đã phát nổ và ngọn lửa lan nhanh ra các phòng trong nhà.

a) trang 58 sách bài tập GDCD 8: Em hãy nhận xét hành vi của H về phòng ngừa tai nạn cháy, nổ.

Trả lời:

Hành vi của H không đúng và đã gây nên những hậu quả đáng tiếc.

b) trang 58 sách bài tập GDCD 8: Theo em, hành vi của H sẽ dẫn đến những hậu quả gì?

Trả lời:

Hậu quả: khí ga rò rỉ không được xử lí kịp thời đã phát nổ và ngọn lửa lan nhanh ra các phòng trong nhà.

Câu 12 trang 58 sách bài tập GDCD 8: Trường của G tổ chức cuộc thi tuyên truyền về phòng cháy, chữa cháy cho học sinh. G cho rằng, học sinh không cần tham gia cuộc thi này vì đã có các cơ quan chức năng thực hiện nhiệm vụ đó.

Em có đồng tình với suy nghĩ của G không? Vì sao?

Trả lời:

- Em không đồng tình với G, vì: mọi công dân có trách nhiệm tuyên truyền và nhắc nhở cho người thân, bạn bè chủ động phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

Câu 13 trang 58 sách bài tập GDCD 8Thời gian gần đây, giá xăng tiếp tục tăng cao, anh P đã mang các vật liệu lưu trữ như can, thùng nhựa để đến các cửa hàng xăng dầu mua tích trữ về sử dụng dần. Anh P cho rằng làm như thế sẽ tiết kiệm được tiền và có thể bán cho mọi người khi cần thiết.

a) trang 58 sách bài tập GDCD 8: Theo em, hành vi của anh P có vi phạm quy định pháp luật về phòng ngừa cháy, nổ không? Vì sao? Anh P sẽ phải chịu hậu quả gì từ hành vi của mình?

Trả lời:

Hành vi của anh P vi phạm quy định của pháp luật về phòng ngừa cháy, nổ vì theo Điều 13 Luật Phòng cháy, chữa cháy năm 2001 (Sửa đổi, sung năm 2013), sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép chất nguy hiểm về cháy, nổ là hành vi bị nghiêm cấm. Nếu tích trữ, có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Về xử phạt vi phạm hành chính: Hành vi của anh P có thể bị xử phạt hành chính theo khoản 4 Điều 32 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP, hành vi tàng trữ trái phép chất, hàng hoá nguy hiểm về cháy, nổ bị phạt tiền từ 15.000.000 đến 25.000.000 đồng.

- Về trách nhiệm hình sự: Hành vi tích trữ xăng dầu của anh P có thể chịu trách nhiệm hình sự về tội “Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy” theo quy định tại Điều 313 Bộ luật Hình sự năm 2015 (Sửa đổi, bổ sung năm 2017). Trong đó, tuỳ theo mức độ, tính chất của hành vi, người vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy có thể bị phạt tù đến 12 năm; có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

b) trang 58 sách bài tập GDCD 8: Nếu là người thân của anh P, em sẽ làm gì?

Trả lời:

Nếu là người thân của anh P, em sẽ khuyên anh P không nên tích trữ dầu vì có thể gây thiệt hại về tài sản, nguy hiểm cho bản thân, gia đình, mọi người xung quanh và ô nhiễm môi trường.

Câu 14 trang 58 sách bài tập GDCD 8: Gần Tết, anh D đã mua 2 bánh pháo về cất giấu trong bếp để đốt đêm giao thừa. Tuy nhiên, do không may, tàn lửa bay vào nên hai bánh pháo đã phát nổ phá tan căn bếp nhà anh D.

Theo em, hành vi của anh D có vi phạm quy định pháp luật về phòng ngừa tai nạn cháy, nổ không? Hậu quả của hành vi đó là gì?

Trả lời:

- Hành vi của anh D vi phạm quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn cháy, nổ vì khoản 2 Điều 5 Luật Quản lí, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 quy định các hành vi nghiêm cấm quản lí, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất nổ và công cụ hỗ trợ “Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công hỗ trợ hoặc chi tiết, cụm chi tiết để lắp ráp vũ khí, công cụ hỗ trợ”.

=> Do đó, trong trường hợp này, anh D sẽ phải chịu trách nhiệm hành chính theo điểm e khoản 4 Điều 11 của Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình; “Vận chuyển, tàng trữ trái phép pháo, thuốc pháo hoặc nguyên liệu, phụ kiện để sản xuất pháo”.

Câu 15 trang 58 sách bài tập GDCD 8: Phát hiện ông S có thu mua bom, mìn, đạn và cất giấu trong cửa hàng phế liệu của gia đình, nhưng bà T không báo cho các cơ quan chức năng, vì cho rằng không liên quan đến mình.

Theo em, hành vi của ông S và bà T có vi phạm quy định pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí không? Vì sao?

Trả lời:

- Hành vi của ông S và bà T vi phạm quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí theo quy định của Luật Quản lí, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017. Cụ thể:

+ Hành vi của ông S vi phạm khoản 2 Điều 5 Luật Quản lí, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 “Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ hoặc chi tiết, cụm chi tiết để lắp ráp vũ khí, công cụ hỗ trợ”.

+ Hành vi của bà T vi phạm khoản 12 Điều 5 Luật Quản lí, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 về hành vi “Che giấu, không tố giác, giúp người khác chế tạo, sản xuất, mang, mua bán, sửa chữa, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép hoặc huỷ hoại vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ”.

=> Tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi thì ông S và bà T có thể bị xử phạt hành chính và truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Câu 16 trang 59 sách bài tập GDCD 8: В để Công ty B chuyên sản xuất các hoá chất công nghiệp phục vụ việc tẩy rửa. Trong thành phần của sản phẩm nước tẩy rửa do công ty sản xuất lại có chứa một số chất độc hại cho sức khoẻ của người tiêu dùng. Tuy nhiên, công ty lại không cung cấp các thông tin về hoá chất độc hại đó trên thông báo về thành phần sản xuất, dẫn tới sau khi sử dụng một thời gian người tiêu dùng đã bị nhiễm độc.

Theo em, hành vi của công ty B có vi phạm quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn do các chất độc hại không? Vì sao?

Trả lời:

- Hành vi của công ty B vi phạm quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn do các chất độc hại, vì khoản 3 Điều 7 Luật Hoá chất năm 2018 quy định các hành vi nghiêm cấm trong hoạt động hoá chất “Sử dụng hoá chất không thuộc danh mục được phép sử dụng, hoá chất không bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng, vượt quá hàm lượng cho phép để sản xuất và bảo quản thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thức ăn gia súc, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, sản phẩm hoá chất tiêu dùng”.

Câu 17 trang 59 sách bài tập GDCD 8Khi thấy vợ mình là chị H để các thùng hoa quả lên xe ô tô vừa chở hoá chất để vận chuyển đi các tỉnh, anh K đã khuyên ngăn với lí do là việc làm đó sẽ dẫn đến nguy cơ ô nhiễm thực phẩm và gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khoẻ của người tiêu dùng. Tuy nhiên, chị H không đồng ý vì cho rằng hoa quả đã được đóng thùng và chỉ để trên xe một thời gian ngắn nên không có hại gì cho mọi người.

a) trang 59 sách bài tập GDCD 8: Em hãy nhận xét về hành động của anh K.

Trả lời:

Hành vi khuyên ngăn của anh K là đúng đắn, nhằm ngăn chặn hậu quả tai nạn do hoá chất độc hại gây ra cho mọi người trong quá trình sử dụng hoa quả do vợ mình bán.

b) trang 59 sách bài tập GDCD 8: Theo em, hành vi của chị H có vi phạm quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn do các chất độc hại không?

Trả lời:

Hành vi của chị H vi phạm quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn do hoá chất độc hại. Cụ thể, khoản 6 Điều 5 Luật An toàn thực phẩm năm 2010 (Sửa đổi, bổ sung năm 2018) quy định hành vi bị cấm là “Sử dụng phương tiện gây ô nhiễm thực phẩm, phương tiện đã vận chuyển chất độc hại chưa được tẩy rửa sạch để vận chuyển nguyên liệu, thực phẩm” và điểm c khoản 1 Điều 21 “Không vận chuyển thực phẩm cùng hàng hoá độc hại hoặc có thể gây nhiễm chéo ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm”.

c) trang 59 sách bài tập GDCD 8: Nếu có, hậu quả mà chị H phải chịu trách nhiệm là gì?

Trả lời:

Hành vi của chị H có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, cụ thể bị phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 theo khoản 3 Điều 10 Nghị định số 115/2018/NĐ-CP “Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phương tiện đã vận chuyển chất độc hại chưa được tẩy rửa sạch để vận chuyển thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm” và cần có biện pháp khắc phục.

Tuỳ theo tính chất, mức độ, hành vi của chị H còn có thể bị xử lí vi phạm hình sự.

Câu 18 trang 59 sách bài tập GDCD 8: Theo em, để phòng ngừa tai nạn do vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại, mỗi học sinh cần làm gì?

Trả lời:

- Trách nhiệm của học sinh trong việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại:

+ Chủ động, tích cực tìm hiểu và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

+ Tuyên truyền và nhắc nhở cho người thân, bạn bè chủ động phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

+ Tố cáo các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

Xem thêm các bài giải SBT Giáo dục công dân lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 6: Phòng, chống bạo lực gia đình

Bài 7: Xác định mục tiêu cá nhân

Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu

Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

Lý thuyết GDCD 8 Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

1. Một số tai nạn vũ khí, cháy, nổ, chất độc hại và nguy cơ dẫn đến tai nạn

- Một số tai nạn vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại thường xảy ra trong đời sống là nổ súng, nổ bom, nổ mìn, nổ pháo; cháy nhà, cháy rừng; nổ bình ga; ngộ độc thuốc trừ sâu, thuỷ ngân...

- Nguy cơ dẫn đến tai nạn vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại:

- Bom, mìn còn sót lại sau chiến tranh và việc tàng trữ, sử dụng, buôn bán, vận chuyển trái phép bom, mìn, vũ khí, đạn, pháo.

* Cách bảo quản hoá chất và sử dụng hoá chất độc hại,... không đúng quy định.

- Vứt tàn thuốc lá bừa bãi; chập điện; hàn, khò các vật liệu dễ cháy; đốt hương (nhang), vàng mã; sang chiết ga,... không an toàn.

Lý thuyết GDCD 8 Bài 9 (Cánh diều): Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại (ảnh 1)

2. Hậu quả của tai nạn vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại

Các hậu quả của các tai nạn vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại là:

- Gây ra tổn thương đến sức khỏe và tính mạng của con người.

- Gây thiệt hại cho tài sản và kinh tế của cá nhân, gia đình và cộng đồng.

- Gây ô nhiễm và suy thoái tài nguyên thiên nhiên cũng như môi trường sống.

3. Quy định cơ bản của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ, và các chất độc hại

Để đảm bảo an toàn về tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại, pháp luật của nước ta đã quy định những điều sau đây:

- Nghiêm cấm các hành vi sản xuất, chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, thu gom, chiếm đoạt, sử dụng hoặc mua bán trái phép các loại vũ khí, chất cháy, chất nổ, chất phóng xạ và các chất độc hại. 

- Chỉ cho phép các cơ quan, tổ chức, cá nhân đủ điều kiện theo quy định của Nhà nước giữ, chuyên chở và sử dụng vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và các chất độc hại. 

- Các cá nhân, tổ chức và cơ quan có trách nhiệm bảo quản, vận chuyển, sử dụng vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và các chất độc hại phải được đào tạo, huấn luyện và cấp giấy chứng nhận, đồng thời phải đảm bảo đủ các phương tiện cần thiết và tuân thủ các quy định về an toàn.

- Các cá nhân, tổ chức và cơ quan phải tuân thủ quy định về bảo quản, sử dụng và vận chuyển hoá chất, chất độc hại theo quy định của Nhà nước. 

- Các cá nhân, tổ chức và cơ quan phải nghiêm chỉnh tuân thủ các quy định an toàn về điện, hàn, khò, đốt hương, chập điện, đốt rác và các hoạt động liên quan khác. 

- Các cá nhân, tổ chức và cơ quan có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để phòng ngừa và xử lý kịp thời các tai nạn liên quan đến vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

4. Trách nhiệm của công dân trong việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

Để đảm bảo an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng, công dân có những trách nhiệm cụ thể trong việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại như sau:

+ Nắm vững và tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. Công dân cần chủ động tìm hiểu, học tập và thực hành đúng các quy định này.

+ Tuyên truyền và nhắc nhở người thân, bạn bè về tầm quan trọng của phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. Công dân có thể chia sẻ kinh nghiệm, cách phòng tránh và đề cao ý thức trách nhiệm của mình và cộng đồng.

+ Tố cáo các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. Công dân cần thông báo kịp thời cho cơ quan chức năng về những hành vi vi phạm để được xử lý và đảm bảo an toàn cho cộng đồng.

Đánh giá

0

0 đánh giá