Với giải sách bài tập Giáo dục công dân 8 Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Giáo dục công dân 8. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Giáo dục công dân 8 Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
Trả lời:
- Nội dung của các ảnh:
+ Ảnh 1: dọn dẹp nhà cửa
+ Ảnh 2: dọn dẹp rác thải ở đường làng, ngõ xóm.
+ Ảnh 3: nặn tò he.
+ Ảnh 4: công nhân sản xuất giày da.
- Ý nghĩa của lao động: tạo ra sản phẩm, thu nhập cho con người; quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội.
Câu 2 trang 60 sách bài tập GDCD 8: Nội dung nào sau đây là đúng về tầm quan trọng của lao động?
A. Lao động chỉ tạo ra của cải vật chất cho con người.
B. Lao động tạo ra sản phẩm, thu nhập cho con người.
C. Lao động chỉ tạo ra giá trị tinh thần cho con người.
D. Lao động chỉ có ý nghĩa với sự phát triển của con người.
Trả lời:
Chọn đáp án B
Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội.
A. Lao động chưa thành niên là người lao động chưa đủ 18 tuổi.
B. Lao động chưa thành niên có quyền được quan tâm, chăm sóc về sức khoẻ.
C. Lao động chưa thành niên không cần phải làm việc theo đúng thời gian quy định.
D. Lao động chưa thành niên có nghĩa vụ thực hiện các công việc phù hợp với lứa tuổi.
Trả lời:
Lao động chưa thành niên không cần phải làm việc theo đúng thời gian quy định là nội dung không đúng về lao động chưa thành niên theo quy định của pháp luật.
A. Công việc và địa điểm làm việc.
B. Thời hạn của hợp đồng lao động.
C. Thông tin cá nhân người thân của người giao kết hợp đồng.
D. Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.
Trả lời:
Chọn đáp án C
Trong hợp đồng lao động không có nội dung: thông tin cá nhân người thân của người giao kết hợp đồng.
A. Hợp đồng lao động là cam kết của người lao động đối với người sử dụng lao động.
B. Hợp đồng lao động là cam kết của người sử dụng lao động đối với người lao động.
C. Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động.
D. Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người đại diện của cơ quan pháp luật.
Trả lời:
Chọn đáp án C
Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
A. Tự do sử dụng sức lao động, lựa chọn việc làm.
B. Tự do lựa chọn nghề nghiệp có ích cho xã hội.
C. Tự do nghỉ việc theo mong muốn của bản thân.
D. Tự do lựa chọn nơi làm việc phù hợp với bản thân.
Trả lời:
Chọn đáp án C
Người lao động có quyền: tự do sử dụng sức lao động, lựa chọn việc làm; tự do lựa chọn nghề nghiệp có ích cho xã hội; tự do lựa chọn nơi làm việc phù hợp với bản thân.
A. Lao động để nuôi sống bản thân.
B. Lao động đóng góp vào sự phát triển của xã hội.
C. Lao động theo đúng nội dung thoả thuận theo hợp đồng lao động.
D. Lao động được hưởng lương và chế độ nghỉ ngơi.
Trả lời:
Chọn đáp án D
Được hưởng lương và chế độ nghỉ ngơi là quyền của người lao động.
A. Được làm mọi công việc.
B. Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ.
C. Được làm việc theo thời gian quy định.
D. Được đảm bảo các điều kiện an toàn về lao động.
Trả lời:
Chọn đáp án D
Lao động chưa thành niên được đảm bảo các điều kiện an toàn về lao động theo quy định của pháp luật.
A. Hưởng lương phù hợp với trình độ, kĩ năng nghề trên cơ sở thoả thuận với người sử dụng lao động.
B. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật.
C. Giám sát lao động của người khác.
D. Thực hiện hợp đồng lao động.
Trả lời:
Chọn đáp án C
Quyền và nghĩa vụ của người lao động khi tham gia hợp đồng lao động:
+ Hưởng lương phù hợp với trình độ, kĩ năng nghề trên cơ sở thoả thuận với người sử dụng lao động.
+ Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật.
+ Thực hiện hợp đồng lao động.
A. Tuyển dụng lao động.
B. Quản lí, điều hành lao động.
C. Chấp hành nội quy lao động.
D. Tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động.
Trả lời:
Chọn đáp án C
- Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi tham gia hợp đồng lao động:
+ Tuyển dụng lao động.
+ Quản lí, điều hành lao động.
+ Tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động.
Câu 11 trang 62 sách bài tập GDCD 8: Hợp đồng lao động được kí kết khi nào?
