Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 24: Đa dạng sinh học sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với 10 câu trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN lớp 6.
Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 24: Đa dạng sinh học
A. Lý thuyết KHTN 6 Bài 24: Đa dạng sinh học
I. Đa dạng sinh học là gì?
- Đa dạng sinh học được thể hiện bằng nhiều đặc điểm, trong đó có sự đa dạng về số lượng loài, số lượng cá thể của mỗi loài và đa dạng về môi trường sống.
II. Vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên và trong thực tiễn
- Đa dạng sinh học có vai trò quan trọng trong tự nhiên như:
+ Điều hòa khí hậu
+ Phân hủy chất thải
+ Làm chỗ ở cho các sinh vật khác
+ Bảo vệ nguồn tài nguyên đất, nước
- Vai trò trong thực tiễn:
+ Cung cấp lương thực, thực phẩm
+ Cung cấp các giống vật nuôi, cây trồng
+ Cung cấp vật liệu cho xây dựng và các nguồn nhiên liệu, dược liệu
III. Vì sao cần bảo tồn đa dạng sinh học
- Nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học, điển hình là:
+ Cháy rừng
+ Khai thác quá mức tài nguyên sinh vật
+ Sử dụng đất rừng, mặt nước sang mục đích khác
- Hậu quả:
+ Ảnh hưởng đến môi trường sống của con người và các loài sinh vật
+ Ảnh hưởng đến nguồn lương thực, thực phẩm, nguyên liệu, dược liệu
- Biện pháp bào tồn:
+ Thành lập các khu bào tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển, các vường quốc gia
+ Ban hành các luật và chính sách nhằm ngăn chặn phá rừng
+ Cấm săn bắt bừa bãi các loài động vật quý hiếm
+ Tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân về bảo tồn đa dạng sinh học
B. 10 câu trắc nghiệm KHTN 6 Bài 24: Đa dạng sinh học
Câu 1: Loài nào dưới đây đã bị tuyệt chủng ở Việt Nam?
A. Voi B. Gấu C. Sao la D. Bò xám
Đáp án: D
- Voi, gấu và sao la là những loài sắp bị tuyệt chủng ở nước ta
- Bò xám là loài đã bị tuyệt chủng hoàn toàn
Câu 2: Biện pháp nào sau đây không phải là bảo vệ đa dạng sinh học?
A. Nghiêm cấm phá rừng để bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật.
B. Cấm săn bắt, buôn bán, sử dụng trái phép các loài động vật hoang dã.
C. Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để mọi người tham gia bảo vệ rừng.
D. Dừng hết mọi hoạt động khai thác động vật, thực vật của con người.
Đáp án: D
Nếu dừng hết các hoạt động khai thác động vật, thực vật của con người sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến nguồn cung cấp các loại thực phẩm, nguyên liệu, nhiên liệu… và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của con người nên chúng ta cần khai thác một cách hợp lí mà không nên dừng hẳn.
Câu 3: Ý nào dưới đây không phải là vai trò của đa dạng sinh học trong thực tiễn?
A. Cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm
B. Phân hủy chất thải động vật và xác sinh vật
C. Cung cấp nguồn nguyên vật liệu cho các hoạt động sản suất của con người
D. Cung cấp dược liệu để làm thuốc và các loại thực phẩm chức năng
Đáp án: B
Phân hủy chất thải động vật và xác sinh vật là vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên.
Câu 4: Sinh cảnh nào dưới đây có độ đa dạng sinh học thấp nhất?
A. Thảo nguyên B. Rừng mưa nhiệt đới
C. Hoang mạc D. Rừng ôn đới
Đáp án: C
Hoang mạc là nơi có khí hậu khắc nghiệt, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm cao, lượng mưa ít nên có rất ít các loài sinh vật có thể thích nghi với môi trường này dẫn đến độ đa dạng sinh học thấp.
