Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 Bài 24: Đa dạng sinh học sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 6. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 24: Đa dạng sinh học
Bài 24.1 trang 68 sách bài tập KHTN 6: Những tiêu chí nào dưới đây biểu thị sự đa dạng sinh học?
(1) Đa dạng khí hậu, thời tiết
(2) Số lượng cá thể của mỗi loài
(3) Đa dạng môi trường sống
(4) Số lượng loài
A. (1), (2), (3) B. (1), (2), (4) C. (1), (3), (4) D. (2), (3), (4)
Lời giải:
Đáp án: D
Đa dạng khí hậu, thời tiết không được xét là một tiêu chí để đánh giá sự đa dạng sinh học.
Bài 24.2 trang 68 sách bài tập KHTN 6: Khí hậu vùng nhiệt đới có những đặc điểm nào dưới đây?
A. Khí hậu khô hạn
B. Khí hậu nóng ẩm
C. Khí hậu lạnh
D. Khí hậu khô, nóng
Lời giải:
Đáp án: B
Vùng nhiệt đới có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, thích hợp với sự phát triển của nhiều loài động vật.
A. Vùng nhiệt đới
B. Vùng ôn đới
C. Bắc Cực
D. Nam Cực
Lời giải:
Đáp án: A
Vùng nhiệt đới có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, thích hợp với sự phát triển của nhiều loài động vật nên sẽ có số loài sinh vật đa dạng, phong phú nhất.
A. Do khí hậu ấm áp
B. Do nguồn thức ăn phong phú
C. Do môi trường sống đa dạng
D. Do sự cạnh tranh về thức ăn và nơi ở
Lời giải:
Đáp án: D
Sự cạnh tranh về thức ăn và nơi ở có thể khiến số lượng sinh vật suy giảm chứ không phải nguyên nhân làm cho sinh vật nhiệt đới đa dạng và phong phú.
A. điều kiện khí hậu khắc nghiệt
B. điều kiện khí hậu thuận lợi
C. động vật ngủ đông dài
D. sinh vật sinh sản ít nên số lượng cá thể ít
Lời giải:
Đáp án: A
Vì điều kiện khí hậu ở môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng khắc nghiệt nên có rất ít loài có thể thích nghi với kiểu khí hậu này dẫn đến độ đa dạng sinh học thấp.
A. thường hoạt động vào ban đêm
B. bộ lông dày
C. chân cao, đệm thịt dày
D. màu lông trắng hoặc xám
Lời giải:
Đáp án: B
Môi trường đới lạnh có nhiệt độ rất thấp nên các loài động vật sống trong môi trường này cần có bộ lông dày để chống lại cái lạnh.
A. Giúp cơ thể tiết kiệm năng lượng
B. Giúp cơ thể tổng hợp được nhiều nhiệt
C. Giúp lẩn tránh kẻ thù
D. Tránh mất nước cho cơ thể
Lời giải:
Đáp án: A
Ở vùng lạnh vào mùa đông, nguồn thức ăn bị giảm đi rất nhiều, các loài động vật phải ngủ đông để tiết kiệm năng lượng cho cơ thể.
A. nước ta có địa hình phức tạp
B. nước ta có nhiều sông hồ
C. nước ta có diện tích rộng
D. nước ta nằm ở vùng nhiệt đới, nóng ẩm, mưa nhiều
Lời giải:
Đáp án: D
Vì nước ta nằm ở vùng nhiệt đới, nóng ẩm, mưa nhiều nên có khí hậu thuận lợi cho việc sinh trưởng và phát triển của nhiều loài động vật nên nước ta có độ đa dạng các loài động vật cao.
(1) Bảo vệ các tài nguyên đất, nước,…
(2) Điều hòa khí hậu
(3) Phân hủy chất thải
(4) Cung cấp vật liệu cho xây dựng
(5) Làm chỗ ở cho các loài sinh vật khác
A. (1), (2), (3) và (4) B. (2), (3), (4) và (5)
C. (1), (2), (3) và (5) D. (1), (2), (4) và (5)
Lời giải:
Đáp án: C
Cung cấp vật liệu cho xây dựng là vai trò của đa dạng sinh học trong thực tiễn.
(1) Cung cấp oxygen điều hòa không khí
(2) Cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm
(3) Cung cấp giống cây trồng
(4) Cung cấp nguồn vật liệu cho xây dựng
(5) Cung cấp các nguồn nhiên liệu, dược liệu
A. (1), (2), (3) và (4) B. (2), (3), (4) và (5)
C. (1), (2), (3) và (5) D. (1), (2), (4), (5)
Lời giải:
Đáp án: B
Cung cấp oxygen điều hòa không khí là vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên
A. do cháy rừng, khai thác quá mức tài nguyên sinh vật
B. do các loại thiên tai xảy ra hằng năm
C. do khả năng thích nghi của sinh vật bi suy giảm dần
D. do các loại dịch bệnh bất thường
Lời giải:
Đáp án: A
Do nạn cháy rừng nên sinh vật không có nơi sinh sống cùng việc khai thác quá mức tài nguyên sinh vật dẫn đến sinh vật không thể sinh sôi phát triển và bị diệt vong.
A. Săn bắt, buôn bán động vật hoang dã
B. Xây dựng khu công nghiệp, đô thị, đường giao thông
C. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất và mặt nước thành đất nông nghiệp
D. Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển
Lời giải:
Đáp án: D
(1) Xây dựng đường giao thông, đô thị và khu công nghiệp
(2) Ban hành các luật và chính sách nhằm ngăn chặn phá rừng, cấm săn bắt bừa bãi các loài động vật quý hiếm
(3) Tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân về bảo tồn đa dạng sinh học
(4) Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển, vườn quốc gia
A. (1), (2), (3) B. (1), (2), (4) C. (1), (3), (4) D. (2), (3), (4)
Lời giải:
Đáp án: D
Xây dựng đường giao thông, đô thị và khu công nghiệp sẽ lấn chiếm diện tích rừng, gây suy giảm diện tích sống của các loài động, thực vật.
Lời giải:
- Các loài sinh vật ở địa phương:
+ Động vật: Các loài chim (chim sẻ, chim chào mào, chim sâu…), cá (cá song, cá giò, cá thu…), bò sát (thằn lằn, rắn…), thân mềm (ngao, sò, ốc, hến…), chân khớp (tôm, cua…)…
+ Thực vật: rêu, thông, dương xỉ. huyết giác, tuế,…
- Biện pháp bảo tồn:
+ Trồng cây gây rừng
+ Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên
+ Cấm săn bắt động vật
+ Cấm chặt phá rừng
+ Tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân về bảo tồn đa dạng sinh học
Lý thuyết Bài 24: Đa dạng sinh học
I. Đa dạng sinh học là gì?
- Đa dạng sinh học được thể hiện bằng nhiều đặc điểm, trong đó có sự đa dạng về số lượng loài, số lượng cá thể của mỗi loài và đa dạng về môi trường sống.
II. Vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên và trong thực tiễn
- Đa dạng sinh học có vai trò quan trọng trong tự nhiên như:
+ Điều hòa khí hậu
+ Phân hủy chất thải
+ Làm chỗ ở cho các sinh vật khác
+ Bảo vệ nguồn tài nguyên đất, nước
- Vai trò trong thực tiễn:
+ Cung cấp lương thực, thực phẩm
+ Cung cấp các giống vật nuôi, cây trồng
+ Cung cấp vật liệu cho xây dựng và các nguồn nhiên liệu, dược liệu
III. Vì sao cần bảo tồn đa dạng sinh học
- Nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học, điển hình là:
+ Cháy rừng
+ Khai thác quá mức tài nguyên sinh vật
+ Sử dụng đất rừng, mặt nước sang mục đích khác
- Hậu quả:
+ Ảnh hưởng đến môi trường sống của con người và các loài sinh vật
+ Ảnh hưởng đến nguồn lương thực, thực phẩm, nguyên liệu, dược liệu
- Biện pháp bào tồn:
+ Thành lập các khu bào tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển, các vường quốc gia
+ Ban hành các luật và chính sách nhằm ngăn chặn phá rừng
+ Cấm săn bắt bừa bãi các loài động vật quý hiếm
+ Tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân về bảo tồn đa dạng sinh học