A. Trước khi người lao động vào làm việc.
B. Trong khi người lao động vào làm việc.
C. Sau khi người lao động vào làm việc một thời gian.
D. Ngay sau khi người lao động nộp đủ hồ sơ.
Trả lời:
Chọn đáp án A
Hợp đồng lao động được kí kết trước khi người lao động vào làm việc.
A. Cung cấp các thông tin cho người sử dụng lao động.
B. Chấp hành kỉ luật lao động.
C. Chịu sự giám sát của người sử dụng lao động.
D. Nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm.
Trả lời:
Chọn đáp án D
Nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm là quyền của người lao động.
A. Thực hiện hợp đồng lao động.
B. Tôn trọng nhân phẩm của người lao động.
C. Khen thưởng và xử lí vi phạm kỉ luật lao động.
D. Chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động.
Trả lời:
Chọn đáp án C
- Người sử dụng lao động có nghĩa vụ:
+ Thực hiện hợp đồng lao động
+ Tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động
+ Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kĩ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động.
Ý kiến |
Đồng tình |
Không đồng tình |
A. Lao động là trách nhiệm của tất cả mọi người. |
||
B. Người lao động không có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. |
||
C. Lao động chưa thành niên được làm việc ở khu vực có chứa hoá chất độc hại. |
||
D. Người sử dụng lao động luôn tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động. |
||
E. Mỗi người chỉ cần coi trọng lao động của bản thân mình. |
||
G. Lao động của mỗi cá nhân góp phần vào sự phát triển của xã hội. |
||
H. Người lao động được nghỉ các ngày lễ lớn. |
Trả lời:
Ý kiến |
Đồng tình |
Không đồng tình |
A. Lao động là trách nhiệm của tất cả mọi người. |
x |
|
B. Người lao động không có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. |
x |
|
C. Lao động chưa thành niên được làm việc ở khu vực có chứa hoá chất độc hại. |
x |
|
D. Người sử dụng lao động luôn tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động. |
x |
|
E. Mỗi người chỉ cần coi trọng lao động của bản thân mình. |
x |
|
G. Lao động của mỗi cá nhân góp phần vào sự phát triển của xã hội. |
x |
|
H. Người lao động được nghỉ các ngày lễ lớn. |
x |
Hành vi |
Vi phạm |
Không vi phạm |
A. Anh A không cho vợ đi làm sau khi kết hôn. |
||
B. Bố mẹ động viên T đi làm sau khi tốt nghiệp đại học. |
||
C. Bà H bắt em K(15 tuổi) bê vác các thùng hàng rất nặng. |
||
D. Bạn Q chăm chỉ giúp đỡ bố mẹ bán hàng ở ngoài chợ. |
||
E. Anh V không cung cấp các thông tin cá nhân cho công ty khi tham gia hợp đồng lao động. |
||
G. Ông D là giám đốc đã có lời lẽ xúc phạm anh M là công nhân của công ty. |
||
H. Người lao động được nghỉ các ngày lễ lớn. |
Trả lời:
Hành vi |
Vi phạm |
Không vi phạm |
A. Anh A không cho vợ đi làm sau khi kết hôn. |
x |
|
B. Bố mẹ động viên T đi làm sau khi tốt nghiệp đại học. |
x |
|
C. Bà H bắt em K(15 tuổi) bê vác các thùng hàng rất nặng. |
x |
|
D. Bạn Q chăm chỉ giúp đỡ bố mẹ bán hàng ở ngoài chợ. |
x |
|
E. Anh V không cung cấp các thông tin cá nhân cho công ty khi tham gia hợp đồng lao động. |
x |
|
G. Ông D là giám đốc đã có lời lẽ xúc phạm anh M là công nhân của công ty. |
x |
|
H. Người lao động được nghỉ các ngày lễ lớn. |
x |
Câu 16 trang 64 sách bài tập GDCD 8: Thông tin
GƯƠNG HỘI VIÊN NÔNG DÂN SẢN XUẤT KINH DOANH GIỎI
Sinh ra trong gia đình còn nhiều khó khăn tại ấp 8, xã Khánh Hội, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau, một vùng đất trũng, nhiễm phèn, nhiều năm qua gia đình ông Đoàn Văn Thới trồng lúa và kết hợp trồng nhiều loại cây ăn quả như mít, ổi, dừa, thanh long,... nhưng kém hiệu quả, kinh tế gia đình luôn gặp khó khăn. Từ đó, ông suy nghĩ phải chuyển đổi trồng cây gì phù hợp với vùng đất, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Qua quá trình tìm tòi, học hỏi trên các phương tiện thông tin đại chúng và tham quan một số nơi, ông nhận thấy chọn cây táo là đối tượng phù hợp với điều kiện tự nhiên ở nơi đây và đặc điểm của cây táo là thích nghi ở vùng đất có phân nhiều. Trong quá trình trồng thử nghiệm thấy trồng táo kết hợp với nuôi gà dưới tán cây táo có hiệu quả đem lại giá trị kinh tế cao.
Với bản tính siêng năng, cần cù, chịu khó và ham học hỏi, không chấp nhận cuộc sống hiện tại, ông xin tham gia vào tổ hợp tác “Trồng cây ăn quả kết hợp với chăn nuôi vay từ nguồn quỹ hỗ trợ nông dân”. Dưới sự hỗ trợ của Hội Nông dân xã Khánh Hội, ông được tham gia các lớp chuyển giao khoa học kĩ thuật. Ông đã cải tạo đất và quyết định trồng táo với quy mô 200m. Đến nay, diện tích đã lên đến 3 héc-ta. Nguồn thu nhập từ mô hình của ông sau khi trừ tất cả các khoản chi phí phát sinh, lợi nhuận hằng năm thu được khoảng 165 500 000 đồng.
Ngoài làm kinh tế giỏi, ông Đoàn Văn Thới luôn gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; hoàn thành nhiệm vụ được giao, luôn gương mẫu đi đầu trong các phong trào của địa phương, tạo được uy tín và là tấm gương sáng trong công tác vận động tuyên truyền nhân dân; tích cực tham gia các hoạt động xã hội, có tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái trong sản xuất, kinh doanh.
Đặc biệt, ông đã hướng dẫn bà con trên địa bàn về khoa học kĩ thuật, kinh nghiệm cho nhiều lượt hội viên nông dân. Đến nay, xã đã có 7 hội viên phát triển mô hình, góp phần ổn định đời sống.
Trả lời:
- Ông Đoàn Văn Thới đã có tinh thần lao động cần cù, sáng tạo. Tinh thần lao động hăng say, tích cực đó đã đem lại nhiều kết quả cho ông Thới và gia đình ông, như:
+ Thành công trong việc chuyển đổi giống cây trồng phù hợp với vùng đất, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
+ Tăng thêm thu nhập cho gia đình, góp phần ổn định đời sống.
b) trang 64 sách bài tập GDCD 8: Em rút ra bài học gì cho bản thân?
Trả lời:
Bài học: luôn giữ tinh thần lao động cần cù, sáng tạo.
Em hãy nhận xét hành vi, thái độ của M và bố mẹ của M trong trường hợp trên.
Trả lời:
- M và bố mẹ M đã thực hiện tốt những quy định về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.
Em hãy tư vấn giúp N các nội dung của hợp đồng lao động với công ty thiết kế phần mềm ABC.
Trả lời:
- Các nội dung cơ bản cần có trong hợp đồng lao động là:
+ Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
+ Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
+ Công việc và địa điểm làm việc;
+ Thời hạn của hợp đồng lao động;
+ Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
+ Chế độ nâng bậc, nâng lương;
+ Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
+ Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
+ Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;
+ Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.
Câu 19 trang 65 sách bài tập GDCD 8: Sau khi kí hợp đồng vào làm nhân viên văn phòng cho công ty A, chị K thường xuyên bị trả lương chậm, không được đảm bảo các yêu cầu về an toàn lao động như đã kí kết trong hợp đồng.
Trả lời:
Hành vi của công ty A vi phạm quyền lao động của chị K, vì: Theo quy định tại khoản 2 Điều 35 Hiến pháp năm 2013 “Người làm công ăn lương được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn; được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi”. Trong tình huống này, hành vi của công ty A đã không đảm bảo lương và các điều kiện làm việc.
Theo Bộ luật Lao động năm 2019, tại điểm b khoản 1 Điều 5, người lao động có quyền “Hưởng lương phù hợp với trình độ, kĩ năng nghề trên cơ sở thoả thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể”.
b) trang 65 sách bài tập GDCD 8: Trong trường hợp trên, chị K có quyền gì?
Trả lời:
Trong trường hợp này, chị K có quyền gửi đơn khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền và có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với công ty A.
Câu 20 trang 65 sách bài tập GDCD 8: Anh D là công nhân đã được kí hợp đồng lao động không thời hạn với công ty may do bà Q làm giám đốc. Anh D luôn chấp hành nghiêm túc nội quy lao động và tuân theo sự quản lí của công ty. Tuy nhiên, bà Q lại thường hay chê bai anh D là người dân tộc thiểu số trước mặt người khác, thậm chí còn doạ đuổi việc anh D
Trả lời:
Hành vi của bà Q chê bai anh D là người dân tộc thiểu số trước mặt người khác, thậm chí còn doạ đuổi việc anh D là vi phạm quy định của pháp luật, vì:
Khoản 3 Điều 35 Hiến pháp năm 2013 quy định “Nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối thiểu”.
Theo Bộ luật Lao động năm 2019, tại điểm a khoản 1 Điều 5 quy định người lao động có quyền “Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc”.
b) trang 65 sách bài tập GDCD 8: Theo em, để bảo vệ quyền lợi của mình, anh D nên làm gì?
Trả lời:
Trong trường hợp này, anh D có quyền gửi đơn khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền và có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với công ty may do bà Q làm giám đốc.
Theo em, hành vi của anh P có vi phạm quy định của pháp luật về lao động chưa thành niên không? Nếu có, anh P phải chịu hậu quả như thế nào?
Trả lời:
- Hành vi của anh P thường bắt D làm 10 giờ trong một ngày, tham gia vận chuyển hoá chất cho công ty là vi phạm quy định của pháp luật về lao động chưa thành niên được quy định cụ thể trong Bộ luật Lao động năm 2019. Trong đó, khoản 2 Điều 146 quy định thời giờ làm việc của người chưa thành niên “Thời giờ làm việc của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần” và điểm c khoản 1 Điều 147 quy định công việc và nơi làm việc cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi “Sản xuất, sử dụng hoặc vận chuyển hoá chất, khí gas, chất nổ”.
- Hành vi của anh P có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định số 12/2022/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Cụ thể, hành vi của anh P vi phạm các quy định sau:
+ Vi phạm điểm d khoản 2 Điều 29 Nghị định số 12 bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi “Sử dụng người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm thêm giờ hoặc làm việc vào ban đêm trong những nghề, công việc không được pháp luật cho phép”.
+ Vi phạm điểm c khoản 3 Điều 29 Nghị định số 12 bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi “Sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm các công việc bị cấm hoặc làm việc tại nơi làm việc bị cấm” quy định tại Điều 147 Bộ luật Lao động năm 2019, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Em hãy nhận xét hành vi của chị Q trong trường hợp trên.
Trả lời:
Chị Q tuyển dụng G vào làm ở cửa hàng kinh doanh rượu của gia đình là vi phạm pháp luật về lao động chưa thành niên. Cụ thể là vi phạm quy định tại điểm d khoản 1 Điều 147 Bộ luật Lao động năm 2019 về cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm công việc “Sản xuất, kinh doanh cồn, rượu, bia, thuốc lá, chất tác động đến tinh thần hoặc chất gây nghiện khác”.
Theo em, hành vi của anh T có vi phạm quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ lao động của các bên khi tham gia hợp đồng lao động không? Nếu có thì anh T sẽ bị xử phạt như thế nào?
Trả lời:
- Hành vi của anh T sử dụng bằng tốt nghiệp của người khác để nộp hồ sơ và kí hợp đồng lao động với công ty A là vi phạm quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ lao động của các bên khi tham gia hợp đồng lao động. Cụ thể, tại khoản 2 Điều 16 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao kết hợp đồng lao động “Người lao động phải cung cấp thông tin trung thực cho người sử dụng lao động về họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn, trình độ kĩ năng nghề, xác nhận tình trạng sức khoẻ và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động yêu cầu”.
- Hành vi của anh T có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 04/2021/NĐ-CP Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục. Cụ thể, điểm a khoản 1 Điều 23 Nghị định số 04 đã quy định xử phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi “Sử dụng văn bằng, chứng chỉ của người khác”.
Trả lời:
- Đồng ý với suy nghĩ của bạn A: học sinh không chỉ chăm chỉ học tập mà còn cần phải phụ giúp bố mẹ các công việc trong gia đình phù hợp với lứa tuổi.
Trả lời:
- Để thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ lao động của mình, mỗi học sinh cần:
+ Chăm chỉ học tập, trau dồi tri thức.
+ Tích cực làm các công việc nhà để giúp đỡ gia đình.
+ Chủ động tham gia các hoạt động lao động ở lớp, trường và cộng đồng.
+ Quý trọng lao động của bản thân và tôn trọng lao động của người khác.
Xem thêm các bài giải SBT Giáo dục công dân lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 6: Phòng, chống bạo lực gia đình
Bài 7: Xác định mục tiêu cá nhân
Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
Lý thuyết GDCD 8 Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
1. Tầm quan trọng của lao động đối với đời sống của con người
Lao động là hoạt động của con người nhằm tạo ra tài sản vật chất và tinh thần cho xã hội. Nó mang lại thu nhập và sản phẩm cho con người, và là yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội.
2. Pháp luật về quyền, nghĩa vụ lao động của công dân và lao động chưa thành niên
- Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân.
- Mọi công dân có quyền tự do sử dụng sức lao động của mình để lựa chọn việc làm, nơi làm việc; lựa chọn nghề nghiệp có ích cho xã hội nhằm đem lại thu nhập cho bản thân và gia đình.
- Mọi công dân có quyền nâng cao trình độ, được hưởng các điều kiện về an toàn vệ sinh lao động, được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi, chế độ bảo hiểm, có quyền từ chối các công việc có nguy cơ đe doạ đến sức khoẻ, tính mạng.
- Mỗi công dân có nghĩa vụ lao động để tự nuôi sống bản thân mình, gia đình và góp phần duy trì, phát triển xã hội.
- Lao động chưa thành niên là người lao động dưới 18 tuổi và được bảo vệ bởi các quy định đặc biệt về lao động.
- Lao động chưa thành niên có quyền được quan tâm và chăm sóc về các mặt lao động, sức khỏe và học tập trong quá trình làm việc. Họ cũng có quyền được học văn hoá, giáo dục nghề nghiệp, đào tạo và bồi dưỡng kĩ năng nghề để phát triển bản thân. Ngoài ra, họ còn được làm việc theo đúng thời gian quy định để bảo vệ quyền lợi và sự phát triển của bản thân.
- Lao động chưa thành niên cũng có nghĩa vụ thực hiện các công việc phù hợp với độ tuổi của mình để bảo đảm sự phát triển toàn diện về thể lực, trí lực và nhân cách. Điều này giúp cho họ tránh được các rủi ro về sức khỏe và sự phát triển tâm lý.
3. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên tham gia hợp đồng lao động và nội dung của hợp đồng lao động
- Người lao động khi tham gia hợp đồng lao động có quyền và nghĩa vụ cơ bản như sau:
+ Quyền: Người lao động được thoả thuận các nội dung của hợp đồng lao động, không bị phân biệt đối xử hoặc cưỡng bức lao động. Họ cũng được hưởng lương phù hợp với trình độ, bảo vệ lao động và làm việc trong môi trường đảm bảo về an toàn và vệ sinh lao động. Ngoài ra, họ có quyền nghỉ theo chế độ và từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe doạ tính mạng hoặc sức khoẻ.
+ Nghĩa vụ: Người lao động có nghĩa vụ cung cấp các thông tin và thực hiện hợp đồng lao động. Họ cũng phải tuân thủ kỉ luật và nội quy lao động, đồng thời tuân theo sự quản lí, điều hành và giám sát của người sử dụng lao động.
- Người sử dụng lao động khi tham gia hợp đồng lao động cũng có quyền và nghĩa vụ cơ bản như sau:
+ Quyền: Người sử dụng lao động có quyền tuyển dụng, bố trí, quản lí, điều hành và giám sát lao động. Họ cũng có quyền khen thưởng và xử lí vi phạm kỉ luật lao động.
+ Nghĩa vụ: Người sử dụng lao động có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng lao động, tôn trọng danh dự và nhân phẩm của người lao động. Họ cũng phải đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng và nâng cao trình độ và kĩ năng nghề để duy trì và cải tiến việc làm cho người lao động.
Hợp đồng lao động là một tài liệu quan trọng giữa người lao động và người sử dụng lao động. Đây là một số nội dung chủ yếu cần có trong hợp đồng lao động:
1. Thông tin về bên sử dụng lao động và người lao động
2. Thời hạn và địa điểm làm việc
3. Chế độ làm việc, nghỉ ngơi và nghỉ phép
4. Mức lương và hình thức thanh toán
5. Chế độ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế
6. Điều khoản về chấm dứt hợp đồng lao động
7. Các cam kết và quy định khác liên quan đến công việc
Ngoài ra, hợp đồng lao động cần được lập theo đúng quy định của pháp luật và các quy định của doanh nghiệp.
4. Trách nhiệm của học sinh trong tham gia lao động
Để thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình trong hoạt động học tập, học sinh cần:
- Nỗ lực chăm chỉ học tập, cải thiện kiến thức và kỹ năng của mình.
- Hỗ trợ gia đình trong việc thực hiện các công việc nhà.
- Tích cực tham gia vào các hoạt động lao động tại lớp, trường và trong cộng đồng. • Tôn trọng bản thân và đồng thời tôn trọng các công việc và lao động của người khác.