Câu 5: Cho các ý sau:
(1) Giảm khả năng bị săn bắt và khai thác triệt để các loài động, thực vật
(2) Cung cấp môi trường sống phù hợp cho từng loài
(3) Động vật không cần tự đi kiếm ăn
(4) Động vật bị thương được chăm sóc y tế kịp thời
(5) Bảo tồn các nguồn gen quý hiếm
(6) Cung cấp địa điểm tham quan cho con người
Ý nào không phải là nguyên nhân chính để xây dựng các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên?
A. (1), (4) B. (3), (6) C. (2), (5) D. (3), (4)
Đáp án: B
- (3) sai vì: động vật trong các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia vẫn có thể tự đi kiếm một cách tự do. Chỉ những cá thể nào bị thương, bị bệnh mới cần cung cấp thức ăn và sự chăm sóc y tế.
- (6) sai vì mục đích đầu tiên của việc xây dựng các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên đó là bảo vệ, bảo tồn các loài sinh vật chứ không phải đẻ cung cấp chỗ tham quan cho con người.
Câu 6: Đa dạng sinh học không biểu thị ở tiêu chí nào sau đây?
A. Đa dạng nguồn gen. B. Đa dạng hệ sinh thái.
C. Đa dạng loài. D. Đa dạng môi trường.
Đáp án: A
Đa dạng sinh học thể hiện bằng nhiều đặc điểm, trong đó có sự đa dạng về số lượng loài, số lượng cá thể của loài và đa dạng về môi trường sống của sinh vật
Câu 7: Trong các sinh cảnh sau, sinh cảnh nào có đa dạng sinh học lớn nhất?
A. Hoang mạc B. Rừng ôn đới
C. Rừng mưa nhiệt đới D. Đài nguyên
Đáp án: C
Rừng mưa nhiệt đới là nơi có điều kiện khí hậu và môi trường thuận lợi cho sự phát triển của đa số các loài sinh vật nên sẽ có độ đa dạng sinh học lớn nhất.
Câu 8: Hành động nào dưới đây là hành động bảo vệ đa dạng sinh học?
A. Đốt rừng làm nương rẫy B. Xây dựng nhiều đập thủy điện
C. Trồng cây gây rừng D. Khai thác tối đa nguồn tài nguyên rừng
Đáp án: C
Trồng rừng giúp phủ xanh đồi trọc, phục hồi lại môi trường sống của các loài sinh vật và từ đó hỗ trợ khôi phục đa dạng sinh học.
Câu 9: Ý nào dưới đây không phải là hậu quả của việc suy giảm đa dạng sinh học?
A. Bệnh ung thư ở người B. Hiệu ứng nhà kính
C. Biến đổi khí hậu D. Tuyệt chủng động, thực vật
Đáp án: A
Bệnh ung thư ở người là do ảnh hưởng của rối loạn phân bào, không phải là hậu quả của việc suy giảm đa dạng sinh học.
Câu 10: Cho các vai trò sau:
(1) Đảm bảo sự phát triển bền vững của con người
(2) Là nguồn cung cấp tài nguyên vô cùng, vô tận
(3) Phục vụ nhu cầu tham quan, giải trí của con người
(4) Giúp con người thích nghi với biến đổi khí hậu
(5) Liên tục hình thành thêm nhiều loài mới phục vụ cho nhu cầu của con người
Những vai trò nào là vai trò của đa dạng sinh học đối với con người?
A. (1), (2), (3) B. (2), (3), (5)
C. (1), (3), (4) D. (2), (4), (5)
Đáp án: C
(2) sai vì đa dạng sinh học là nguồn tài nguyên hữu hạn, không phải là nguồn tài vô cùng vô tận
(5) sai vì đa dạng sinh học chỉ giúp bảo tồn và phát triển các loài hiện có và thúc đẩy hình thành các loài mới qua một khoảng thời gian rất lâu chứ không thể liên tục hình thành loài mới.
Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 23: Đa dạng động vật có xương sống
Bài 25: Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên
Bài 26: Lực và tác dụng của lực
Bài 27: Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc